Tăng cường nguồn lực phục vụ công tác chống buôn lậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 125 - 127)

Hoạt động buôn lậu diễn ra trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay ngày càng phức tạp, và có xu hướng gia tăng, các đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi, sử dụng phương tiện, trang thiết bị hiện đại. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ đã huy động tối đa nguồn lực của mình để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, với lực lượng chống buôn lậu còn khá mỏng cộng thêm khó khăn, thiếu thốn về kinh phí, phương tiện, trang thiết bị cũng gây ảnh hưởng tiêu cực cho công tác chống buôn lậu của Chi cục. Do vậy, để công tác chống buôn lậu đạt được hiệu quả cao thì cần phải đầu tư, bổ sung ngồn lực cả về chất và lượng cho lực lượng chống buôn lậu, cụ thể:

Thứ nhất: Kiện toàn, sắp xếp lại lực lượng công chức, kiểm soát viên của

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ để nâng cao hiệu quả chống buôn lậu theo Nghị quyết 18-NQ/TW và 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban chấp hành Trung ương khóa XII. Tăng cường bồi dưỡng các công chức, kiểm soát viên, đặc biệt là lớp cán bộ trẻ có kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực luật pháp, kinh tế, công nghệ thông tin, thực phẩm, hóa chất;

Thứ hai: Xây dựng đề án, kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn công chức,

kiểm soát viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tư tưởng chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp. Tập trung đào tạo, xây dựng, tạo điều kiện phát triển cho đội ngũ cán bộ, công chức trẻ; Tổ chức định kỳ đánh giá lại công chức theo các tiêu chuẩn;

Thứ ba: Thực hiện nghiêm túc quy định về bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, công chức. Đảm bảo việc luân chuyển phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn, môi trường công tác để công chức, kiểm soát viên có thể phát huy thế mạnh, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường;

Thứ tư: Tăng cường hỗ trợ nguồn kinh phí cho công tác chống buôn lậu.

Các ban, ngành, địa phương cần quan tâm hỗ trợ các nguồn lực cho các lực lượng chức năng, khuyến khích đóng góp về vật chất của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân cho công tác phòng chống buôn lậu; Xây dựng quy trình tiêu hủy hàng hóa và cấp kinh phí tiêu hủy hàng hóa, tránh tình trạng sử dụng kinh phí thường xuyên như vật mới tăng cường được hiệu quả của công tác tiêu hủy;

Thứ năm: Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ là

những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác chống buôn lậu. Hiện nay, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ còn hạn chế về cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ đa số lạc hậu, thiếu không dủ phục vụ. Để hoạt động chống buôn lậu đạt hiệu quả cao cần tăng cường đầu tư, trang bị:

- Xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất như trụ sở đội, trạm kiểm soát lưu thông, nhà kho, nhà kiểm đếm phục vụ cho công tác chống buôn lậu;

- Trang bị phương tiện di chuyển đáp ứng được yêu cầu của việc truy bắt đối tượng buôn lậu, các thiết bị thông tin liên lạc để kịp thời nắm bắt thông tin trong các cuộc chống lậu;

- Ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm hoạt động vào quy trình quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn. Xây dựng cổng thông tin điện tử tiếp nhận tin tố giác hành vi vi phạm.

- Do công tác chống buôn lậu mang tính chất nguy hiểm cao, có những đối tượng buôn lậu đã sử dụng vũ lực chống đối lực lượng chức năng khi bị kiểm tra, do vậy cần phải trang bị công cụ hỗ trợ phục vụ chống buôn lậu như súng bắn đạn hơi cay, súng bắn đạn cao su…

Thứ sáu: Xây dựng cơ chế khen thưởng phù hợp, kịp thời cho hoạt động

chống buôn lậu. Trong cơ quan nhà nước, khen thưởng là công cụ trực tiếp tác động đến động lực làm việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhân viên thừa hành trong nền công vụ, công tác khen thưởng nhằm tăng cường động lực và sự hài lòng của tập thể hay từng cá nhân cán bộ, công chức bằng cách nâng cao ý nghĩa của họ và khuyến khích họ gắn bó, cống hiến cho cơ quan, sự nghiệp. Xây dựng cơ chế khen thưởng phù hợp, kịp thời nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của

đội ngũ cán bộ, công chức là một nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ hệ thống quản lý hoạt động hiệu quả nào.

Mặt khác, tuyên dương, khen thưởng đối với người dân tố cáo hành vi vi phạm hành chính cũng cần được quan tâm. Cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về khen thưởng người tố cáo nhằm thực sự khuyến khích, động viên người dân đấu tranh chống tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài khen thưởng vật chất có giá trị thực tế, cần quan tâm tuyên dương, khuyến khích người tố cáo. Điều này sẽ khích lệ nhân dân tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 125 - 127)