Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 51)

Qua nghiên cứu và thu thập tài liệu có liên quan, cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết đã công bố của các nhà quản lý nhà nước, các nhà khoa học, chuyên gia viết về quản lý nhà nước đối với đấu tranh chống buôn lậu nhiều luận án, luận văn, đề tài, tạp chí, trên các website, trong các báo cáo tại các hội nghị, hội thảo chuyên ngành về vấn đề này. Có thể nêu lên một số công trình tiêu biểu như sau:

- Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (Nguyễn Trung Tiến, Học viện Hành chính quốc gia, năm 2017);

- Giải pháp nâng cao hiệu lực hoạt động chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang (Trần Trọng Phong, Học viện nông nghiệp Việt Nam, năm 2014);

- Giải pháp chống buôn lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Tạ Văn Đức, Học viện nông nghiệp Việt Nam, năm 2015);

- Giải pháp chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Lê Thu Hương, Học viện nông nghiệp Việt Nam, năm 2016);

- Nâng cao chất lượng công tác chống buôn lậu, hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ (Phan Thanh Bình, Đại học Thăng Long, năm 2018);

- Đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta hiện nay (Nguyễn Bỉnh Lại, Tạp chí Cộng sản, năm 2013);

- Tác động của hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam (Lê Hoài Nam và Ngô Trung Hòa, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, năm 2015).

Trên cơ sở các công trình tiêu biểu đã công bố nêu trên, để thực hiện luận văn của mình, học viên sẽ tiếp thu và kế thừa các ý tưởng lý thuyết của các công trình đã công bố trước đây, đồng thời đi sâu phân tích thực trạng và hệ thống các quan điểm, phương hướng và mục tiêu của Đảng bộ và chính quyền địa phương, đề xuất giải pháp phù hợp cho quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Vị trí địa lý

Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam, gồm 13 đơn vị hành chính: Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, Huyện Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn, Phù Ninh, Phú Thọ, Thanh Ba, Đoan Hùng, Cẩm Khê, Yên Lập. Phía bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình. Phú Thọ là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ

Trung tâm hành chính, kinh tế chính trị, văn hoá giáo dục của tỉnh Phú Thọ là thành phố Việt Trì. Thành phố Việt Trì nằm đối diện với huyện Ba Vì, Hà Nội qua sông Hồng, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 80 km và sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách cảng Hải Phòng 170km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai và Vân Nam) và cửa khẩu Thanh Thủy-Lạng Sơn 200km.

Toạ độ địa lý:

• Cực Bắc: 21°43'B thuộc xã Đông Khê - huyện Đoan Hùng. • Cực Nam: 20°55'B thuộc xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn. • Cực Đông: 105° 27'Đ thuộc xã Sông Lô - TP. Việt Trì.

• Cực Tây: 104°48'Đ thuộc bản Mĩ Á - xã Thu Cúc - huyện Tân Sơn.

3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.532,9493 km², chiếm 1,5% diện tích cả nước, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 97.610 ha, đất rừng là 195.000 ha với 64.064 ha rừng tự nhiên, đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 10.000 ha, các loại đất khác là 19.299 ha (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2018).

Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt, được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía tây và phía nam của Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi. Địa hình của tỉnh chủ yếu là đồi núi, những vùng đất bằng phẳng rải rác trong tỉnh. Thành phố Việt Trì là điểm đầu của tam giác châu Bắc Bộ. Vùng núi chiếm 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du chiếm 14,35% diện tích; vùng đồng bằng chiếm 6,65% diện tích. Ðiểm cao nhất có độ cao 1.200m so với mực nước biển, điểm thấp nhất cao 30m; độ cao trung bình là 250m so với mực nước biển.

