Nâng cao kết quả hoạt động thanh tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 128)

Kết luận thanh tra, giám sát là văn bản quan trọng nhất của một cuộc thanh tra, giám sát. Kết luận phản ánh toàn diện, đầy đủ về kết quả của hoạt động thanh tra, giám sát, là cơ sở pháp lý để cơ quan, tổ chức được thanh tra thực hiện các kiến nghị trong báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn Thanh tra. Kết luận thanh tra được ban hành đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân được thanh tra; về các ưu điểm, nhược điểm của cơ chế, chính sách, pháp luật được thực hiện trên thực tế; phát hiện những sai phạm trong hoạt động quản lý. Do đó, kết quả của công tác thanh tra, giám sát phụ thuộc rất lớn

vào việc nhận thức, sự tuân thủ quy định pháp luật về kết luận thanh tra và thực hiện đầy đủ các kết luận thanh tra. Trong thời gian tới, nhằm nâng cao kết quả thanh tra, giám sát công tác chống buôn lậu, cần thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất: Cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy,

chính quyền, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác thanh tra, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra. Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra;

Thứ hai: Cần tổ chức thực hiện quyết liệt, sát sao ngay sau khi nhận được

kết luận thanh tra, kiến nghị thanh tra và chỉ đạo xử lý sau thanh tra của cấp có thẩm quyền; định kỳ thực hiện kiểm tra việc chấp hành và việc thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra;

Thứ ba: Cần quy định chi tiết thời gian, thời hạn thực hiện văn bản chỉ

đạo, yêu cầu, kiến nghị kết luận thanh tra, kết luận kiểm tra nội bộ, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra, giám sát. Yêu cầu các đơn vị, cá nhân liên quan đến nội dung kiến nghị của kết luận thanh tra phải nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của kết luận, có văn bản báo cáo lãnh đạo Chi cục về kết quả thực hiện kết luận định kỳ, thường xuyên;

Thứ tư: Quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước,

đối tượng thanh tra, cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra; trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra;

Thứ năm: Quy định chi tiết về công khai kết quả xử lý kết quả đôn đốc,

thực hiện kết luận thanh tra, từ đó gắn trách nhiệm của đơn vị, cá nhân với kết quả thực hiện kết luận. Xử lý các đối tượng có biểu hiện trốn tránh, chây ỳ không chịu thực hiện các kiến nghị trong kết luận thanh tra;

Thứ sáu: Đối với hoạt động kiểm tra nội bộ, cần nâng cao năng lực, ý thức

trách nhiệm của công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ. Cần tiến hành tập huấn kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra; nêu cao tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra được giao, tránh trường hợp bao che, dung túng;

Thứ bảy: Nêu cao vai trò của nhân dân, các tổ chức xã hội với hoạt động

giám sát việc thực hiện quy định pháp luật. Điều này giúp tạo sự gắn kết giữa việc tiếp công dân cũng như trách nhiệm của cơ quan, công chức quản lý thị

trường trong giải quyết công việc và theo dõi, giám sát việc giải quyết. Từ đó giúp việc xử lý đúng đối tượng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng hành vi, không trùng lắp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, đồng thời bảo đảm quyền công dân;

Thứ tám: Cần mở rộng việc thông tin, công khai, minh bạch các kết luận

thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra để các cơ quan đại chúng, các cơ quan liên quan và người dân tham gia việc thực hiện giám sát, theo dõi và đôn đốc thực hiện, qua đó tạo sức mạnh tổng hợp, cụ thể để nâng cao kết quả tác thanh tra, giám sát;

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Cùng với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế, hoạt động buôn lậu ngày càng phát triển mạnh, đã và đang trở thành vấn nạn gây ra nhiều tác động tiêu cực nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Công tác đấu tranh chống buôn lậu đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết của toàn bộ hệ thống chính trị và góp phần tích cực vào việc giữ vững, ổn định thị trường hàng hóa và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vấn nạn về buôn lậu cần thiết phải tăng cường quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu.

