STT Mức độ đánh giá Số lượng
(ý kiến)
Tỷ lệ
(%)
1 Thời gian rà soát 40 100,00
Dài 16 40,00 Vừa phải 10 25,00 Quá ngắn 14 35,00 2 Về nhân lực 40 100,00 Đủ 8 20,00 Thiếu 32 80,00 3 Về trình độ 40 100,00 Cao 6 15,00 Thấp 34 85,00 4 Về kinh phí 40 100,00 Đủ 16 40,00 Ít 24 60,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Về kinh phí thì phụ thuộc vào nguồn kinh phí của địa phương do HĐND thành phố phê duyệt mức chi trả đối với công tác Hoạt động Kiểm soát theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, ngày 8/6/2010 của Chính phủ quy định về kiểm soát thủ tục hành chính và Thông tư số 167/2012/TT-BTC ngày 10/10/2012 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính. Do đó cán bộ đánh giá về chế độ kinh phí ở 2 mức độ, mức độ đủ chiếm 40% còn ở mức độ ít chiếm 60%.
Từ số liệu điều tra có thể nói công rà soát, kiểm soát thủ tục hành chính cần phải có giải pháp tích cực để công tác này thực sự có hiệu quả cao.
4.1.4.2. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính
Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá là một nhiệm vụ rất quan trọng trong thực hiện các tục hành chính, cấp trên kiểm tra giám sát cấp dưới, cấp dưới cũng có thể giám sát cấp trên và giám sát cùng cấp với nội dung và hình thức giám sát đa dạng và phong phú. Để thực hiện tốt công tác này thì cán bộ, công chức các phòng ban chuyên môn và lãnh đạo thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Hàng tháng cần có báo cáo về kết quả, số lượng hồ sơ đã tiếp nhận, đã giải quyết và còn tồn đọng ở khâu nào, lý do tồn đọng để cấp trên nắm được tình hình làm
việc của các phòng ban chuyên môn cũng như của bộ phận “một cửa”, văn thư để lãnh đạo nắm bắt được tình hình, kịp thời điều chỉnh những bất cập thiếu sót, đôn đốc cán bộ, công chức trong việc thực hiện giải quyết hồ sơ hành chính cho công dân đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ.
Bên cạnh đó cần tăng cường kiểm tra về công tác giải quyết thủ tục hành chính thường xuyên hoặc đột xuất để đảm bảo xử lý sai phạm của cán bộ, công chức một cách kịp thời, tránh được những tiêu cực trong việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức và có hình thức khuyến khích kịp thời những cá nhân, bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Hộp 4.1. Tăng cường quy chế giám sát, kiểm tra cán bộ
Để cơ chế giám sát, kiểm tra đạt hiệu quả cao thì lãnh đạo cơ quan cần thường xuyên tiến hành thu thập ý kiến, phản hồi từ phía cá nhân, tổ chức trong việc xây dựng và thực hiện các thủ tục hành chính. Đây là những ý kiến rất quan trọng để lãnh đạo có thể rút kinh nghiệm tiếp tục phát huy những ưu điểm hạn chế nhược điểm khi giải quyết công việc liên quan đến thủ tục hành chính với cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, khi tiếp thu ý kiến của tổ chức, công dân, lãnh đạo quận Long Biên sẽ chọn lọc được những mặt tích cực và chấn chỉnh kịp thời, thuyên chuyển những cán bộ công chức có hành vi tiêu cực, vi phạm đạo đức công vụ, đồng thời, việc làm này sẽ tăng cường tính dân chủ đối với hoạt động của cơ quan.
