Yếu tố thuộc về nhận thức, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 113 - 117)

Lãnh đạo tỉnh, Lãnh đạo Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ cùng các cơ quan chức năng đã nhận định chống buôn lậu là công tác đấu tranh lâu dài và nhận thức, ý thức của người kinh doanh và người tiêu dùng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới công tác chống buôn lậu, cho nên công tác tuyên truyền nhận thức, hiểu biết về tác hại của buôn lậu đối với thương nhân và người tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng.

4.3.3.1. Nhận thức, ý thức của người kinh doanh

Trong những năm qua, nhận thức thương nhân về tác hại của hàng lậu đối với kinh tế-xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã ký cam kết không buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Tuy số lượng thương nhân ký cam kết qua các năm ngày càng tăng nhưng so với số lượng thương nhân trên toàn tỉnh thì con số này vẫn còn khá thấp, chỉ chiếm khoảng 20%.

Theo báo cáo tổng kết năm 2018 của Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trong các năm qua chứng kiến sự bùng nổ và có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô với sự tham gia của cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Qua tổng hợp các vụ việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh của người tiêu dùng liên quan đến hoạt động thương mại điện tử chủ yếu là các khiếu nại liên quan đến việc khách hàng đã thanh toán nhưng không nhận được sản phẩm, dịch vụ, hoặc sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng, hoặc bị mất thông tin cá nhân của chủ tài khoản; sản phẩm dịch vụ không đúng thực tế; việc thực hiện xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp gian lận cũng rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp “ảo”

không đơn giản. Các trang Website thương mại điện tử không cung cấp địa chỉ, cung cấp địa chỉ không đúng, có nhiều địa chỉ là nhà dân, là chung cư… Về chủ thể tham gia bán, chào bán hàng hóa là hàng giả, hàng nhập lậu, hàng cấm chủ yếu là cá nhân (học sinh, sinh viên đang theo học hoặc mới tốt nghiệp ra trường)… hay việc khó khăn trong giao dịch cũng tạo cơ hội cho hàng gian, hàng giả, hàng nhập lậu, kém chất lượng phát triển.

Đáng chú ý, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận với thương mại điện tử thông qua việc thành lập các website để khuyến mại, quảng cáo, bán hàng qua mạng. Đây là kênh phân phối hiện đại và ngày càng phổ biến, do đó nhiều đối tượng đã lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…; đặc biệt là các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… được quảng cáo là hàng xách tay chính hãng được bày bán công khai, tràn lan trên các website thương mại điện tử và trên mạng xã hội gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc phát hiện nơi kinh doanh hoặc kho chứa trữ hàng hóa của các đối tượng này để xử lý.

Bảng 4.18. Tổng hợp đối tượng buôn lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn năm 2016-2018

ĐVT: vụ việc

STT Đối tượng vi phạm Năm 2016 Nảm 2017 Năm 2018

1 Doanh nghiệp 17 25 23

2 Cá nhân 110 108 117

3 Hàng vô chủ 3 7 5

Tổng cộng 130 140 145

Nguồn: Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ (2019) Trong khi đó, nhận thức của người kinh doanh và người tiêu dùng còn hạn chế, chưa chủ động thực hiện bảo vệ quyền và tài sản của mình mà trông chờ vào Nhà nước, vào các cơ quan thực thi pháp luật. Các doanh nghiệp thì vẫn còn tâm lý xem công việc chống buôn lậu là của Nhà nước, ngại tiếp xúc và phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác điều tra và xử lý vi phạm. Có nhiều doanh nghiệp còn e ngại, ít chủ động hợp tác với cơ quan chức năng vì sợ ảnh hưởng đến thương hiệu, giảm doanh thu. Bên cạnh đó, đối với vụ việc vi phạm mức độ nhỏ khi các cơ quan chức năng đề nghị doanh nghiệp, người kinh doanh phối hợp xác minh, làm rõ hàng hoá tạm giữ thì một số doanh nghiệp còn thiếu hợp tác, đã

từ chối phối hợp với cơ quan chức năng, dẫn đến việc xử lý bị quá hạn, khó xử lý. Các doanh nghiệp, người kinh doanh không nhận thức được là muốn bảo vệ mình thì doanh nghiệp cần chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước, chủ động phối hợp với cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, cần kết hợp hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp, nhà nước, người tiêu dùng mới tạo được môi trường kinh doanh ổn định để phát triển. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước cần tăng cường tuyên truyền để người kinh doanh nhận thức được tác hại của hàng hóa nhập lậu và tầm quan trọng của mình trong công tác đấu tranh chống buôn lậu.

Bảng 4.19. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hàng lậu

Đối tượng khảo sát

Tổng số ý kiến

Đánh giá

Tốt thường Bình Xấu Rất xấu Số ý kiến Tỉ lệ (%) Số ý kiến Tỉ lệ (%) Số ý kiến Tỉ lệ (%) Số ý kiến Tỉ lệ (%)

Đơn vị kinh doanh (Doanh nghiệp, Hộ KD)

60 9 15 9 15 15 25 27 45

Người tiêu dùng 30 3 10 5 16,67 9 30 13 43,33

Tổng số 90 12 13,33 14 15,56 24 26,67 40 44,44

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua bảng kết quả điều tra 4.18, có thể thấy một bộ phận người kinh doanh cho rằng ảnh hưởng của hàng lậu là tốt đối với hoạt động kinh doanh, những ý kiến này rơi vào một số hộ kinh doanh nhỏ lẻ ở nông thôn, chưa hiểu biết về tác hại của hàng lậu đối với kinh tế-xã hội và sức khỏe của người tiêu dùng. Họ thấy hàng lậu giá rẻ và bán với lợi nhuận cao. Các ý kiến cho hàng lậu có ảnh hưởng xấu và rất xấu chủ yếu thuộc nhóm doanh nghiệp, các hộ kinh doanh lớn, đây là đối tượng có cái nhìn nhận đúng đắn về ảnh hưởng của hàng lậu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.

