Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 38 - 42)

và quy chế ngành hay không. Nếu cơ quan quản lý thị trường làm sai hoặc làm chậm thì hướng dẫn sửa chữa và thực hiện đúng quy định. Nếu có yếu tố trách nhiệm thì phải chỉ rõ trách nhiệm đó thuộc về ai.

Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện, phát huy những nhân tố tích cực; phòng ngừa, xử lý những vi phạm, bảo đảm để các cơ quan quản lý thị trường tuân thủ, chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các quy định của pháp luật. Thông qua công tác thanh tra để tuyên truyền, giáo dục pháp luật, góp phần tích cực vào việc giúp hiểu đúng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và đó cũng là một hoạt động bảo đảm tăng cường pháp chế.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu buôn lậu

2.1.4.1. Yếu tố thuộc về văn bản, chính sách pháp luật về chống buôn lậu

Đấu tranh phòng, chống buôn lậu muốn có kết quả phải xử lý từ gốc tức là bắt đầu từ công tác phòng ngừa. Chống buôn lậu, một mặt phải có lực lượng đủ mạnh và có chính sách thích hợp để khuyến khích. Mặt khác, muốn chống buôn lậu hiệu quả và căn bản, về lâu dài vẫn phải bằng chính sách và hệ thống luật pháp.

Trước hết là vấn đề lập pháp, hệ thống các văn bản pháp quy cần được xây dựng hoàn thiện, được sửa đổi, bổ sung, để luôn đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp thực tế. Theo các cơ quan chức năng, hiện việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn rất khó khăn bởi hiện hệ thống pháp luật của nước ta chưa đồng bộ, còn chồng chéo, pháp luật vừa thiếu, nhiều điều luật lại chưa phù hợp, ranh giới giữa tội phạm và không phải là tội phạm không rõ ràng dẫn đến việc áp dụng khó khăn, kém hiệu quả.

Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý xuất-nhập khẩu và chống buôn lậu còn chung chung, thiếu những chế tài cụ thể và nghiêm minh, không đồng bộ hoặc sơ hở để tội phạm lợi dụng buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Đơn cử, theo Điều 153 Bộ luật Hình sự thì tội buôn lậu được định nghĩa là buôn bán

trái phép qua biên giới, tuy nhiên khái niệm “biên giới” hiện nay đã thay đổi rất nhiều. Trên thực tế, trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu trên biển thì việc xác định yếu tố biên giới là rất khó khăn vì hoạt động đi lại của các tàu hàng được điều chỉnh theo Luật biển và Công ước quốc tế về hàng hải.

2.1.4.2. Yếu tố thuộc về chủ thể quản lý

a. Năng lực, trình độ, phẩm chất của công chức, kiểm soát viên tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu

Trong công tác chống buôn lậu, người công chức, kiểm soát viên tham gia trực tiếp công tác là chủ thể cốt lõi nhất, quan trọng nhất. Những cán bộ, công chức tham gia công tác này, nếu có trình độ, năng lực, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp tốt, tinh thần thép, không bị suy thoái, không bị mua chuộc thì công tác chống buôn lậu sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Nhưng ngược lại, người cán bộ không có tài, không có đức, đạo đức nghề nghiệp bị thái hóa, không kiên định trong đấu tranh, bị mua chuộc, tiếp tay cho bọn tội phạm hoạt động thì sẽ gây khó khăn cho công tác chống buôn lậu. Theo Trần Thị Ngọc Lan (2016), cán bộ quản lý là yếu tố chính quyết định đến hiệu quả hoạt động quản lý thị trường, quá trình quản lý đạt hiệu quả hay không là nhờ vào năng lực của các bộ quản lý.

Thứ nhất, số lượng cán bộ quản lý ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản

lý. Nếu số lượng công chức, kiểm soát viên đủ sẽ thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các tác nhân tham gia thị trường để họ thực hiện tốt hơn các quy định về sản xuất kinh doanh, buôn bán, khi đó các cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán sẽ không thực hiện hành vi buôn lậu hàng hóa cũng như tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu hàng hóa.

Bên cạnh đó, trình độ văn hóa của cán bộ, công chức cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thị trường. Người cán bộ quản lý có trình độ học vấn cao, có kiến thức về quản lý sẽ tiếp cận được những tri thức mới, có khả năng tư duy sáng tạo, tiếp thu nhanh các chính sách của Chính phủ, nắm rõ được vai trò và nhiệm vụ của các cơ quan, của bản thân, để từ đó lập kế hoạch thực hiện, triển khai chính sách xuống cơ sở, nắm bắt nhanh tình hình của địa phương và có những giải pháp cụ thể kịp thời trong mỗi tình huống, qua đó có những ứng xử trách nhiệm với công việc được giao.

