Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 60)

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu

tế, xã hội khác nhau. Với đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp là: “Tăng cường quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, số liệu về công tác đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa sẽ được thu thập, tổng hợp thông qua các báo cáo tháng, quý, năm của Phòng Nghiệp vụ-Tổng hợp và Phòng Tổ chức-Hành chính của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ; ngoài ra để phục vụ kết quả nghiên cứu luận văn, việc thu thập số liệu sơ cấp sẽ thông qua khảo sát các hộ kinh doanh, doanh nghiệp bằng mẫu phiếu khảo sát tại 4 đơn vị đại diện tỉnh Phú Thọ là: Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, Huyện Đoan Hùng và Huyện Thanh Thủy. Do ở 4 đơn vị này trong những năm gần đây có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực trên nhiều phương diện kinh tế xã hội, đời sống; cơ sở hạ tầng, giao thông vân tải phát triển; dân số tập trung khá đông đúc, việc trao đổi, mua bán, giao thương hàng hóa cũng rất nhộn nhịp và phát triển. Chính vì vậy, tình trạng buôn lậu tại những địa phương này đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và quy mô, phương thức, thu đoạn hoạt động thì ngày một phức tạp, tinh vi.

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

Bảng 3.6. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

Nội dung thu thập Nguồn Phương pháp thu thập

Thông tin về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hoạt động, giải pháp chống buôn lậu

- Bộ luật hình sự 2015, Luật Hải quan, Luật xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh Quản lý thị trường, các nghị định, thông tư…

- Từ điển bách khoa Việt Nam; Báo, tạp chí, website, các đề tài đã công bố có liên quan…

Tìm, đọc, tự tổng hợp thông tin.

Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: dân số, lao động, tăng trưởng kinh tế, giao thông vận tải, địa hình thổ nhưỡng,…

- Cục thống kê tỉnh Phú Thọ - Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ

- Báo, tạp chí, website

Tìm hiểu, thu thập và tổng hợp các báo cáo hàng năm.

Thông tin, số liệu liên quan tới công tác đấu tranh chống buôn lậu trong những năm gần đây.

- Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ

Tìm hiểu, chọn lọc và tổng hợp qua các báo cáo tổng kết tháng, quý, năm.

3.2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc khảo sát, điều tra bằng bảng câu hỏi chuẩn bị từ trước để phỏng vấn, thu thập thông tin trực tiếp từ đối tượng điều tra gồm: Lãnh đạo Chi cục, Lãnh đạo Đội, công chức, kiểm soát viên thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ; Lãnh đạo Sở, cơ quan đơn vị phối hợp; Doanh nghiệp, hộ kinh doanh và người tiêu dùng tại 4 đơn vị đại diện tỉnh Phú Thọ là: Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, Huyện Đoan Hùng và Huyện Thanh Thủy, cụ thể như sau:

a. Phương pháp chọn địa bàn điều tra, khảo sát

Nguyên tắc chọn địa bàn điều tra, khảo sát dựa theo vị trí địa lý, tuyến đường giao thương, mật độ dân cư và tình hình hoạt động buôn lậu đang diễn ra trên địa bàn. Nghiên cứu được tiến hành tại 4 huyện, thành thị đại diện: Thành phố Việt Trì, Thị xã Phú Thọ, Huyện Đoan Hùng và Huyện Thanh Thủy. Nghiên cứu chọn 4 huyện, thành thị trên với lý do: i) Vị trí địa lý phân bố đều trong tỉnh; ii) Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải phát triển, tuyến đường giao thương đa dạng; iii) Dân số tập trung đông đúc, việc mua bán, giao thương hàng hóa nhộn nhịp; iv) Hoạt động buôn lậu những năm gần đây gia tăng.

b. Phương pháp chọn mẫu điều tra, khảo sát

Chọn cán bộ, công chức quản lý nhà nước: i) Công chức, kiểm soát viên

quản lý thị trường tổng số là 50 người, trong đó Lãnh đạo Chi cục là 01 cán bộ (Chi cục trưởng), Lãnh đạo phòng, đội là 09 cán bộ (01 trưởng phòng, 02 đội trưởng, 01 Phó trưởng phòng, 05 Phó đội trưởng), 40 công chức, kiểm soát viên (09 kiểm soát viên thuộc phòng; 31 kiểm soát viên thuộc đội, trực tiếp tham gia công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu hàng hóa); ii) Lãnh đạo Sở, cơ quan, đơn vị phối hợp gồm 10 cán bộ, trong đó có Sở Công thương, Công an Giao thông, Công an Kinh tế, Thuế.