4.1.5. Đánh giá kết quả thực hiện thủ tục hành chính tại quận Long Biên
4.1.5.1. Kết quả đạt được
Với sự chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, sự nỗ lực của các ngành các cấp, sự giám sát của MTTQ trong việc thực hiện cải cách hành chính nói chung và thực hiện thủ tục hành chính nói riêng, UBND quận Long Biên đã đạt được những kết quả như sau:
Chúng tôi tiến hành thực hiện quy chế giám sát hoạt động của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ thông qua phiếu đánh giá chéo của cán bộ trong quận Long Biên cũng như ý kiến của người dân và các đơn vị, tổ chức thực hiện các giao dịch hành chính tại quận Long Biên. Lãnh đạo Quận xây dựng quy chế giám sát cán bộ, có chế độ tiền lương hợp lý theo năng lực cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ ở bộ phận một cửa….
Nguồn: Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng - Chánh Văn phòng HĐND&UBND quận Long Biên
- Thủ tục hành chính đã được quy định chặt chẽ hơn, cụ thể hơn trong mối quan hệ giữa UBND cấp quận với cá nhân, tổ chức với tiêu chí hành chính phục vụ. - Thủ tục hành chính đã được xây mới, sửa đổi, hoàn thiện có tính đồng bộ, đơn giản, thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo tính pháp chế và yêu cầu của quản lý nhà nước.
- Giảm được các công việc trùng lặp như văn thư lưu trữ, tài chính – kế toán, hành chính quản trị, tạo ra mối quan hệ trong phối hợp công việc giữa các bộ phận, phòng, ban chặt chẽ, đồng bộ, nhanh gọn, đúng với chức năng, tạo điều kiện giảm biên chế, tăng năng suất lao động.
- Đó là quy định thống nhất và tổ chức niêm yết công khai được quy trình, thủ tục, thời gian, phí và lệ phí giải quyết của phần lớn các loại hồ sơ, công việc trong quan hệ giao tiếp giữa cơ quan với tổ chức, công dân. Phí và lệ phí được minh bạch, rõ ràng, thực hiện thống nhất, hạn chế sự tùy tiện trong giải quyết, xử lý công việc, tránh tiếp xúc giữa người dân và cán bộ trực tiếp giải quyết, xử lý hồ sơ.
- Bước đầu xây dựng được phong cách, lề lối làm việc khoa học, có tính chuyên nghiệp, hiệu quả hơn trong cơ quan; giảm áp lực giải quyết công việc theo sự vụ; chủ động trong công tác.
- Trách nhiệm của của cán bộ, công chức, viên chức và bộ phận liên quan được quy định rõ ràng hơn, tinh thần trách nhiệm và sự hợp tác trong công việc được đề cao; có cơ sở để đánh giá kết quả, hiệu quả làm việc của từng người, từng bộ phận trong cơ quan, đơn vị, khắc phục một bước sự đùn đẩy, thiếu trách nhiệm, đặc biệt đối với cán bộ công chức, viên chức trực tiếp giải quyết hồ sơ, công việc của tổ chức, công dân. Đội ngũ cán bộ, công chức đó từng bước nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất, trách nhiệm, đặc biệt là năng lực, kiến thức về pháp luật và phương thức tổ chức thực hiện công việc trong lĩnh vực quản lý Nhà nước.
- Tạo môi trường thuận lợi để người dân dễ dàng tiếp cận và giải quyết tốt các yêu cầu về hồ sơ, công việc; phần lớn đã giải tỏa những vướng mắc do sự thiếu minh bạch, không rõ ràng trong cung ứng dịch vụ hành chính giữa cơ quan với tổ chức, công dân.
- Bộ máy tổ chức đã từng bước được sắp xếp lại, củng cố, kiện toàn theo hướng tinh gọn và năng động.
- Giảm bớt hiện tượng nhũng nhiễu, phiền hà người dân thông qua việc tách riêng khâu nhận hồ sơ và khâu thụ lý hồ sơ. Người thụ lý hồ sơ không tiếp xúc với dân như vậy quan hệ giữa người nộp và người thụ lý hồ sơ độc lập nhau.
