Xây dựng lực lượng Quản lý thị trường có năng lực, trình độ và phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 123 - 125)

chất đạo đức

- Đối với nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ

Những năm qua, trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, các lực lượng chức năng đã có nhiều cố gắng tích cực, nhưng trình độ vẫn còn hạn chế nên công tác dự báo, tình báo chưa thực sự hiệu quả. Mặt khác, các đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi, xảo quyệt, sử dụng nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ hành vi vi phạm. Chúng còn lợi dụng những kẽ hở trong hệ thống pháp luật, tìm cách móc nối, mua chuộc một số cán bộ trong ngành. Xã hội ngày càng phát triển, hiện đại, sự xuất hiện ngày càng nhiều những hoạt động thương mại điện tử tinh vi, tội phạm công nghệ cao càng đòi hỏi khả năng cũng như kỹ năng nghiệp vụ phải cao trong khâu kiểm tra, kiểm soát thị trường. Vì vậy, công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công chức, kiểm soát viên là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định trực tiếp đến việc phòng, chống buôn lậu:

Thứ nhất: Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua việc mở các

lớp bồi dưỡng, các đợt tập huấn và khảo sát nghiệp vụ trong Chi cục; xây dựng kế hoạch thường xuyên đào tạo, đào tạo lại cán bộ, như việc đưa đi đào tạo thực tế ở trong và ngoài nước để kịp thời cập nhật những kiến thức, kỹ năng kiểm tra, xử lý vi phạm. Đẩy mạnh khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý thị trường, đặc biệt quan tâm đối với lớp cán bộ trẻ; cử cán bộ, kiểm soát viên đi học lớp tiền công vụ, lớp quản lý nhà nước về kinh tế để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường trong những năm tới;

Thứ hai: Xây dựng chiến lược, đề án nâng cao chất lượng công chức quản

lý thị trường nhất là đối với những vị trí chủ chốt, đồng thời xây dựng và thực hiện phương án bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ đảm bảo phù hợp với năng lực, môi trường công tác nhằm phát huy thế mạnh, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng công chức Quản lý thị trường;

Thứ ba: Củng cố lực lượng làm công tác chống buôn lậu theo hướng tập

trung, chuyên sâu, phân định rõ trách nhiệm theo địa bàn, lĩnh vực và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Bởi vì, một trong những hạn chế của công tác chống buôn lậu trong thời gian qua chính là đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chống buôn lậu chưa thực sự chuyên sâu, chuyên nghiệp, còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ trinh sát bí mật, thu thập thông tin và đấu tranh

chuyên án. Do vậy, thời gian tới cần tiến hành sắp xếp, tổ chức lại lực lượng kiểm soát chống buôn lậu theo hướng chuyên sâu. Trong đó, mục tiêu là phải xây dựng được đội ngũ nòng cốt, gồm những cán bộ, công chức giỏi nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm và gắn bó với hoạt động kiểm soát chống buôn lậu;

Thứ tư: Nêu cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu và tích cực đào tạo, bồi

dưỡng bản thân để phát triển năng lực nghiên cứu và nâng cao trình độ. Để làm được điều này, hơn ai hết bản thân mỗi cán bộ, công chức phải ý thức cao và đẩy nhanh hơn quá trình đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, tự bồi dưỡng mới có thể đáp ứng được các yêu cầu của công việc;

Thứ năm: Tăng cường mở các buổi hội thảo trao đổi thông tin với các

doanh nghiệp để nắm bắt tình hình hoạt động thị trường, nghe và nắm bắt phản ánh của doanh nghiệp từ đó xây dựng phương án quản lý thị trường, đúc rút kinh nghiệm cho các cán bộ; đẩy mạnh phong trào thi đua lập thành tích để nâng cao và củng cố trình độ cán bộ công chức về mọi mặt; tổ chức tập huấn nghiên cứu các chính sách pháp luật mới của Đảng và Nhà nước để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra và xử lý vi phạm đảm bảo đúng quy định pháp luật.

- Đối với nâng cao phẩm chất đạo đức

Hiên nay, do chính sách đãi ngộ, mức lương cho cán bộ, công chức còn thấp nên một bộ phận cán bộ đã bị lôi kéo, tiếp tay, bao che cho các đối tượng buôn lậu, gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng cho công tác chống buôn lậu cũng như nền kinh tế, xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, nâng cao, giáo dục phẩm chất đạo đức cán bộ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, điều này được thực hiện bằng các biện pháp là:

Thứ nhất: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ thực

thi chống buôn lậu có bản lĩnh vững vàng, đạo đức tốt và đủ năng lực đáp ứng nhiệm vụ được giao thông qua các buổi học tập nghị quyết, cử tham gia các lớp lý luận chính trị;

Thứ hai: Thực hiện nghiêm túc Luật cán bộ công chức và quy chế ngành

trong thực thi nhiệm vụ. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật, quản lý nội bộ, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, công chức tha hóa, biến chất có hành vi nhận hối lộ tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu hoặc những cán bộ, công chức có biểu hiện tiêu cực khác trong quá trình đấu tranh chống buôn lậu nhằm răn đe, giáo dục đảm bảo nội bộ vững mạnh, trong sạch, đáp ứng yêu cầu công tác, tạo lòng tin cho nhân dân;

Thứ ba: Thực hiện phòng, chống buôn lậu ngay trong chính các cơ quan có chức năng chống buôn lậu. Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát nội bộ; thực hiện nghiêm túc chế độ thanh tra nội bộ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức; kiên quyết “không có vùng cấm” trong công tác phòng chống tội phạm, chống buôn lậu;

Thứ tư: Coi trọng và đề cao vai trò của nhân dân trong việc tăng cường

giám sát cán bộ, đảng viên thực thi nhiệm vụ. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, người dân càng giám sát chặt chẽ bao nhiêu, nguy cơ sai phạm của bộ máy công quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên càng bị hạn chế, đẩy lùi bấy nhiêu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 123 - 125)