Kết quả triển khai thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 81 - 91)

4.2.4.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chống buôn lậu

Từ thực trạng buôn lậu hàng hóa đang diễn ra phổ biến ở khắp các địa phương trong tỉnh, điều này đòi hỏi công tác chống buôn lậu phải thu hút được sự quan tâm của các cấp, ban ngành, các lực lượng chức năng, hộ kinh doanh và người tiêu dùng. Vì thế, trong những năm vừa qua, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý hoạt động thương mại và công nghiệp nói chung và công tác tuyên truyền chống buôn lậu nói riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ luôn được Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ và các Đội Quản lý thị trường trực thuộc xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên cần được quan tâm đẩy mạnh.

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ đã nhận định, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong đấu tranh chống buôn lậu phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, đồng bộ nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên địa bàn, đề cao ý thức tố giác vi phạm của cộng đồng từ đó góp phần ngăn chặn và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phải đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, trong đó chọn lọc các biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, tập trung vào những vấn đề mang tính cấp bách đang được các tổ chức, cá nhân liên quan quan tâm theo từng chuyên đề cụ thể. Nội dung tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, chính xác và kịp thời; hình thức và biện pháp tổ chức thực hiện dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp với đặc điểm tình hình từng vùng, địa bàn, đối tượng; đảm bảo hiệu quả, thiết thực. Thường xuyên thay đổi phương pháp, hình thức tuyên truyền, vận động, tránh lặp đi lặp lại gây nhàm chán. Triển khai cung cấp thông tin, hỗ trợ giải đáp pháp luật, mở đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về các hành vi vi phạm trên địa bàn.

Bảng 4.5. Bảng thể hiện thông tin, tuyên truyền Đối tượng

thực hiện

Đối tượng

tiếp nhận Nội dung tuyên truyền Cách thức tuyên truyền Kết quả

BCĐ 389, UBND tỉnh

Lãnh đạo các đơn vị, ban ngành

- Chủ trương, chính sách pháp luật về hoạt

động kinh doanh thương mại và buôn lậu;

- Ảnh hưởng của hoạt động buôn lậu.

- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị về

hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; Nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu.

Số buổi hội nghị, hội thảo được tổ chức ≥ 4 lần/năm. BCĐ 389 tỉnh, Lãnh đạo các đơn vị, ban ngành Cán bộ, công chức QLTT - Chủ trương, chính sách các quyết định,

nghị định, chỉ thị về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm buôn lậu;

- Tác động và ảnh hưởng của hàng lậu và

hoạt động buôn lậu.

- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, mở

các lớp tập huấn về hàng lậu, kỹ năng xử lý các tình huống trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, kỹ năng phối hợp với các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu.

Mở lớp tập huấn là ≥ 1 lần/năm. Hội thảo, hội nghị là ≥ 4 lần/năm. BCĐ 389, UBND tỉnh Lãnh đạo các địa phương

- Các chủ trương, chính sách pháp luật của

Nhà nước về hoạt động chống buôn lậu;

- Tác hại của hàng lậu và hành vi buôn lậu.

- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị phổ

biến những vấn đề liên quan tới tác hại của hàng lậu và công tác đấu tranh chống buôn lậu.

Số buổi hội thảo, hội nghị được tổ chức ≥ 4 lần/năm. Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ; Báo Phú Thọ, Đài Doanh nghiệp; Hộ kinh doanh - Các chính sách pháp luật, các quy định về hàng lậu và chế tài xử phạt;

- Tuyên truyền tác hại của hành vi buôn

lậu; Vận động ký cam kết kinh doanh vận

- Tuyên truyền thông qua công tác kiểm

tra;

- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị về

hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém

Năm 2016: 1.417 thương nhân; Năm 2017: 1.527 thương nhân; Năm 2018: 1.146 download by : skknchat@gmail.com

Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ

chuyển hàng lậu. chất lượng

- Thông qua phóng sự, đài, báo;

- Treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích.

thương nhân Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ; Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Thọ Người tiêu dùng

- Tác hại của hàng hóa nhập lậu;

- Các chính sách pháp luật, các quy định

về hàng lậu.

- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị về

hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

- Thông qua phóng sự, đài, báo;

- Treo băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích.

Phối hợp với Đài truyền hình Phú Thọ, Báo Phú Thọ

Nguồn: Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ (2019)

Để thực hiện tốt Kế hoạch số 7105/KH-BCT ngày 29/7/2014 của Bộ Công Thương về tuyên truyền góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại và Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, ngay từ đầu năm, Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật trong công tác đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, vi phạm an toàn thực phẩm và gian lận thương mại để triển khai tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ, cụ thể trong năm 2016, Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ thông qua hoạt động kiểm tra kiểm soát, Chi cục đã tổ chức tuyền truyền, phổ biến pháp luật và ký cam kết cho trên 1.400 tổ chức, cá nhân; trong năm 2017, ký cam kết cho trên 1.500 tổ chức, cá nhân; trong năm 2018, ký cam kết cho trên 1.100 thương nhân.

