Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 45 - 49)

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai có tổng số 100 công chức và nhân viên hợp đồng 68, với cơ cấu tổ chức gồm: Lãnh đạo Chi cục (4 người), 3 phòng chức năng chuyên môn và 9 đội Quản lý thị trường trực thuộc. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai. Trong những năm qua Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả trong công tác chống buôn lậu. Hàng lậu được nhập khẩu từ Trung Quốc vào địa bàn tỉnh thông qua các lối mở, đường mòn đưa vào tiêu thụ trong thị trường nội địa. Các đối tượng thực hiện hành vi dưới nhiều

hình thức, phương tiện khác nhau, có sự phân công và tổ chức khá chặt chẽ như: cử người theo dõi, mua chuộc, đe dọa lực lượng chức năng, sử dụng phương tiện hiện đại nhằm mục đích vận chuyển hàng hoá vi phạm vào nội địa. Địa bàn trọng điểm là khu vực dọc hai cánh gà cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, các cửa khẩu phụ, đường mòn, lối mở tuyến biên giới, một số điểm tập kết hàng hóa tại khu vực các phường Duyên Hải, Lào Cai, Phố Mới, các chợ đầu mối, bến xe, bến tầu, một số tuyến quốc lộ.

Do công tác quản lý địa bàn được triển khai tới từng công chức, công tác tổ chức nắm bắt thông tin kịp thời và xây dựng phương án kiểm tra hợp lý, trong các năm từ 2016-2018, lực lượng Quản lý thị trường Lào Cai đã kiểm tra và xử lý nhiều mặt hàng lậu chủ yếu như: Hàng tiêu dùng, hàng cấm, các loại phế liệu, thực phẩm bẩn nhập lậu, vật tư nông nghiệp, phụ tùng ô tô, xe máy… Cụ thể trong năm 2018,Chi cục quản lý thị trường Lào Cai đã kiểm tra 2.877 vu ̣; xử lý vi pha ̣m: 685 vu ̣; tổng giá trị xử lý 5.754.294.000 đồng, trong đó pha ̣t vi pha ̣m hành chính: 1.334.080.000 đồng (tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2017) đồng; trị giá hàng hoá vi phạm: 4.420.214.000 đồng. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là: 1.200 kg tỏi khô; 1.168 thùng bánh kẹo các loại; 7.125 kg hàng đông lạnh (thịt bò, xương lợn, chân gà, vịt...); 5.200 chiếc bánh nướng; 4.689 đôi giày dép; 26 tấn phế liệu sắt vụn; 4.500 con cá tầm giống; 940 đôi giày giả nhãn hiệu Nike, Adidas; 196 lít thuốc BVTV, 593kg thuốc BVTV; 2.984 lọ thuốc tân dược..., cùng nhiều hàng hoá vi phạm khác. Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu, Chi cục Quản lý thị trường Lào Cai đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Bên cạnh việc tăng cường kiểm soát hàng lậu lưu thông trên thị trường, Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai thường xuyên phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền chính sách pháp luật liên quan đến công tác đấu tranh, ngăn chặn hành vi buôn lậu; hướng dẫn người tiêu dùng cách phân biệt hàng nhập lậu và hàng nhập khẩu chính ngạch; tổ chức hội thảo, hội nghị về công tác đấu tranh chống buôn lậu với các Chi cục Quản lý thị trường khác...

