Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 33 - 38)

2.1.3.1. Ban hành các văn bản, chính sách pháp luật về chống buôn lậu

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là tập hợp các chủ trương, đường lối, chính sách và hành động về phương diện nào đó của nền kinh tế xã hội do Chính phủ thực hiện bao gồm mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và các phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Các văn bản quy phạm pháp luật càng rõ ràng, càng chi tiết và càng phù hợp với điều kiện thực tế khách quan bao nhiêu thì hoạt động quản lý của Nhà nước càng chuẩn xác bấy nhiêu (Phan Huy Đường, 2015). Như vậy, bất luận là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nào có thẩm quyền ban hành hay bất luận là hình thức văn bản nào (Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định, Quyết định… do cơ quan nhà nước Trung ương hay chính quyền địa phương ban hành) đều phải được tuân thủ và thực hiện (Quốc hội, 2015).

Trong công việc nói chung và công tác phòng, chống buôn lậu nói riêng, vai trò lãnh đạo, chỉ huy, định hướng bằng các chủ trương, chính sách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây được có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của công tác quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu. Nhà

nước thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về công tác chống buôn lậu để điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng như góp phần tạo cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học để hướng dẫn, bảo đảm cho các hoạt động chống buôn lậu. Mặt khác, thông qua đó cũng xác định về vị trí, tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của các cơ quan làm nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại. Đảm bảo được sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và toàn thể xã hội trong việc thực hiện đồng loạt các chiến lược, chính sách chung về phòng, chống buôn lậu (Nguyễn Trung Tiến, 2017).

Hiện nay, việc đổi mới, hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác chống buôn lậu, cũng như hạn chế và ngăn chặn được các đối tượng lợi dụng kẽ hở của hệ thống pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm là đang vấn đề cấp bách. Những chủ trương, chính sách này được đưa ra kịp thời, hợp lý, đúng đắn sẽ làm cho việc chống buôn lậu có hiệu quả và đơn giản hơn. Hành vi vi phạm sẽ được phòng ngừa ngay từ đầu. Tính đến nay, có nhiều văn bản luật, chính sách, quyết định, nghị định, công văn, chỉ thị quan trọng liên quan đến công tác này được thông qua. Các văn bản này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ trong việc hỗ trợ các cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu.

2.1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chống buôn lậu

Bộ máy quản lý nhà nước về chống buôn lậu phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa địa phương và trung ương, giữa các bộ, ngành để đáp ứng được yêu cầu quản lý, kiểm soát hoạt động buôn lậu. Bộ máy quản lý nhà nước về chống buôn lậu bao gồm các bộ, ngành như: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Tổng Cục Hải quan, Tổng Cục thuế và hệ thống UBND các cấp. Đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong công tác này là Ban Chỉ đạo Chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại từ trung ương đến địa phương (gọi tắt Ban Chỉ đạo 389).

Những năm qua, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ chưa đủ mạnh nên đã gây thất thu ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất của doanh nghiệp và sức khỏe người dân. Do đó, ngày 19/3/2014, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Ban Chỉ đạo 389 quốc

gia thay thế vai trò công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 127 trung ương trước đây. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia do Bộ Tài chính đảm nhận, với vai trò nghiên cứu và đề xuất các biện pháp, giải pháp đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất- kinh doanh hàng giả. Đồng thời, làm đầu mối kết nối hoạt động giữa các thành viên Ban Chỉ đạo, bộ, ngành, cơ quan chức năng và các địa phương nhằm góp phần đẩy mạnh hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới. Ban Chỉ đạo 389 được thành lập theo hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Bộ Tài chính là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Ở địa phương, cơ quan thường trực BCĐ 389 do địa phương quyết định,Trưởng Ban Chỉ đạo 389 địa phương thường là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phó trưởng Ban Chỉ đạo 389 địa phương là Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) Sở Công Thương và các thành viên của Ban Chỉ đạo là Phó giám đốc của các Sở, ngành chức năng như Công an, Hải quan, Thuế, Tài chính, Phó Chủ tịch UBND các thành phố, quận, huyện, thị xã,...

2.1.3.3. Lập kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu

Lập kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu là nội dung quan trọng đầu tiên của cơ quan chức năng trong hoạt động quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu, đây là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu trong hoạt động phòng, chống buôn lậu. Lập kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu gồm: lập kế hoạch huy động các nguồn lực phục vụ công tác chống buôn lậu; lập kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về buôn lậu; lập kế hoạch hành động chống buôn lậu... Mục đích của kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu là nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác chỉ đạo, phối hợp giữa các Sở, ban ngành, trong công tác chống buôn lậu; chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh; tạo điều kiện ổn định và lành mạnh thị trường, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng; nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, chất lượng và hiệu quả trong thực thi công vụ của công chức, viên chức trong lực lượng chức năng về phòng chống buôn lậu; Phát hiện những bất cập, chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị sửa đổi bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật về chống buôn lậu.

