Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chống buôn lậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 120 - 123)

Hiện nay, chống buôn lậu chưa được xã hội coi trọng. Người dân thường cho rằng đó là việc của cơ quan chức năng, chứ không mấy để tâm đến hoạt động buôn lậu. Công tác giáo dục và tuyên truyền cần tập trung cho người dân nhận thức được tác hại của hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại là việc mang những hàng hóa không đóng thuế, không được kiểm duyệt vào thị trường Việt Nam sẽ không những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Trong thời gian tới, để chống buôn lậu có hiệu quả thì cần phải chống từ gốc. Hay chính là khâu “phòng” phải được tiến hành trước. Hiện nay, dường như các cơ quan chức năng chủ yếu quan tâm tới

khâu “chống” mà ít để ý tới công tác “phòng”. Vì thế mà thường bị động với các tình huống xảy ra. Chính vì vậy, để công tác chống buôn lậu đạt kết quả cao thì cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật về thương mại, tác hại to lớn của hoạt động buôn lậu tới người dân, để người dân nhận thức được cả nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu, không còn tâm lý ỷ lại, dựa dẫm, thờ ơ, bàng quan trước các sự việc vi phạm bằng cách không ngừng đổi mới phương pháp, xác định đúng nội dung và biện pháp tổ chức phù hợp với từng địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Công tác tuyên truyền cần tập trung vào một số giải pháp sau:

- Về nội dung: Ngoài việc tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của

Đảng và Nhà nước qua các văn bản quy định của pháp luật về buôn lậu, các chế tài xử phạt đối với các hành vi buôn lậu thì cần không ngừng đổi mới nội dung tuyên truyền cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó tập trung làm nổi bật hơn nữa những tác hại của tệ nạn buôn lậu đến nền kinh tế đặc biệt là sức khỏe và đời sống của nhân dân. Thông qua công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp, vụ việc điển hình liên quan tới sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội, an ninh kinh tế... để mọi người tích cực tham gia đấu tranh tố giá các hành vi buôn lậu; từng bước xã hội hóa trong công tác phòng và chống buôn lậu, hàng giả và nâng cao ý thức, năng lực tự bảo vệ của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan truyền thông tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, tổ chức các Hội chợ hàng Việt, từ đó tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm Việt Nam, thương hiệu Việt Nam, góp phần trong việc tuyên truyền, hạn chế hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tạo thói quen cho người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa như là một thói quen hay một nét văn hóa khi mua sắm từ đó thúc đẩy phát triển hàng hóa trong nước.

Công tác tuyên truyền phải tập trung vào những vấn đề mang tính cấp bách, thời sự đang được quan tâm. Nội dung tuyên truyền, phổ biến phải đầy đủ, kịp thời, chính xác, dễ hiểu, dễ tiếp cận và phù hợp với tình hình từng vùng, địa bàn, đối tượng, đảm bào tính hiệu quả và tính thiết thực. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền phải đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của Chi cục Quản lý thị trường, trong đó chọn lọc các biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả,

phù hợp với đối tượng, địa bàn và nhu cầu hiểu biết pháp luật của cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh.

- Về hình thức tuyên truyền: Bên cạnh việc duy trì làm tốt công tác tuyên

truyền thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát thì cơ quan Quản lý thị trường cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, ban quản lý các chợ, các trung tâm thương mại trên địa bàn, tổ chức tuyên truyền chống hàng lậu dưới nhiều hình thức như: Hội nghị tuyên truyền, tin bài, phóng sự... trên các phương tiện thông tin đại chúng đến các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Trong đó với từng đối tượng cụ thể cần có mục tiêu, nội dung và hình thức tuyên truyền thích hợp. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, đồng bộ nhằm nâng cao nhận thức của toàn dân về pháp luật, nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật.

Một số người dân nông thôn do điều kiện khó khăn về kinh tế, không được giáo dục pháp luật nên vì lợi ích trước mắt họ đã vô hình tiếp tay cho bọn buôn lậu. Do đó bên cạnh việc triển khai các biện pháp phát triển kinh tế các vùng trong tỉnh, tăng cường xoá đói giảm nghèo đặc biệt là các vùng nông thôn có đời sống còn nhiều khó khăn, phát triển y tế, giáo dục thì công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật để họ có thể nhận thức được và tiếp tục phát triển kinh tế địa phương, từ đó không tham gia, tiếp tay cho buôn bán, vận chuyển hàng lậu, tham gia tố giác các đối tượng buôn lậu.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia tích cực tố giác, đấu tranh với các hành vi buôn lậu, đồng thời nhanh chóng hoàn thiện hệ thống cung cấp, thu thập thông tin, phản ánh tình hình, tạo điều kiện khiếu nại, tố cáo cho người dân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Xây dựng chính sách khen thưởng cho người dân khi đứng ra phát hiện, tố cáo, cung cấp thông tin về buôn lậu cho các cơ quan chức năng; xây dựng chính sách bảo mật thông tin, đảm bảo an toàn cho người tố giác, cung cấp thông tin; vận động hộ kinh doanh, doanh nghiệp không kinh doanh, tham gia vận chuyển hàng lậu, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng bằng việc ký cam kết hàng năm, tổ chức các buổi hội thảo, cuộc thi tìm hiểu, biểu diễn tiểu phẩm, sân khấu về buôn lậu trong các cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp và trong nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 120 - 123)