- Giảm bớt một số thủ tục không cần thiết nhờ sự rà soát lại quy định cho từng loại thủ tục. TTHC đã được xây dựng mới, sửa đổi theo Đề án 30 của Chính Phủ để phù hợp hơn với tình hình hiện nay nhưng vẫn đảm bảo tính pháp chế và yêu cầu của quản lý nhà nước.
Theo các quy định mới, hồ sơ trên lĩnh vực đất đai được giải quyết (cũng theo quy trình một cửa) tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên - Môi trường quận; các thủ tục cấp bản sao, chứng thực bản sao và chữ ký được thực hiện cả ở cấp quận và phường... nên công việc của bộ phận một cửa cấp huyện giảm.
Trước khi chưa thực hiện thủ tục theo cơ chế “Một cửa”, người dân muốn biết thông tin về lĩnh vực nào thì họ phải trực tiếp đến Uỷ ban nhân dân quận để tìm hiểu thủ tục giấy tờ cần phải có khi đến liên hệ công việc. Có rất nhiều trường hợp người dân do chưa nắm được hết các thủ tục cần phải có nên người dân phải mất nhiều thời gian đi lại nhiều lần để giải quyết công việc. Ví dụ như thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.... Nhưng giờ đây khi cần thông tin về bất cứ lĩnh vực nào họ không phải trực tiếp đến Uỷ ban nhân dân như trước mà có thể tra cứu trên cổng thông tin của quận để biết được từng thủ tục cần những loại giấy tờ nào.
- Nếu như trước đây, mỗi công dân có việc giải quyết, cần đến các cơ quan công quyền thì thường phải qua nhiều bước thủ tục ở nhiều cơ quan, mất khá nhiều thời gian, phải chịu sức ép bởi những yêu cầu phức tạp, phiền hà, thậm chí là nhũng nhiễu, Nhưng từ khi thực hiện cơ chế “Một cửa” đã là cầu nối quan trọng, người dân cũng không phải chạy đi, chạy lại giữa các phòng ban như trước nữa mà từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả chỉ phải liên hệ với một phòng duy nhất là bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Cán bộ thường trực ở đây có trách nhiệm tiếp nhận thủ tục, tư vấn, hướng dẫn cho người dân và trả kết quả theo một trình tự và thời gian nhất định. Tại đây mọi thủ tục, quy định về mức lệ phí được niêm yết công khai, minh bạch. Những vấn đề chưa rõ, công dân có quyền yêu cầu các chuyên viên thường trực của từng ngành giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ hoàn thiện các thủ tục một cách nhanh nhất.
Người dân cũng không phải lo lắng rằng liệu mình có phải “phong bì” thì họ mới giải quyết nhanh cho mình không và giờ đây thời hạn trả hồ sơ đó được quy định rõ ràng và công khai. Mặt khác, công dân cũng không biết ai sẽ là người giải quyết hồ sơ của mình, không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa công dân và cán bộ thụ lý hồ sơ. Nhân dân đã thay đổi nếp nghĩ, thói quen trong quan hệ giữa chính quyền và nhân dân.
4.1.5.2. Một số hạn chế
Trình độ dân trí thấp nên người dân chưa hiểu hết được quyền lợi của mình nên việc thực hiện cơ chế “một cửa” còn gặp nhiều khó khăn, người dân khi được cán bộ giải thích lại nhiều lần nhưng vẫn không hiểu làm ảnh hưởng tới quá quá trỉnh xử lý công việc.
Đến với bộ phận “Một cửa”, nhân dân vẫn chưa cảm nhận được sụ tôn nghiêm của cơ quan công quyền. Tại bộ phận “Một cửa” đã có hòm thư và đường dây nóng để tiếp thu những ý kiến phản ánh của người dân, nhưng cách làm này vẫn chưa phát huy được tính hiệu quả.