Phú Thọ có ba con sông lớn chảy qua: sông Hồng (đoạn từ Lao Cai đến Việt Trì được gọi là sông Thao), sông Lô và sông Đà, chúng hợp lại với nhau ở Thành phố Việt Trì. Ngoài ra, Phú Thọ còn có một vài con sông ngòi nhỏ. Hệ thống sông ngòi đa dạng và phong phú khiến Phú Thọ có lợi thế trong việc giao thương bằng đường thủy.

3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.3.1. Dân số, lao động

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2018 ước tính 1.404 nghìn người, tăng 0,8% so với năm trước, trong đó: trong đó nữ chiếm khoảng 50,5%; dân số thành thị chiếm 19,1%. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên đạt 11,40‰, giảm 0,2‰. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế ước tính năm 2018 là 769,4 nghìn người, tăng 8,6 nghìn người so với năm 2017, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 53,5% tổng số, giảm 3,2 nghìn lao động; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 24,3%, tăng 6,7 nghìn lao động; khu vực dịch vụ chiếm 22,2% tăng 5,1 nghìn lao động. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo ước đạt 26,7%; tỷ lệ lao động thất nghiệp 2,2%.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu dân số và lao động ước năm 2018

CHỈ TIÊU Đơn vị tính Chính thức năm 2017 Ước thực hiện năm 2018 Ước thực hiện năm 2018/ năm 2017 (%) 1. Dân số trung bình 1000 Người 1.392,8 1.404,1 100,8 2. Tỷ suất tăng dân số tự nhiên 11,6 11,4 - 3. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc

trong các ngành kinh tế

1000

người 760,8 769,4 101,1

Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản " 414,5 411,3 99,2

Công nghiệp và Xây dựng " 180,3 187,0 103,7

Dịch vụ " 166,0 171,1 103,1

4. Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo % 58,0 60,5 -

Trong đó: có bằng cấp, chứng chỉ % 26,7 26,7 -

5. Tỷ lệ thất nghiệp % 1,6 2,2 -

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2019)

3.1.3.2. Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2018 tiếp tục tăng trưởng khá, vượt mục tiêu đề ra, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 theo giá so sánh 2010 ước đạt 40.890,4 tỷ đồng, tăng 8,34% so với năm 2017 (vượt kế hoạch 0,84%); trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,75%; khu vực dịch vụ tăng 7,69%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,29%.

Cơ cấu kinh tế (cơ cấu giá trị tăng thêm) năm 2018: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 21,57% (năm 2017 đạt 21,68%); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 37,86% (năm 2017 đạt 37,59%); khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 40,57% (năm 2016 đạt 40,73%). Cơ cấu kinh tế 2018 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng và dịch vụ.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế của tỉnh Phú Thọ

CHỈ TIÊU Đơn vị tính Chính thức năm 2017 Ước thực hiện năm 2018 Tốc độ tăng trưởng (%) 1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá SS 2010) Tỷ đồng 37.743,6 40.890,4 8,34

1.1. Tổng giá trị tăng thêm " 34.732,9 37.641,5 8,37

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản " 7.313,8 7.700,8 5,29 - Công nghiệp - xây dựng " 13.493,5 14.944,7 10,75

- Dịch vụ " 13.925,6 14.996,0 7,69

1.2. Thuế sản phẩm (trừ trợ cấp sản phẩm) " 3.010,7 3.248,9 7,91

2. Tổng sản phẩm trong tỉnh (giá hiện hành) Tỷ đồng

51.706,1 57.351,7 - 3. Cơ cấu kinh tế (Cơ cấu giá trị tăng thêm)

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản " 21,68 21,57 -

- Công nghiệp - xây dựng " 37,59 37,86 -

- Dịch vụ " 40,73 40,57 -

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2019)