Với các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn với đề tài: "Tăng cường quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ", tác giả xin đưa ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất: Quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu có thể hiểu là sự tác động có chủ đích của Nhà nước đối với công tác đấu tranh chống buôn lậu bằng quyền lực của Nhà nước, thông qua pháp luật, chính sách, công cụ, môi trường, lực lượng vật chất và tài chính lên tất cả các yếu tố, các đối tượng, các hoạt động liên quan đến buôn lậu nhằm bảo vệ quá trình sản xuất, kinh doanh trong nước, hoạt động thương mại quốc tế, an ninh chính trị, an toàn xã hội, văn hóa và sức khỏe cộng đồng. Do đó, Nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng chính sách, kiểm soát thị trường và ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng buôn lậu hàng hóa. Nội dung nghiên cứu về quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu gồm các vấn đề: Ban hành các văn bản, chính sách pháp luật về chống buôn lậu; Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chống buôn lậu; Lập kế hoạch công tác đấu tranh chống buôn lậu; Triển khai thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu; Thanh tra hoạt động đấu tranh chống buôn lậu. Như vậy, hoạt động quản lý rất phức tạp cần sự kết hợp của nhiều cơ quan chức năng và liên quan đến nhiều Sở, Ban, Ngành từ Trung ương đến địa phương, đòi hỏi tính chuyên nghiệp và liên tục.

Thứ hai: Tình trạng buôn lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã và đang có chiều hướng diễn biến phức tạp. Hàng lậu xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường với nhiều chủng loại từ hàng tiêu dùng đến hàng cấm; thủ đoạn buôn lậu cũng ngày một tinh vi hơn. Theo báo cáo của Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ, về tổng số vụ

kiểm tra: năm 2016 là 130 vụ, năm 2017 là 140 vụ, năm 2018 là 145 vụ; về giá trị hàng hóa vi phạm: năm 2016 là 1.379.029.000 đồng, năm 2017 là 2.185.019.500 đồng, năm 2018 là 2.474.852.000 đồng; về số tiền phạt vi phạm hành chính: năm 2016 là 498.300.000 đồng; năm 2017 là 782.500.000 đồng, năm 2018 là 787.100.000 đồng. Số liệu cho thấy tình trạng buôn lậu ngày càng tăng, số vụ vi phạm tăng với tỉ lệ nhỏ hơn rất nhiều so với số tiền phạt vi phạm hành chính và giá trị hàng hóa vi phạm, điều này có nghĩa các đối tượng buôn lậu vận chuyển hàng hóa có số lượng và giá trị ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu ở tỉnh Phú Thọ còn nhiều non yếu, tổ chức bộ máy quản lý chưa tốt, số lượng công chức, kiểm soát viên thực thi nhiệm vụ chống buôn lậu vừa thiếu lại vừa chưa được đào tạo sâu về chuyên môn, nghiệp vụ. Việc ban hành và triển trai thực thi các văn bản pháp luật còn chậm, chồng chéo và chế tài xử phạt đối với hành vi buôn lậu chưa đủ sức răn đe; hoạt động thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu là việc làm hết sức cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên liên tục;

Thứ ba: Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu xét theo khía cạnh lý luận bao gồm: (1) Yếu tố thuộc về văn bản, chính sách pháp luật về chống buôn lậu; (2) Yếu tố thuộc về chủ thể quản lý (năng lực, trình độ, phẩm chất của công chức, kiểm soát viên tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu; nguồn lực chống buôn lậu; sự phối hợp của các cơ quan chống buôn lậu); (3) Nhận thức, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng;

Thứ tư: Để tăng cường quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cần thực hiện động bộ các giải pháp sau: (1) Đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến chống buôn lậu; (2) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chống buôn lậu; (3) Xây dựng lực lượng Quản lý thị trường có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức; (4) Tăng cường nguồn lực phục vụ công tác chống buôn lậu; (5) Tăng cường phối hợp của các cơ quan trong công tác chống buôn lậu; (6) Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Kiến nghị với Chính phủ

Kiện toàn, sắp xếp lại hệ thống cơ quan Quản lý thị trường. Sớm giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ cấp ngành, thâm niên công tác cho lực lượng Quản

lý thị trường. Tập trung nghiên cứu xây dựng và ban hành Luật Quản lý thị trường để bảo đảm tính pháp lý cao hơn, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, giải quyết vấn nạn buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, mặt khác nâng cao được vị thế của lực lượng Quản lý thị trường trong quá trình hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sớm hoàn thành và đưa vào thực hiện Chương trình hành độngquốc gia về phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại từ nay đến 2020, tầm nhìn đến 2025. Sửa đổi Luật, Nghị định, Thông tư liên quan đến chống buôn lậu theo hướng cụ thể, dễ xử lý, khắc phục những khoảng trống, những sơ hở trong quản lý nhà nước để các đối tượng không thể lợi dụng. Tăng nặng mức hình phạt đối với hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

5.2.2. Kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính

Đề nghị xem xét sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoá đơn chứng từ hàng hoá lưu thông trên thị trường cho phù hợp với tình hình thực tiễn và tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra và xử lý vi phạm. Tăng kinh phí, bổ sung phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống buôn lậu của lực lượng Quản lý thị trường.

