Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 117 - 120)

TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Theo nhận định của Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Lãnh đạo các Sở, ban ngành, trong những năm tới, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các cơ sở kinh doanh hàng xách tay sẽ có xu hướng gia tăng, hàng hoá phục vụ sản xuất, tiêu dùng đa dạng, phong phú; hành vi vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép khác sẽ có nhiều diễn biến mới với thủ đoạn tinh vi hơn. Ngoài ra, thời gian tới, nhiều hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, cùng với việc mở cửa rộng về thương mại, du lịch, điều này sẽ điều kiện cho những đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại hoạt động, các hành vi vi phạm tăng lên,

diễn biến thị trường phức tạp hơn. Hoạt động buôn lậu có tác động tiêu cực nhiều mặt đến tình hình kinh tế-xã hội, an ninh trật tự, môi trường, sức khỏe của người dân. Vì vậy, công tác đấu tranh chống buôn lậu là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cơ quan chức năng trong đó có lực lượng quản lý thị trường. Do đó, để nhiệm vụ đấu tranh chủ động, có hiệu quả, các giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu nói riêng cũng như công tác quản lý thị trường nói chung cần được triển khai thực hiện:

4.4.1. Hoàn thiện cơ chế thực hiện các văn bản pháp luật pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu

Pháp luật là một trong những công cụ cơ bản để điều chỉnh quan hệ xã hội nói chung và cũng là một công cụ quan trọng để chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có hiệu quả. Tuy nhiên hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay chưa rõ ràng, còn tạo ra nhiều khe hở, cơ sở pháp lý còn chưa thống nhất và đồng bộ, chồng chéo gây khó khăn cho người thừa hành cũng như gây ra các tệ quan liêu tham nhũng hối lộ, tuỳ tiện trong áp dụng.

Hiện nay, các chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, khung xử phạt quá rộng khó định lượng, mức phạt hành chính còn quá nhẹ so với giá trị hàng hóa vi phạm và lợi nhuận thu được, các đối tượng vi phạm đã lợi dụng những kẽ hở, lỗ hổng để lách luật, làm thất thoát tài sản của nhà nước, gây trở ngại cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm thiệt hại lợi ích của nhân dân. Nhiều văn bản chính sách được ban hành trước đây, đến nay không còn phù hợp, chưa được sửa đổi, bổ sung dẫn đến khó khăn trong công tác tiếp cận và xử lý cho các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, để việc đấu tranh chống buôn lậu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đạt hiệu quả hơn thì cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thương mại, quản lý thị trường, tạo hành lang pháp lý toàn diện và đồng bộ, khắc phục những khoảng trống, những sơ hở trong quản lý nhà nước để các đối tượng không thể lợi dụng. Theo đó, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu sửa đổi Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng như một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trực tiếp đến công tác phòng chống buôn lậu.

4.4.1.1. Đối với Trung ương

bản pháp quy hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung để luôn đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp thực tế; phát hiện kịp thời những thiếu sót để bổ sung; tránh tình trạng một số hành vi vi phạm nhưng lại có nhiều cách xử lý khác nhau gây khó khăn cho lực lượng xử lý và gây hiểu nhầm, phiền hà cho doanh nghiệp, cụ thể:

- Với Thông tư liên tịch số 64/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08/5/2015 quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường theo hướng mọi tổ chức, cá nhân khi mua bán, vận chuyển hàng hóa nhập khẩu thì người bán phải đem bản gốc hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp và hóa đơn, chứng từ xuất kho của lô hàng đến Cục Hải quan hoặc Đội Quản lý thị trường phụ trách địa bàn để xác nhận; Thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa cần căn cứ vào khoảng cách địa lý, tình tiết vụ việc để các đối tượng không có đủ thời gian hợp thức hóa hóa đơn, chứng từ cho hàng lậu;

- Với Luật xử lý vi phạm hành chính, cần quy định rõ ràng về thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với tổ chức; bổ sung quy định về việc giao quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm thi hành quyết định xử phạt cho cấp phó để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất khi xử lý vi phạm; một số điều trong Luật cần có quy định rõ ràng như: tình tiết phức tạp, quy mô lớn, số lượng và giá trị hàng hóa lớn;

Thứ hai: Chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về

phòng, chống buôn lậu cho phù hợp, rõ ràng, nhất quán; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các lực lượng, cơ quan, địa phương, cá nhân có liên quan, không để chồng chéo trong chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ. Các văn bản phải thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương; Thực hiện tổng kết, đánh giá thi hành các văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực, rà soát quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt phù hợp với thực tế và đảm bảo tính khả thi;

Thứ ba: Trước khi ban hành các văn bản chính sách mới, phải đưa ra bản

dự thảo lấy ý kiến của các cơ quan, ban ngành, các đối tượng có liên quan… từ đó để có những thay đổi cho phù hợp; mặt khác cần có những văn bản hướng dẫn kịp thời, rõ ràng để việc thực hiện mang lại kết quả tốt, tránh tình trạng văn bản chính sách đưa ra nhưng văn bản hướng dẫn đi kèm ra chậm gây khó khăn cho cơ quan thực thi văn bản chính sách trong việc áp dụng;

phủ, Quốc hội, Bộ Công thương) với cơ quan triển khai chính sách (Sở Công thương, Chi cục QLTT, UBND tỉnh) và các đối tượng tuân thủ chính sách đó (các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, buôn bán và người tiêu dùng), việc trao đổi thông tin giữa các đối tượng giúp đánh giá hiệu quả của việc triển khai chính sách ở địa phương.

4.4.1.2. Đối với địa phương

Thứ nhất: Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, Chi cục QLTT tham

mưu cho BCĐ 389 tỉnh, Sở Công thương xây dựng các văn bản hướng dẫn, phổ biến cụ thể: Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại. Chi cục QLTT nên mở công thông tin điện tử riêng truyền tải các thông tin về chính sách phát luật nhà nước, tình hình xử lý vi phạm hành chính, giải đáp thắc mắc cho các đối tượng liên quan;

Thứ hai: UBND tỉnh cần hỗ trợ triển khai, tuyên truyền sâu rộng về Luật xử

lý vi phạm hành chính; Đề án Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020 theo Quyết định số 1059/QĐ-BCT ngày 28/3/2017 của Bộ Công thương;

Thứ ba: Sở Công thương, Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ nghiên cứu, đề nghị

cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật, chế tài xử lý phải cụ thể, nghiêm minh, đủ sức răn đe, mang tính phòng ngừa, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công tác đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới, không để các đối tượng buôn lậu lợi dụng kẽ hở của pháp luật. Ngoài ra cần giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà để tạo điều kiện hoạt động nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 117 - 120)