3.1.3.3. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2018 giảm 0,11% so với tháng trước, tăng 2,49% cùng tháng cùng kỳ năm 2017. Qua 12 tháng, CPI tăng bình quân 3,74% so với cùng kỳ, trong đó quý IV năm 2018 tăng 3,05%. Bình quân 12 tháng có đến 9/11 nhóm hàng tăng so với cùng kỳ, bao gồm: Thuốc và dịch vụ y tế (tăng 7,76%); Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 5,53%); Giao thông (tăng 5,5%); Nhà ở, điện, nuớc, chất đốt và vật liệu xây dựng (tăng 3,11%); Giáo dục (tăng 2,19%); May mặc, mũ nón, giầy dép (tăng 2,13%); Đồ uống và thuốc lá (tăng 2,08%); Hàng hoá và dịch vụ khác (tăng 1,62%); Thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 0,49%). Duy chỉ có nhóm Văn hoá, giải trí và du lịch chỉ số giảm 0,44% so với bình quân cùng kỳ.

Bảng 3.3. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2018 CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG Chỉ số giá tháng 12/2018 so với Bình quân quý IV so với cùng kỳ năm trước (%) Bình quân năm 2018 so với năm 2017 (%) Kỳ gốc năm 2014 (%) Cùng kỳ năm trước (%) Tháng 12 năm trước (%) Tháng trước (%) 109,11 102,49 102,49 99,89 103,05 103,74 1. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 102,91 105,13 105,13 99,69 106,45 105,53 Trong đó: Lương thực 106,49 102,04 102,04 100,00 103,59 104,10 Thực phẩm 101,75 106,40 106,40 99,52 107,80 106,33 Ăn uống ngoài

gia đình 104,10 102,69 102,69 100,05 103,45 103,52 2. Đồ uống và thuốc lá 98,31 101,40 101,40 100,00 102,19 102,08 3. May mặc, mũ nón, giầy dép 106,06 100,68 100,68 100,10 101,59 102,13 4. Nhà ở, điện, nuớc, chất đốt và VLXD 107,45 100,14 100,14 98,97 101,81 103,11 5. Thiết bị và đồ dùng gia đình 101,81 100,63 100,63 100,04 100,52 100,49 6. Thuốc và dịch vụ y tế 228,89 105,62 105,62 108,49 100,07 107,76 7. Giao thông 92,55 98,77 98,77 95,43 103,76 105,50

8. Bưu chính viễn thông 99,94 100,03 100,03 100,07 100,00 100,00 9. Giáo dục 141,55 104,80 104,80 100,00 104,92 102,19 10. Văn hoá, giải trí và du

lịch 91,68 99,57 99,57 99,99 99,69 99,56

11. Hàng hoá và dịch vụ

khác 104,89 101,63 101,63 100,02 101,60 101,62

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2019)

3.1.3.4. Giao thông vận tải

Phú Thọ là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua như: đường bộ có Quốc lộ 2, QL32, QL32B, QL32C, QL70, đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh; đường sắt có tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, tuyến đường sắt xuyên Á; đường

sông có nhiều tuyến sông trung ương chạy qua, đường sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều quy tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác, đây là điều kiện thuận lợi để Phú Thọ có thể giao lưu và trao đổi thuận lợi với Hà Nội, các tỉnh trong vùng và cả nước. Phú Thọ là tỉnh có hệ thống giao thông khá đa dạng với 3 loại hình: đường bộ, đường sông và đường sắt được phân bổ hợp lý.

Bảng 3.4. Hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Phú Thọ

Tuyến đường Chiềudài

(km)

Tỷ lệ (%)

Quốc lộ có 05 tuyến chạy qua: QL2; QL32; QL32B; QL32C; QL70

262 2.36

Cao tốc Nội Bài-Lào Cai 61,8 0.56

Đường Hồ Chí Minh 58 0.52 34 tuyến đường tỉnh 723 6.50 Đường đô thị 218 1.96 Đường huyện 780 7.02 Đường xã 2578 23.20 Đường thôn xóm 5410 48.68

Đường nội đồng, lên đồi 1023 9.20

Tổng 11113,8 100

Nguồn: Sở GTVT tỉnh Phú Thọ (2019)