Bảng 4.6. Kết quả thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền

STT Cách thức tuyên truyền Số lần thực hiện

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Tập huấn kiến thức 2 4 4

2 Hội thảo, hội nghị 4 6 7

3 Ký cam kết 1.400 1.500 1.100

4 Phóng sự, bài viết 12 14 14

5 Treo băng rôn, khẩu hiệu 4 4 4

Tổng cộng 1.422 1528 1129

Nguồn: Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ (2019) Trong năm 2016-2018, Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã thực hiện tuyên truyền về tác hại của buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, gian lận thương mại đến các tổ chức, cá nhân cũng như người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh thông qua việc treo băng rôn, áp phích, tổ chức hội thảo giữa các cơ chức năng với doanh nghiệp và người tiêu dùng; chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông như Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các huyện, thành thị thực hiện các phóng sự tuyên truyền về tác hại của hàng hóa nhập lậu; đề cao trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong xã hội đối với công tác đấu tranh chống buôn lậu, đặc biệt đối với việc vận động tố giác hành vi vi phạm của người dân.

Bảng 4.7. Kết quả điều tra khảo sát công tác tuyên truyền

Đối tượng khảo sát Tổng số ý kiến Đánh giá kết quả Tốt Khá Trung bình Yếu Số ý kiến Tỉ lệ (%) Số ý kiến Tỉ lệ (%) Số ý kiến Tỉ lệ (%) Số ý kiến Tỉ lệ (%) Lãnh đạo Chi cục, Lãnh đạo Đội QLTT 10 8 80 2 20 0 0 0 0

Công chức, Kiểm soát viên Quản lý thị trường

40 28 70 9 22,5 3 7,5 0 0

Lãnh đạo Sở; Cơ quan đơn vị phối hợp

10 7 70 3 30 0 0 0 0

Đơn vị kinh doanh (Doanh nghiệp, Hộ KD)

60 30 50 15 25 10 16,67 5 8,33

Người tiêu dùng 30 10 33,33 11 36,67 6 20 3 10

Tổng số 150 83 55,33 29 26,67 19 12,67 8 5,3 3

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Có thể nói, qua công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc chấp hành các quy định pháp luật về thương mại của các tổ chức, cá nhân kinh doanh; góp phần nâng cao ý thức cũng như hạn chế các hành vi buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí của lực lượng Quản lý thị trường còn thiếu thốn nên công tác tuyên truyền còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra như băng rôn, áp phích chỉ được treo tại một số địa điểm ở các phường, thị trấn của thành phố, huyện; các buổi hội thảo tổ chức 1 đến 2 lần trong năm, chưa đáp ứng được yêu cầu quan tâm của các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên địa bàn tỉnh; chuyên mục Quản lý thị trường trên báo, đài là chuyên mục còn chưa được nhiều người quan tâm biết đến,…

4.2.4.2. Tổ chức, phối hợp chống buôn lậu

Ngày 22/7/2014, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 1668/QĐ- UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Phú Thọ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Công Thương làm Phó Trưởng ban thường trực. Các phó trưởng ban gồm lãnh đạo Giám đốc Công an tỉnh, Sở Tài chính, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Các thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh gồm 13 cán bộ là đại diện lãnh đạo các sở, ngành, cơ

quan trong tỉnh. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Ban Chỉ đạo 389 tỉnh có cơ quan thường trực đặt tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, sử dụng bộ máy của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh để giúp việc cho Trưởng ban và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh.

Sơ đồ 4.3. Sơ đồ cơ quan phối hợp chống buôn lậu

Nguồn: Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ (2019) Bám sát chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã tiến hành tổ chức, triển khai nhiệm vụ, phối hợp lực lượng chức năng khác ở trong tỉnh, các tỉnh lân cận; phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp, chính quyền địa phương đấu tranh, bắt giữ, xử lý hiệu quả các đối tượng vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, góp phần ổn định tình hình an ninh-chính trị, kinh tế-xã hội, được nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách chính, chỉ đạo các Đội QLTT và phối hợp với các lực lượng chức năng khác trong Đoàn kiểm tra liên ngành 389 (Chi cục QLTT chủ trì) thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiểm tra việc thi hành pháp luật trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, cùng một hành vi vi phạm lại có nhiều cơ quan có thẩm quyền xử lý nên đôi khi xảy ra hiện tượng kiểm tra chồng chéo, khiến một số đối tượng bị bỏ sót, việc kiểm tra, xử lý không được triệt để.