- Sự vào cuộc của các cấp, các ngành, nhất là lực lượng thanh tra chuyên ngành, bổ sung chế tài đủ mạnh và có các biện pháp xử lý kiên quyết hơn nữa mới mang lại hiệu quả cao và có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ hơn nữa giữa các cấp, ngành với lực lượng Quản lý thị trường trong công tác chống buôn lậu.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng với các hiệp hội, doanh nghiệp trong việc đấu tranh chống buôn lậu, đặc biệt là vai trò của các doanh nghiệp (Chi cục QLTT tỉnh Lào Cai, 2018).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái có tổng số 118 công chức và nhân viên hợp đồng 68, về cơ cấu tổ chức gồm: Lãnh đạo Chi cục (4 người), 3 phòng chức năng chuyên môn và 10 đội Quản lý thị trường trực thuộc. Trong những năm qua Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu qua đó đã phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, thu giữ nhiều loại mặt hàng nhập lậu, cụ thể trong năm 2018, Chi cục QLTT tỉnh Yên Bái đã kiểm tra 1.239 vụ; tổng số tiền thu nộp ngân sách là 5.114.027.000 đồng. Trong đó, lĩnh vực chống buôn lậu, hàng cấm: xử lý 168 vụ về buôn bán, vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng cấm; phạt tiền hơn 1 tỷ đồng, bán hàng tịch thu hơn 1,5 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tiêu hủy hơn 850 triệu đồng. Hàng hóa tịch thu chủ yếu như: Quần áo 6.078 chiếc và 2.400 kg vải may mặc; 1.497 chiếc khăn, ga, vỏ gối; giầy dép các loại 5.060 đôi; dụng cụ, cơ khí, phụ tùng xe máy 13.645 sản phẩm; mỹ phẩm, bánh kẹo, hoa lan, đồ điện tử, thuốc lá điếu, nông sản và nhiều hàng hóa khác. Qua kết quả đấu tranh chống buôn lậu, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về chống buôn lậu như sau:

- Nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, trinh sát: Có thể nói, trong công tác đấu tranh chống buôn lậu thì khâu trinh sát, nắm đối tượng và phát hiện vi phạm đóng vai trò hết sức quan trọng và ý nghĩa quyết định. Để có thể phát hiện được những vụ việc vi phạm lớn của các đầu mối, phương tiện vận chuyển hàng lậu đòi hỏi cán bộ phải có nghiệp vụ cao trong trinh sát, thâm nhập để thu thập thông tin, chứng cứ vi phạm làm căn cứ xử lý kết hợp với việc thu thập các thông tin liên quan đến tình trạng của sản phẩm, hàng hoá.

- Công tác phối kết hợp với các doanh nghiệp có hàng hoá bị xâm phạm: Trong công tác đấu tranh chống buôn lậu thì sự tham gia của doanh nghiệp có hàng hoá bị xâm phạm trong nhiều trường hợp có ý nghĩa quyết định. Doanh nghiệp chính là đơn vị sẽ xác định tính hợp pháp của sản phẩm, cung cấp các tài liệu, chứng cứ, dấu hiệu để cơ quan chức năng phân biệt hàng hoá vi phạm; trong nhiều trường hợp, với đội ngũ cán bộ thị trường đông đảo và có nghiệp

vụ sâu về hàng hoá của mình, doanh nghiệp chính là đơn vị sẽ cung cấp thông tin về đối tượng vi phạm cho các cơ quan chức năng.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ thực thi: Do đối tượng vi phạm hoạt động ngày càng tinh vi, thủ đoạn, am hiểu về chính sách pháp luật, thêm vào là những thay đổi trong quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ, hàng nhập lậu, không ít đơn vị đã có dấu hiệu “e ngại” khi phải đấu tranh với các đối tượng vi phạm để xác định hành vi vi phạm. Có thể nghiên cứu mô hình thành lập một Hội đồng tư vấn nghiệp vụ gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục Quản lý thị trường và một số đơn vị như: Cục cảnh sát chống tội phạm về buôn lậu (C74) – Bộ Công an, Cục Hải quan... cách làm này đã mang lại những kết quả rất đáng khích lệ và là mô hình cần nhân rộng (Chi cục QLTT tỉnh Yên Bái, 2018).

2.2.2.3. Kinh nghiệm của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị

Tỉnh Quảng Trị có tuyến biên giới đường bộ giáp với nước bạn Lào dài 206 km, với hai cửa khẩu đường bộ quốc tế Lao Bảo và La Lay, 03 cửa khẩu phụ (Thanh, Cheng, Tà Rùng) và nhiều đường mòn, lối mở không chính thức dọc biên giới. Quảng Trị có khoảng 15 km đường bộ và 10 km biên giới đường sông Sê pôn chạy dài từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến hết địa phận xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, là khu vực tập trung nhiều nhà dân hai bên bờ sông, có nhiều bến đò dân sinh tự phát, đây là khu vực điểm nóng của hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa nhập lậu, rất khó khăn cho các cơ quan chức năng khi tiến hành các biện pháp kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng hóa, các chất ma túy trái phép qua biên giới bằng đường sông.

Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị có tổng số 64 công chức và nhân viên hợp đồng 68, với cơ cấu tổ chức gồm: Lãnh đạo Chi cục (4 người), 2 phòng chức năng chuyên môn, 05 Đội Quản lý thị trường liên huyện và lực lượng Quản lý thị trường tại trạm Kiểm soát liên hợp – Tân Hợp. Trong năm 2018, Chi cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã kiểm tra 2.182 vụ, số vụ xử lý 785 vụ với 822 hành vi vi phạm; tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước là 7.384.976.000 đồng, trong đó xử phạt vi phạm hành chính là 1.948.656.000 đồng, trị giá hàng hóa vi phạm là 5.436.320.000 đồng, trong đó kiểm tra xử lý hàng lậu, hàng cấm là 309 vụ, số tiền thu nộp ngân sách 4.544.207.000 dồng. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là thuốc lá ngoại, đường kính, bia, rượu, nước giải khát, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, giày dép,

áo quần, đồ chơi trẻ em và pháo các loại. Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhà nước về chống buôn lậu như sau:

- Xây dựng quyết tâm chính trị thực hiện nhiệm vụ từ lãnh đạo cấp Chi cục đến cán bộ, nhân viên thuộc lực lượng kiểm tra, kiểm soát: đó là quyết tâm làm chủ tình hình; quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ; đồng sức, đồng lòng, nhất là khi ra quân, triển khai trấn áp, bắt giữ các đối tượng manh động. Từ đó, tập trung lực lượng, bố trí quân số đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ chuyên trách. Bố trí lãnh đạo phụ trách thường xuyên bám sát địa bàn, sinh hoạt tại đơn vị cơ sở trong những thời điểm cần thiết để công tác chỉ đạo được sát sao, hiệu quả;

- Chủ động triển khai thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát một cách bài bản, chuyên nghiệp, sát đúng quy định hiện hành và phù hợp thực tiễn. Trong đó, đặc biệt chú trọng việc thu thập thông tin, xây dựng hồ sơ quản lý rủi ro các đối tượng, phương tiện thường xuyên qua lại; bố trí cán bộ quản lý theo địa bàn trọng điểm;

- Chủ động thực hiện tốt công tác phối kết hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn nhất là lực lượng Công an, Biên phòng, Hải quan để phát huy sức mạnh tổng hợp, đấu tranh, bắt giữ, xử lý các vụ việc có tính chất phức tạp, nguy hiểm, cần yếu tố quyết liệt, đồng bộ để răn đe, trấn áp; tranh thủ kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh, BCĐ 389 địa phương; phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan như Viện Kiểm sát, Tòa án, Kiểm lâm để thu thập thông tin, trao đổi ý kiến xử lý thỏa đáng các vụ việc phức tạp; phối hợp với Hải quan và các cơ quan chức năng tại cửa khẩu (và cửa khẩu đối diện nước bạn Lào) trong thực thi nhiệm vụ;

- Chú trọng việc phát động các đợt thi đua cao điểm; giao chỉ tiêu thi đua hàng năm, hàng tháng (chỉ tiêu bắt giữ) đến từng đơn vị, từng cán bộ, công chức; quan tâm động viên kịp thời lực lượng chuyên trách kiểm tra, kiểm soát khi có thành tích, khi ốm đau, rủi ro bất ngờ; thanh toán kịp thời các nguồn chi phí theo quy định; quan tâm xây dựng cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt, nghỉ ngơi, bếp ăn tập thể một cách tốt nhất (Chi cục QLTT tỉnh Quảng Trị, 2018).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 45 - 49)