Bảng 3.5. Tuyến vận tải đường sông

TT Tuyến Chiều dài (km)

1 Việt Trì – Yên Bái (Sông Hồng) 110

2 Việt Trì – Hà Nội (Sông Hồng) 75

3 Việt Trì – Tuyên Quang (Sông Lô) 110

4 Ngã 3 Hồng Đà – Tinh Nhuệ (Sông Đà) 30

Nguồn: Sở GTVT tỉnh Phú Thọ (2019) Đường sắt qua địa bàn tỉnh có một tuyến thuộc mạng đường sắt quốc gia là tuyến Hà Nội - Lào Cai, và 3 tuyến nhánh phục vụ các KCN, nhà máy; với tổng chiều dài là 89,5 km. Cụ thể: Đoạn nằm trên tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội - Lào Cai: từ Km 69+800 đến Km144+750 dài 74,9 km.

3.1.4. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hoạt động buôn lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ buôn lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Trong thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư; chú trọng công tác cải cách hành chính; giảm bớt các khâu trung gian, rút ngắn thời gian trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư. Nhiều hội nghị đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp đã được tỉnh tổ chức để kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc. Từ đó giao các ngành kịp thời tháo gỡ cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Phú Thọ còn tích cực hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi của Nhà nước, của tỉnh. Đặc biệt, công tác hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư, kinh doanh, triển khai thực hiện dự án sau khi được cấp phép, hỗ trợ tìm kiếm địa điểm đầu tư, thông tin về chính sách, môi trường đầu tư, các thủ tục đăng ký, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư... cũng có rất nhiều đổi mới theo hướng chuyên nghiệp và hiệu quả.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế thì những năm gần đây hoạt động buôn lậu tại địa bàn tỉnh Phú Thọ có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Do có vị trí địa lý thuận lợi, hàng hoá từ Hà nội và các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ được vận chuyển qua Phú Thọ đi các tỉnh tiêu thụ; hàng nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu của các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn... vận chuyển qua địa bàn vào tiêu thụ trong nội địa. Hàng nhập lậu cũng theo tuyến đường giao thương được vận chuyển qua địa bàn tỉnh nhiều và thẩm lậu vào thị trường tỉnh. Mặt khác, lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tâm lý thích hàng do nước ngoài sản xuất, hàng giá rẻ của người tiêu dùng, các đối tượng làm ăn phi pháp đã và đang tìm mọi phương thức, thủ đoạn để đưa hàng lậu vào thị trường Phú Thọ tiêu thụ nhằm thu lợi bất chính, gây xáo động thị trường.

Hàng lậu không chỉ xuất hiện ở chợ nhỏ vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa mà xuất hiện ngay tại các trung tâm của thành phố, các huyện, thị xã với chủng loại, mẫu mã ngày càng đa dạng, phong phú. Ngoài những loại hàng hóa tiêu dùng thông thường thì ngày càng xuất hiện nhiều các loại hàng cao cấp, hàng công nghệ cao, nhất là những hàng hoá có thương hiệu nổi tiếng. Hàng lậu lưu thông trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các loại hàng hoá do Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc sản xuất như: Hàng tiêu dùng, hoa quả, mỹ phẩm, linh phụ kiện ô tô xe máy, phế liệu, pháo, thuốc lá điếu, phân bón, đồ chơi trẻ em... Hành vi buôn lậu đã và đang gây tâm lý lo lắng trong nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như gây không ít khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng.

Hoạt động buôn lậu đối với những hàng hóa nhập lậu, trốn thuế thường là những hàng hóa này có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là lợi thế về giá thấp hơn đối với hàng hóa sản xuất trong nước hoặc hàng nhập khẩu chính ngạch. Khi xuất hiện những hàng hóa nhập lậu với một lượng đủ lớn trên thị trường, sự bình ổn giá cả của thị trường sẽ bị phá vỡ. Nguyên nhân tình trạng này là do dung lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 51)