Chính phủ BCĐ 389 QG UBND tỉnh Phú Thọ BCĐ 389 tỉnh Chi cục QLTT Hải quan Cục thuế Viện KSND Sở Tài chính Công an tỉnh Sở Y tế Báo, Đài

Bảng 4.8. Nội dung phối hợp chống buôn lậu và gian lận thương mại của lực lượng Quản lý thị trường

Cơ quan, tổ chức phối hợp Nội dung phối hợp

UBND các cấp, chính quyền địa phương

Công tác quản lý hành chính, kinh tế, nắm bắt tình hình địa bàn địa phương

BCĐ 389 các tỉnh lân cận Trao đổi thông tin và học hỏi kinh nghiệm chống buôn lậu; hỗ trợ truy bắt và xử lý vi phạm hành chính

Các tổ chức, đoàn thể, cơ quan truyền thông, báo đài

Tuyên truyền thông tin cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người tiêu dùng các vấn đề về buôn lậu Các công ty, doanh nghiệp Đấu tranh, tố giác tội phạm vi phạm về buôn lậu và

gian lận thương mại

Nâng cao kiến thức, hiểu biết của người tiêu dùng về tác hại hàng hóa nhập lậu

Người kinh doanh và người tiêu dùng

Nâng cao ý thức, nhận thức về đấu tranh, tố giác tội phạm vi phạm về buôn lậu và gian lận thương mại

Nguồn: Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ (2019) Trong năm 2016-2018, Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã tổ chức phối hợp với các lực lượng chức năng, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân trong công tác phòng chống buôn lậu, cụ thể như sau:

- Phối hợp với Hải quan trong việc kiểm tra nguồn gốc của hàng hóa;

- Phối hợp với lực lượng Công an như Cảnh sát Giao thông, Cảnh sát Kinh tế kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, kinh doanh buôn bán hàng lậu, hàng cấm; - Phối hợp với cơ quan thuế, tài chính trong việc kiểm soát việc chấp hành pháp luật về giá, định giá tài sản tạm giữ;

- Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân trong việc tố tụng hình sự đối với các đối tượng, trưng cầu ý kiến xử lý vi phạm;

- Phối hợp với Sở Y Tế kiểm tra việc kinh doanh mặt hàng thuốc dùng cho người, thiết bị y tế.

- Phối hợp với Sở NN&PTNT kiểm tra gia cầm, gia súc, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón;

- Phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Phú Thọ, Truyền hình Công an nhân dân, Báo Phú Thọ thực hiện các phóng sự, bài viết tuyên truyền về tác hại của hàng hóa nhập lậu;

- Phối hợp với các doanh nghiệp trong việc tổ chức hội thảo, hội nghị,... phổ biến, tuyên truyền Luật thương mại cũng như những ảnh hưởng xấu mà buôn lậu gây ra, thảo luận lấy ý kiến về công tác đấu tranh chống buôn lậu;

- Phối hợp với người dân trong việc đấu tranh, tố giác tội phạm buôn lậu và gian lận thương mại.

- Phối hợp với các lực lượng chức năng ở các tỉnh bạn trong việc trao đổi thông tin, xử lý và truy bắt tội phạm (Phụ lục 3).

Bảng 4.9. Kết quả điều tra khảo sát công tác phối hợp chống buôn lậu

Đối tượng khảo sát

Tổng số ý kiến Đánh giá Tốt Khá Trung bình Yếu Số ý kiến Tỉ lệ (%) Số ý kiến Tỉ lệ (%) Số ý kiến Tỉ lệ (%) Số ý kiến Tỉ lệ (%) Lãnh đạo Chi cục, Lãnh đạo Đội QLTT 10 7 50 3 30 0 0 0 0

Công chức, Kiểm soát viên Quản lý thị trường

40 20 50 12 30 8 20 0 0

Lãnh đạo Sở; cơ quan, đơn vị phối hợp

10 7 70 2 20 1 10 0 0

Đơn vị kinh doanh (Doanh nghiệp, Hộ KD)

60 27 45 18 30 11 18,33 4 6,67

Người tiêu dùng 30 3 10 10 33,33 15 50 2 6,67

Tổng số 150 63 42,67 45 30 35 23,33 6 4

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Thông qua công tác tổ chức, phối hợp với các ngành, lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng, chống buôn lậu hàng hóa, Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã thu được nhiều kết quả quan trọng, tạo được chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình hình buôn lậu với diễn biến phức tạp, các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi hơn, thay đổi phương thức, thủ đoạn, tuyến đường, địa bàn hoạt động trong khi đó, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với nhau, giữa các cơ quan chức năng với thương nhân, người tiêu dùng là có nhưng chưa nhịp nhàng, thường xuyên, còn đùn đẩy trách nhiệm; việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng còn chưa kịp thời, thiếu chính xác, thiếu sự tin tưởng lẫn nhau; chưa có sự phân rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị

trong công tác chống buôn lậu,… Chính điều này đã dẫn đến việc buông lỏng quản lý, bỏ sót hành vi vi phạm, tạo điều kiện cho đối tượng buôn lậu hoạt động.

4.2.4.3. Kết quả chống buôn lậu

Căn cứ vào tình hình thị trường và phương hướng nhiệm vụ, Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ giao nhiệm vụ về đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 81 - 91)