Thứ hai, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý cũng là yếu tố rất quan

nghiệp vụ thì đây là một trở ngại lớn. Công chức, kiểm soát viên có chuyên môn, có trình độ, hiểu biết kiến thức về buôn lậu, về đối tượng buôn lậu từ đó mới phát hiện được thế mạnh của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống buôn lậu. Ngoài ra, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý để tập huấn, tuyên truyền kiến thức liên quan đến tác hại của hàng hóa nhập lậu đối với kinh tế-xã hội, sản xuất kinh doanh cũng như sức khỏe cộng đồng.

b. Nguồn lực chống buôn lậu

Để công tác chống buôn lậu được thực hiện một cách có hiệu quả thì việc tập trung nguồn lực là rất cần thiết. Nhân lực và vật lực được coi là yếu tố nòng cốt trong công tác này. Nguồn nhân lực đủ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt, cộng thêm các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại, được đầu tư cùng với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ là yếu tố thuận lợi cho công tác chống buôn lậu đạt hiệu quả cao.Tuy nhiên, chỉ cần một trong hai yếu tố nhân lực và vật lực không đáp ứng được yêu cầu thì sẽ gây khó khăn cho công tác chống buôn lậu, ví dụ như: nguồn nhân lực thiếu, không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, ngiệp vụ, suy thoái về đạo đức; hoặc phương tiện, trang thiết bị không đáp ứng tình hình thực tế, kinh phí phục vụ hoạt động chống buôn lậu thiếu thốn. Để công tác đấu tranh chống buôn lậu đạt được hiệu quả thì nhân lực và vật lực cần phải được quan tâm đầu tư đồng bộ, song hành.

Mặt khác, chế độ đãi ngộ dành cho công chức, kiểm soát viên tham gia chống buôn lậu cũng ảnh hưởng đến trách nhiệm của công chức. Do công tác đấu tranh chống buôn lậu là công việc nguy hiểm, trong quá trình đấu tranh chống buôn lậu, người công chức, kiểm soát viên phải đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự nhiệt tình của người công chức. Chế độ đãi ngộ, lương, thưởng hợp lý sẽ khuyến khích tinh thần làm việc nhiệt tình hơn, phát huy hết khả năng của bản thân, trung thực và có trách nhiệm hơn trong công việc được giao và nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Tuy nhiên, việc xây dựng chế độ đãi ngộ, lương thưởng cho công chức, kiểm soát viên cần được cân nhắc sao cho phù hợp để tránh tình trạng tiêu cực.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2016/QĐ-TTg ngày 11/5/2016 quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 306/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTC ngày 03/02/2015 hướng dẫn về cơ chế huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá điếu và chống sản xuất, buôn bán thuốc lá giả.

c. Sự phối hợp chống buôn lậu

Hiện nay tệ nạn buôn lậu đang diễn biến khá phức tạp, có quy mô, kế hoạch. Mọi thứ được bọn tội phạm chuẩn bị khá kỹ. Do vậy, chỉ riêng lẻ một đơn vị thực hiện chống buôn lậu là không thể. Để tiến hành triển khai nhiệm vụ kịp thời, hợp lý, đúng kế hoạch, bám sát nội dung chỉ đạo của Chính phủ, ban lãnh đạo các cấp, ngành thì sự đồng lòng, phối hợp, hỗ trợ giữa các cơ quan chức năng có liên quan, các doanh nghiệp làm ăn chân chính, người tiêu dùng trong công tác chống buôn lậu mang lại lợi ích vô cùng to lớn. Thông tin được cung cấp, chia sẻ chính xác, đầy đủ hơn, biện pháp xử lý được đưa ra kịp thời góp phần ngăn chặn và đẩy lùi nạn buôn lậu. Cơ quan Quản lý thị trường cần phải phối hợp chặt chẽ với Hải quan, Công an, Quân đội, cơ quan Thuế… để thanh kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp, cửa hàng, tụ điểm cho hiệu quả, phát hiện, phòng ngừa vi phạm, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu.

Nếu công tác phối hợp thanh tra kiểm tra tốt và diễn ra thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận, truyền tải thông tin từ các cơ quan quản lý tới chính quyền địa phương và ngược lại. Đây cũng là cầu nối, cung cấp thông tin thường xuyên giữa cơ quan chức năng đến thị trường, trực tiếp giám sát quá trình thực hiện các quy định của cơ quan quản lý trên địa bàn. Khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý cấp trên và chính quyền địa phương thông tin sẽ được cập nhật nhanh hơn, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan cấp trên sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn. Nhưng nếu sự kết hợp thanh tra kiểm tra giữa các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương không tốt sẽ dẫn đến tình trạng quản lý chồng chéo hoặc không ai quản lý gây cản trở quá trình thực hiện (Trần Thị Ngọc Lan, 2016).

2.1.4.3. Yếu tố thuộc về nhận thức, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng

Nhận thức, ý thức của người kinh doanh và người tiêu dùng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu của các cơ quan chức năng.

a. Nhận thức, ý thức của người kinh doanh

Người kinh doanh phải nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của mình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 38 - 42)