Chọn doanh nghiệp, hộ kinh doanh: i) Doanh nghiệp gồm 18 đơn vị

(TP.Việt Trì: 06 doanh nghiệp, Tx.Phú Thọ: 04 doanh nghiệp, H.Thanh Thủy: 03 doanh nghiệp, H.Đoan Hùng: 05 doanh nghiệp); ii) Hộ kinh doanh gồm 42 đơn vị (TP.Việt Trì: 12 hộ, Tx.Phú Thọ: 09 hộ, H.Thanh Thủy: 14 hộ, H.Đoan Hùng: 07 hộ). Những doanh nghiệp, hộ kinh doanh điều tra, khảo sát nêu trên là những đơn vị kinh doanh hàng hóa là những mặt hàng thường xuyên bị nhập lậu như quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thuốc tân dược,...(dưới sự tư vấn của kiểm soát viên Đội QLTT địa phương khảo sát chọn ngẫu nhiễn trong Sổ quản lý địa bàn).

Chọn người tiêu dùng: điều tra, khảo sát 30 người tiêu dùng (TP.Việt

Trì: 11 người, Tx.Phú Thọ: 05 người, H.Thanh Thủy: 06 người, H.Đoan Hùng: 08 người). Các đối tượng khảo sát thuộc các nhóm nghề nghiệp, độ tuổi khác nhau (Công chức: 04 người, người nghỉ hưu trí: 02 người, bán hàng: 07 người, công nhân: 07 người, giáo viên: 05 người, kế toán: 02 người, làm ruộng: 01 người, lao động tự do: 01 người, nội trợ: 01 người). Các đối tượng khảo sát được chọn ngẫu nhiên trên địa bàn khảo sát.

Sau khi thu phiếu điều tra, tổng hợp và xử lý thì thu được 150 phiếu đảm bảo chất lượng. Kết quả chon mẫu được thể hiện trong bảng 3.7 như sau:

Bảng 3.7. Phân bổ điều tra, thu thập số liệu sơ cấp

Đối tượng điều tra Số lượng mẫu Chức vụ

Nội dung điều tra Cấp trưởng Cấp phó CB, KSV Lãnh đạo Chi cục; Lãnh đạo Đội; Cán bộ, kiểm soát viên Quản lý thị trường 50 4 6 40 - Tình hình thực hiện công tác chống buôn lậu; - Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức; - Các kế hoạch, triển khai, giám sát, công tác phối hợp;

- Công tác tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng công chức, kiểm soát viên; - Các đề xuất, kiến nghị tăng cường công tác chống buôn lậu.

Lãnh đạo Sở; Cơ quan, đơn vị phối hợp 10 4 6 - - Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức; - Bộ máy tổ chức, trình độ cán bộ; - Tổ chức các kế hoạch, công tác phối hợp, công tác tuyên truyền;

Đơn vị kinh

doanh gồm: 60 - - - - Thị trường hàng hóa; - Đánh giá công tác phối hợp; tuyên truyền vận động;

- Mức độ ảnh hưởng của hàng lậu; -Doanh nghiệp 18 -Hộ kinh doanh 42 Đối tượng sử dụng hàng hóa (Người tiêu dùng) 30 - Thị trường hàng hóa;

- Đánh giá công tác phối hợp; tuyên truyền vận động;

- Mức độ ảnh hưởng của hàng lậu;

3.2.2.3. Phương pháp tổng hợp

Tổng hợp, sắp xếp các số liệu theo thời gian điều tra. Hệ thống hóa các kết quả thu được thành thông tin tổng thể.

3.2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các thông tin thu thập được xử lý thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel. Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.

3.2.2.5. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả

Tổng hợp các số liệu thống kê về nguồn lực (nhân lực, vật lực) của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ; kết quả xử lý các vụ buôn lậu (số vụ vi phạm và xử lý, giá trị hàng vi phạm, số tiền phạt hành chính, tiền bán hàng tịch thu nộp ngân sách nhà nước) đã thu thập được.