2.1.3.4. Triển khai thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu

Triển khai thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu là nội dung đánh giá kết quả quản lý nhà nước của cơ quan chức năng trong việc thực hiện kế hoạch chống buôn lậu, được thể hiện qua các nội dung sau:

1. Công tác thông tin tuyên truyền phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật là một là loại hình đặc biệt “một mắt xích quan trọng, trực tiếp nối liền Nhà nước với nhân dân” góp phần vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước, chấp hành nghiêm quy định của pháp luật. (Trần Thị Ngọc Lan, 2016). Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan đến buôn lậu. Nâng cao trách nhiệm của công chức, viên chức tham gia nhiệm vụ chống buôn lậu; nhận thức của người dân về tác hại của hàng lậu. Ký cam kết với các tổ chức, thương nhân không tham gia buôn lậu.

Phải thường xuyên đổi mới công tác tuyên truyền để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo thành dư luận xã hội lên án nghiêm khắc đối với các hành vi buôn lậu. Đồng thời xây dựng kế hoạch truyền thông về phòng, chống buôn lậu, trong đó tập trung phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị xã hội và các cơ quan liên quan, tăng cường sự tham gia giám sát của cộng đồng trong công tác phòng, chống buôn lậu. Tổ chức các hội thảo, đối thoại với doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc không thực hiện các hành vi buôn lậu.

2. Công tác quản lý địa bàn; thu thập và xác minh những thông tin, tài liệu gồm các nội dung: Tổ chức thu thập thông tin về tình hình thị trường, tình hình chấp hành pháp luật, tình hình vi phạm pháp luật, diễn biến, quy luật, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn quản lý; Tổ chức trinh sát, theo dõi các tổ chức, đường dây, ổ nhóm, các tuyến, địa bàn trọng điểm liên quan đến sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả và các hành vi gian lận thương mại khác để phát hiện đối tượng có hành vi vi phạm hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật; Trao đổi, cung cấp thông tin về vụ việc vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm hành chính trên địa bàn địa phương quản lý hoặc xảy ra ở địa bàn khác có liên quan để tiến hành kiểm tra, xử lý hoặc chỉ đạo kiểm tra, xử lý.

3. Công tác kiểm tra, xử lý buôn lậu được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật với yêu cầu không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh bình thường của các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh.

Công tác thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu là vấn đề quan trọng không chỉ đối với một quốc gia mà còn quan trọng đối với cả khu vực và trên thế giới. Hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhằm kiểm soát việc thực thi pháp luật của các tác nhân tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường, ngăn chặn các đối tượng thực hiện hành vi buôn lậu hàng hóa nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và tôn trọng pháp luật.

4. Công tác tổ chức, phối hợp chống buôn lậu được triển khai kịp thời, hợp lý, đúng kế hoạch, bám sát nội dung chỉ đạo của Chính phủ, ban lãnh đạo các cấp, ngành với sự tham gia phối hợp của các lực lượng chức năng, các ngành, các cấp địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, người tiêu dùng trong công tác chống buôn lậu. Sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng thực hiện quản lý về phòng, chống buôn lậu sẽ tạo nên sự đồng bộ trong thực hiện các giải pháp phòng, chống buôn lậu, tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm, tài chính, công nghệ thông tin trong hoạt động đấu tranh phòng, chống buôn lậu.

2.1.3.5. Thanh tra hoạt động đấu tranh chống buôn lậu

Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; pháp luật được xây dựng để thể hiện ý chí của nhân dân cho nên thanh tra góp phần tăng cường pháp chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật cũng chính là góp phần phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Thực chất thanh tra là một phương thức của kiểm tra, là chức năng của quản lý, là công cụ của người lãnh đạo, người quản lý. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra đối với việc thực hiện các quyết định mà mình đã ban hành. Đó là một khâu không thể thiếu được trong quá trình hoạt động quản lý Nhà nước. Chính vì vậy thanh tra được xác định là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước.

Điều 2, Luật Thanh tra (2010) khẳng định: “Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật”.

Đối với cơ quan quản lý thị trường, với tư cách là một chức năng của quản lý Nhà nước, thanh tra là hoạt động xem xét việc làm của các cơ quan quản lý thị trường trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nói chung và công tác chống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 33 - 38)