Thời gian giải quyết các hồ sơ tuy đó được rút ngắn so với trước nhưng vẫn còn kéo dài, thậm chí đến hàng tháng, chẳng hạn thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Trình độ của các cán bộ công tác tại bộ phận “Một của” vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu công việc, giải thích chưa rõ ràng nên làm cho người dân mất thời gian đi lại, thái độ phục vụ của các cán bộ, công chức còn thờ ơ, sách nhiễu.
Khả năng ứng dụng tin học của cán bộ, công chức còn hạn chế .
Công tác theo dõi, nắm bắt tình hình tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ của cán bộ, công chức thuộc bộ phận “Một của” chưa được thường xuyên. Sự phối hợp giữa các phòng ban để giải quyết công việc vẫn chưa kịp thời.
Chánh văn phòng có trách nhiệm phải kiểm tra đôn đốc, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình làm việc của các cán bộ khi giao tiếp với dân. Tuy nhiên có lĩnh vực được giải quyết tại bộ phận “Một cửa” Chánh văn phòng không hiểu về các quy trình và chuyên môn nên chỉ chấn chỉnh được thái độ của các cán bộ, công chức mà không hướng dẫn được cụ thể về chuyên môn nên công tác kiểm tra, đôn đốc còn hạn chế.
- Công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước sẽ không đạt mục đích và hiệu quả nếu như không dựa vào sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong xã
hội, vì Nhà nước của ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, chính nhân dân mới là chủ thể của nhà nước. Giám sát và phản biện xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc là con đường để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình, cũng là con đường để người dân tham gia vào quá trình cải cách hành chính nói chung và thực hiện thủ tục hành chính nói riêng, nhưng trong thời gian qua vai trò giám sát của Mặt trận tổ quốc cấp huyện chưa phát huy được hiệu quả, chưa thể hiện được hết vai trò của mình.
- Định kỳ hàng quý vẫn chưa tổ chức diễn đàn đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo UBND cấp huyện với tổ chức, nhân dân nhằm tiếp thu những đóng góp. - Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thường xuyên, đột xuất đối với quá trình tiếp nhận và giải quyết TTHC tại UBND cấp huyện
4.1.5.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế
Thực hiện thủ tục hành chính hiện nay là công việc hết sức khó khăn để đạt được mục tiêu xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân, một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả cần phải có thời gian, không thể nóng vội.
Công tác chỉ đạo điều hành của Thành ủy, UBND Thành phố và quận uỷ, UBND quận chưa đồng bộ, thiếu quyết tâm.
Xác định cải cách TTHC theo cơ chế “Một cửa” là khâu đột phá, trong khi đó coi nhẹ khâu tổ chức bộ máy, cán bộ công tác tại Bộ phận “Một cửa” vẫn chưa được chú trọng, chưa tuyển chọn được cán bộ có đủ năng lực và yêu cầu để đáp ứng công việc. Sở nội vụ Thành phố Hà Nội chưa mở được các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về cải cách hành chính cho cán bộ, công chức, nên hiệu quả công việc còn chưa cao.
4.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN
4.2.1. Hệ thống văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước về thủ tục hành chính hành chính
Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã có nhiều chủ trương về cải cách hành chính và luôn xác định cải cách hành chính là một khâu quan trọng trong sự nghiệp đổi mới để phát triển đất nước. Các cơ quan nhà nước, trong đó Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch đã triển khai cải cách hành chính theo các chủ trương, nghị quyết của Đảng.
Nghị quyết TW 5 Ban chấp hành trung ương khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã nêu rõ: Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của nhân dân. Tiến hành rà soát các thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, chỉ rõ những thủ tục, những quy định sai pháp luật, không phù hợp để kiên quyết sửa đổi. Đây là khâu cản trở sự phát triển và gây nhiều bức xúc trong nhân dân, cần tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lĩnh vực này.
Tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 đã chỉ rõ các nhiệm vụ cụ thể về cải cách thủ tục hành chính đó là:
- Cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các