- Phương pháp so sánh

Dùng số tuyệt đối, tương đối để tiến hành phân tích, đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu mang tính định lượng giữa các năm với nhau nhằm xác định mức độ biến động theo thời gian của các chỉ tiêu đó, từ đó xác định hiệu quả hoạt động chống buôn lậu.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu

3.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng buôn lậu

+ Số vụ vi phạm, xử lý; + Giá trị hàng hóa vi phạm;

+ Số tiền phạt vi phạm hành chính; tiền bán hàng tịch thu; + Số tiền nộp ngân sách nhà nước.

3.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu

- Chỉ tiêu phản ánh hệ thống văn bản chính sách quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu

+ Số lượng văn bản chính sách cấp Trung ương; + Số lượng văn bản chính sách cấp tỉnh.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu

+ Số lượng các bên tham gia…

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác lập kế hoạch về đấu tranh chống buôn lậu

+ Phương thức lập kế hoạch; + Tần suất lập kế hoạch.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu

- Chỉ tiêu phản ánh công tác tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức

+ Số lượng kênh thông tin, tuyên truyền;

+ đối tượng tuyên truyền và đối tượng tiếp nhận; + phương thức và nội dung tuyên truyển;

+ tần suất từng hoạt động tập huấn, tuyên truyền/năm.

- Chỉ tiêu phản ánh công tác thanh tra hoạt động chống buôn lậu

+ Số lượng các cơ quan, đơn vị thanh tra, kiểm tra, giám sát; + Tần suất thanh tra, kiểm tra/năm;

- Chỉ tiêu phản ánh công tác phối hợp ; + Số lượng cơ quan tham gia phối hợp; + Nội dung phối hợp;

+ Số vụ phối hợp với các cơ quan/năm.

- Chỉ tiêu thể hiện kết quả quản lý nhà nước về chống buôn lậu

+ Số vụ kiểm tra, vi phạm, xử lý; + Giá trị hàng hóa vi phạm;

+ Số tiền phạt vi phạm hành chính; tiền bán hàng tịch thu; + Số tiền nộp ngân sách nhà nước;

+ Trị giá hàng tồn kho.

3.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đấu tranh chống buôn lậu

+ Thuộc về chính sách pháp luật chống buôn lậu; + Thuộc về chủ thể quản lý;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Bảng 4.1. Tổng hợp về số vụ buôn lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn năm 2016-2018

Đội QLTT Năm 2016 2017 2018 Số vụ (1.000đ) Giá trị Phạt HC (1.000đ) Số vụ (1.000đ) Giá trị Phạt HC (1.000đ) Số vụ Giá trị (1.000đ) Phạt HC (1.000đ) Đội 1 19 168.595 83.800 14 120.235 118.100 17 175.550 74.500 Đội 2 0 0 0 0 0 0 8 230.950 45.000 Đội 3 5 44.017 11.300 5 82.009 25.000 5 45.500 17.500 Đội 4 3 22.980 6.200 7 62.660 28.500 2 28.660 8.000 Đội 5 3 5.800 5.600 3 18.220 7.000 6 49.350 16.500 Đội 6 0 0 0 0 0 0 1 9.500 4.000 Đội 7 8 33.600 9.900 6 29.895 11.500 4 20.100 8.000 Đội 8 7 97.856 27.800 3 62.070 26.000 3 39.200 14.300 Đội 9 2 21.040 9.000 0 0 0 0 0 0 Đội 10 0 0 0 1 5.000 2.000 1 4.800 2.000 Đội 11 2 22.759 4.800 5 8.950 3.900 2 17.150 8.000 Đội 12 0 0 0 0 0 0 5 20.510 12.500 Đội 13 0 0 0 1 3.250 800 0 0 0 Đội CĐ 66 793.727 289.800 89 1.741.478,5 542.100 75 1.553.232 508.800 Đội CSX & BBHG 15 168.655 50.100 6 51.252 17.600 16 280.350 68.000 Tổng 130 1.379.029 498.300 140 2.185.019,5 782.500 145 2.474.852 787.100 Nguồn: Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ (2019) Trong những năm gần đây, do nhu cầu tiêu dùng và sở thích sử dụng hàng hóa nhập ngoại của người dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ngày càng tăng cao, cộng thêm có sự phát triển về cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải nên lượng hàng hóa từ cấp thấp tới cấp cao tập trung về tỉnh ngày một nhiều. Những hàng hóa này vô cùng đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Mặt khác, số hộ kinh doanh hàng nội địa nhập khẩu, hàng xách tay mọc lên ngày càng nhiều. Những điều kiện thuận lợi đó đã khiến cho hoạt động buôn lậu không những không giảm mà còn

có xu hướng tăng lên và diễn biến hết sức phức tạp. Các đối tượng đã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt và đối phó với việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.