4.3.3.2. Nhận thức, ý thức của người tiêu dùng

Có thể thấy, quan điểm và nhận thức về các sản phẩm tiêu dùng của người dân đã có nhiều khác biệt so với trước. Người tiêu dùng hiện nay không còn đón nhận sản phẩm của các doanh nghiệp một cách thụ động mà có thể chấp nhận hay không chấp nhận, thậm chí tẩy chay một sản phẩm của một doanh nghiệp trên thị trường dựa trên nhiều yếu tố ngoài giá thành: an toàn cho sức khỏe, minh

bạch nguồn gốc, không gây hại môi trường, quảng cáo không đúng sự thật… Tuy nhiên, do đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, mặc dù nhận thức được tác hại của hàng lậu nhưng vẫn chuộng hàng giá rẻ, đặc biệt là hàng Trung Quốc với mẫu mã bắt mắt và giá thấp hơn nhiều so với hàng trong nước nên đôi khi nhắm mắt cho qua khi mua phải hàng giả, những món hàng kém chất lượng có giá rẻ, thậm chí chủ động tiếp cận hàng kém chất lượng để tiết kiệm chi tiêu. Cũng có một bộ phận người dân không có thói quen tìm hiểu các thông tin về sản phẩm mà mình mua sắm, không có thói quen lấy hóa đơn chứng từ… nên khi trở thành nạn nhân của hàng giả, hàng kém chất lượng, mặc dù bức xúc với điều đó, muốn kiến nghị với cơ quan kiểm tra thì cũng không có gì chứng minh họ đã từng mua món hàng đó ở đâu, vào khi nào. Ngoài ra, do tâm lý của người dân ngại va chạm, lo sợ khi đến cơ quan chức năng để tố giác hành vi vi phạm.

Hình 4.5. Thuốc tân dược nhập lậu được quảng cáo tràn lan trên mạng

Nguồn: Internet (2019) Một điều đáng nói nữa đó là tâm lý sính đồ ngoại của một bộ phận người dân có điều kiện về kinh tế, cho rằng hàng ngoại có chất lượng tốt hơn hàng trong nước, sử dụng hàng ngoại là thượng lưu; cộng thêm trong những năm gần đây, hoạt động bán hàng online phát triển rầm rộ với những lời chào mời là hàng xách tay nội địa, những người dân này thường đặt mua trên mạng những hàng hóa nước ngoài có thương hiệu nổi tiếng, những hàng tiêu dùng Thái Lan, Nhật Bản, mỹ phẩm Hàn Quốc, Anh… Người tiêu dùng chỉ cần cầm điện thoại lên và chọn lựa hàng hóa. Hàng hóa được vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng. Đây

cũng là một sự tiện lợi làm người tiêu dùng ưa thích mua hàng online. Tuy nhiên, đây cũng là mặt trái của mua hàng online, người tiêu dùng không biết được nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của hàng hóa không được kiểm soát, trong khi đó người mua không biết địa chỉ của cửa hàng hay người bán ở đâu. Cho nên khi phát hiện hàng hóa không đảm bảo, hàng lỗi, muốn trả lại hay tố giác với cơ quan kiểm tra thì cũng không biết tìm người bán ở đâu.

Hiện nay, hàng lậu được rao bán tràn lan trên mạng với đủ loại mặt hàng, với đủ loại mặt hàng từ hàng tiêu dùng, điện tử đến thuốc tân dược dưới mác hàng xách tay chính hãng, đối tượng sửa thông tin trên nhãn hàng hóa hay đặt sản xuất hàng không đảm bảo chất lượng từ nước ngoài chuyển về khiến người tiêu dùng không thể phân biệt được đó có phải hàng thật hay hàng giả, hàng còn hạn hay hết hạn. Với việc nhập lậu hoặc xuất lậu những mặt hàng kém chất lượng, hoặc hàng giả không những gây tổn thất lớn cho người tiêu dùng mà nó còn tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng, doanh nghiệp làm hàng thật rất dễ bị ảnh hưởng tới uy tín và khó khăn hơn trong việc mở rộng thị trường. Điều này có thể làm giảm uy tín quốc gia trên thị trường quốc tế.

Người kinh doanh không được nhận thức đầy đủ về pháp luật, thiếu hiểu biết hoặc nhận thức được nhưng ý thức kém, vì lợi nhuận trước mắt mà buôn bán hàng lậu; Người tiêu dùng vì sính hàng ngoại, thích mẫu mã đẹp hay vì tiết kiệm, tham rẻ và tâm lý thờ ơ, thiếu hiểu biết vẫn mua hàng lậu thì số vụ buôn lậu sẽ ngày càng gia tăng, kéo theo đó là công tác chống buôn lậu của các lực lượng chức năng càng trở nên khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 113 - 117)