Đề nghị ban hành quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc phối hợp với cơ quan Quản lý nhà nước trong kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính: Doanh nghiệp phải coi công tác phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý về hàng lậu vừa là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có cần chế tài xử lý đối với những doanh nghiệp có hành vi trốn tránh, không tham gia phối hợp với cơ quan chức năng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, góp phần lành mạnh hoá thị trường.

Đề nghị thực hiện việc xây dựng Website cung cấp cơ sở dữ liệu và thông tin cần thiết để lực lượng Quản lý thị trường cập nhật các thông tin về xử lý vi phạm. Xây dựng đề án mở lớp đào tạo nghiệp vụ Quản lý thị trường theo hướng tập trung, chuyên sâu nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của công chức, kiểm soát viên Quản lý thị trường.

5.2.3. Kiến nghị với Bộ Công an

Chỉ đạo các đơn vị tham gia phối hợp trong đấu tranh chống buôn lậu, trong đó: lực lượng Cảnh sát giao thông tăng cường phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường tổ chức kiểm tra trên khâu lưu thông; lực lượng Cảnh sát kinh tế phối hợp chặt chẽ với lực lượng Quản lý thị trường tổ chức điều tra, triệt phá những tụ

điểm, đầu mối buôn lậu; lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động tham gia phối hợp, bảo vệ các cơ quan, đơn vị chống buôn lậu trong đấu tranh với các đối tượng có dấu hiện liều lĩnh, manh động; lực lượng Công an địa phương nắm bắt các đối tượng trên địa bàn quản lý, từ đó cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho lực lượng chống buôn lậu.

5.2.4. Kiến nghị với Tổng cục Quản lý thị trường

Đề nghị Tổng cục Quản lý thị trường xem xét bổ sung thêm biên chế cho lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ thông qua luân chuyển các cán bộ ở các cơ quan, đơn vị khác để tăng cường nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao. Biên chế được bổ sung phải theo đúng chuyên môn mà Quản lý thị trường đang cần sử dụng. Đề nghị tổ chức các đợt thi nâng ngạch, chuyển ngạch đối với các công chức, kiểm soát viên đủ điều kiện.

Đề nghị Tổng cục Quản lý thị trường xem xét, bổ sung nguồn kinh phí phục vụ cho công tác chống buôn lậu bao gồm: Các chi phí mua tin, kiểm định chất lượng, chi phí xác minh, trinh sát, chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hóa, đặc biệt là kinh phí tiêu huỷ hàng hóa. Hàng năm Tổng cục Quản lý thị trường cấp kinh phí cho Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ phối hợp với Sở Thông tin truyền thông, Đài truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật đến toàn thể nhân dân.

Đề nghị Tổng cục Quản lý thị trường làm việc với UBND tỉnh Phú Thọ về việc xin cấp đất và xây dựng trụ sở làm việc cho các Đội QLTT còn chưa có trụ sở, đang phải thuê nhà làm trụ sở. Tăng cường trang bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ cho lực lượng đấu tranh chống buôn lậu như ô tô, súng hơi cay, máy soi hàng... Đối với các trang thiết bị, phương tiện đã cũ và hư hỏng cần phải sửa chữa, bổ sung thay thế mới để có thể hoạt động được.

Xây dựng cơ chế khen thưởng phù hợp, kịp thời cho cho các tổ chức, cá nhân tham gia đấu tranh phòng, chống buôn lậu, trong đó quan tâm đặc biệt đến tuyên dương, khen thưởng và bảo vệ người tố cáo hành vi vi phạm.

5.2.5. Kiến nghị với UBND tỉnh Phú Thọ

Hiện nay, đa số các Đội Quản lý thị trường ở huyện, thị xã phải thuê nhà để làm trụ sở làm việc. Do vậy, đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trụ sở làm việc để lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao đạt kết quả cao hơn; Đề nghị hỗ trợ kinh phí chống buôn lậu, kinh phí tuyên truyền cho Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ.

Đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các cơ quan truyền thông (Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Phú Thọ) tăng cường phối hợp với Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ trong công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về chống buôn lậu, nâng cao nhận thực của người kinh doanh và người tiêu dùng về tác hại của hàng hóa nhập lậu.

Đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ xây dựng chiến lược và tạo điều kiện cho các cá nhân, thương nhân quảng bá các sản phẩm của Việt Nam trên địa bàn tỉnh thông qua việc tổ chức các Hội chợ hàng Việt Nam, xây dựng các khu tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề… Tuyên truyền và nêu cao khẩu hiệu “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” tới người dân, từ đó thúc đẩy phát triển hàng hóa trong nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 128)