4.1.1. Một số mặt hàng buôn lậu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

4.1.1.1. Thuốc lá

Thuốc lá là một trong những mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng và do Nhà nước quản lý cả về sản xuất lẫn nhập khẩu từ nước ngoài về, thuốc lá là mặt hàng có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên do tập quán tiêu dùng, ưa thích thuốc lá ngoại nên trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc lá ngoại được bán và tiêu thụ. Nguồn gốc của thuốc lá ngoại là do buôn lậu. Tình hình nhập lậu thuốc lá có xu hướng ngày một gia tăng trong những năm gần đây đặc biệt là từ khi có sự trợ giúp của đội quân cửu vạn. Đối tượng cửu vạn này phần lớn là người dân địa phương vốn thông thạo địa bàn, từ đó hình thành các đường dây, băng nhóm có tổ chức chặt chẽ với những mắt xích gắn kết với nhau trên từng chặng đường. Phương thức và thủ đoạn cơ bản là dùng xe máy có công suất lớn vận chuyển thuốc lá lậu qua đường tiểu ngạch. Các đầu nậu cũng cử người túc trực tại trụ sở các lực lượng chống buôn lậu để thông báo cho nhau khi lực lượng ra quân.

Vì không phải địa bàn vùng biên giới nên lực lượng quản lý địa bàn cũng không kiểm soát được lượng thuốc lá đi vào nghiêm ngặt được, đây chính là hạn chế đối với lực lượng quản lý thị trường, vì khi tiếp nhận được thông tin hàng đã được chở trên xe, lực lượng quản lý thị trường phải có đề xuất phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông, sau khi cảnh sát giao thông dừng xe mới được phép kiểm tra xe, thời gian đó xe đã đi khá xa, ngoài khu vực kiểm soát và sang đến địa bàn tỉnh khác.

4.1.1.2. Xe đạp điện

Không tốn tiền xăng, không phải đăng ký khi sử dụng, không cần giấy phép lái xe... là những lý do khiến xe đạp điện được nhiều người lựa chọn và đang được tiêu thụ mạnh. Lợi dụng cơ hội này, thời gian qua, tình trạng buôn lậu các loại xe đạp điện cũng được dịp bùng phát.

Việc xe đạp điện nhập khẩu không hóa đơn, chứng từ bán tràn lan trên thị trường vi phạm về nhãn mác, thương hiệu đang ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, gây thất thu một nguồn ngân sách không nhỏ cho Nhà nước.

Hiện các đối tượng buôn lậu mặt hàng này dùng nhiều thủ đoạn để vận chuyển hàng hóa. Thời gian đầu dân buôn lậu thường vận chuyển nguyên chiếc đã được lắp ráp hoàn chỉnh, nhưng gần đây, nhiều chủ hàng đã tháo rời từng bộ

phận để vận chuyển riêng lẻ, tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, kiểm tra thu giữ. Phương thức vận chuyển cũng có sự biến đổi, bên cạnh thủ đoạn dùng xe khách, xe tải chở lẫn với các mặt hàng hóa khác còn gửi đảm bảo qua đường chuyển phát nhanh, bưu kiện của ngành bưu điện.

Hình 4.1. Lực lượng Quản lý thị trường thu giữ xe đạp điện nhập lậu

Nguồn: Tác giả (2014)

4.1.1.3. Hàng hóa tiêu dùng, hàng điện tử

Tình trạng buôn bán hàng tiêu dùng nhập lậu như quần áo, vải, giày dép, rượu bia, bánh kẹo, điện thoại di động, thiết bị điện, nước tăng lực RedBull, thuốc lá điếu… có xu hướng gia tăng và diễn ra tương đối phức tạp trong những năm gần đây. Nắm bắt được tâm lý ưa thích dùng hàng ngoại của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 60)