Một số mặt hàng buôn lậu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 67 - 70)

4.1.1.1. Thuốc lá

Thuốc lá là một trong những mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng và do Nhà nước quản lý cả về sản xuất lẫn nhập khẩu từ nước ngoài về, thuốc lá là mặt hàng có hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên do tập quán tiêu dùng, ưa thích thuốc lá ngoại nên trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc lá ngoại được bán và tiêu thụ. Nguồn gốc của thuốc lá ngoại là do buôn lậu. Tình hình nhập lậu thuốc lá có xu hướng ngày một gia tăng trong những năm gần đây đặc biệt là từ khi có sự trợ giúp của đội quân cửu vạn. Đối tượng cửu vạn này phần lớn là người dân địa phương vốn thông thạo địa bàn, từ đó hình thành các đường dây, băng nhóm có tổ chức chặt chẽ với những mắt xích gắn kết với nhau trên từng chặng đường. Phương thức và thủ đoạn cơ bản là dùng xe máy có công suất lớn vận chuyển thuốc lá lậu qua đường tiểu ngạch. Các đầu nậu cũng cử người túc trực tại trụ sở các lực lượng chống buôn lậu để thông báo cho nhau khi lực lượng ra quân.

Vì không phải địa bàn vùng biên giới nên lực lượng quản lý địa bàn cũng không kiểm soát được lượng thuốc lá đi vào nghiêm ngặt được, đây chính là hạn chế đối với lực lượng quản lý thị trường, vì khi tiếp nhận được thông tin hàng đã được chở trên xe, lực lượng quản lý thị trường phải có đề xuất phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông, sau khi cảnh sát giao thông dừng xe mới được phép kiểm tra xe, thời gian đó xe đã đi khá xa, ngoài khu vực kiểm soát và sang đến địa bàn tỉnh khác.

4.1.1.2. Xe đạp điện

Không tốn tiền xăng, không phải đăng ký khi sử dụng, không cần giấy phép lái xe... là những lý do khiến xe đạp điện được nhiều người lựa chọn và đang được tiêu thụ mạnh. Lợi dụng cơ hội này, thời gian qua, tình trạng buôn lậu các loại xe đạp điện cũng được dịp bùng phát.

Việc xe đạp điện nhập khẩu không hóa đơn, chứng từ bán tràn lan trên thị trường vi phạm về nhãn mác, thương hiệu đang ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng, gây thất thu một nguồn ngân sách không nhỏ cho Nhà nước.

Hiện các đối tượng buôn lậu mặt hàng này dùng nhiều thủ đoạn để vận chuyển hàng hóa. Thời gian đầu dân buôn lậu thường vận chuyển nguyên chiếc đã được lắp ráp hoàn chỉnh, nhưng gần đây, nhiều chủ hàng đã tháo rời từng bộ

phận để vận chuyển riêng lẻ, tránh bị cơ quan chức năng phát hiện, kiểm tra thu giữ. Phương thức vận chuyển cũng có sự biến đổi, bên cạnh thủ đoạn dùng xe khách, xe tải chở lẫn với các mặt hàng hóa khác còn gửi đảm bảo qua đường chuyển phát nhanh, bưu kiện của ngành bưu điện.

Hình 4.1. Lực lượng Quản lý thị trường thu giữ xe đạp điện nhập lậu

Nguồn: Tác giả (2014)

4.1.1.3. Hàng hóa tiêu dùng, hàng điện tử

Tình trạng buôn bán hàng tiêu dùng nhập lậu như quần áo, vải, giày dép, rượu bia, bánh kẹo, điện thoại di động, thiết bị điện, nước tăng lực RedBull, thuốc lá điếu… có xu hướng gia tăng và diễn ra tương đối phức tạp trong những năm gần đây. Nắm bắt được tâm lý ưa thích dùng hàng ngoại của người tiêu dùng nên các tổ chức, cá nhân đã ồ ạt nhập lậu các mặt hàng tiêu dùng trên về để tiêu thụ dưới nhãn mác hàng xách tay, hàng Nhật nội địa… Điều đáng nói, có những đối tượng nhập hàng cũ, hàng cận date về tân trang lại rồi bán ra thị trường. Những hàng hóa trên được bán với giá thấp hơn so với những hàng hóa nhập chính ngạch nên được tiêu thụ khá mạnh. Tuy nhiên, những mặt hàng giá rẻ trên lại tiềm ẩn những nguy cơ đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng mà người tiêu dùng lại không hề hay biết.

Đa số hàng tiêu dùng nhập lậu nói trên được vận chuyển từ các vùng biên giới phía Bắc như Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang (quần áo, giày dép, thiết bị điện, điện thoại di động, hàng nông sản…), miền Trung như Hà Tĩnh, Thanh Hóa (nước tăng lực RedBull, bánh kẹo) hay từ biên giới các tỉnh Tây Nam Bộ (đường,

thuốc lá…) về tỉnh chứa trữ rồi được buôn bán tại các cửa hàng. Khi bị cơ quan kiểm tra, chủ hàng hóa không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc của hàng hóa hoặc xuất trình hóa đơn không phải của lô hàng được kiểm tra. Chủ hàng hóa thường khai nhận mua trôi nổi trên thị trường; do người đem tới bán không biết danh tính, địa chỉ, nguồn hàng hoặc là hàng mua xách tay từ nước ngoài về. Điều này gây khó khăn cho cơ quan kiểm tra trong việc giải quyết triệt để nguồn hàng.

Hình 4.2. Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ kiểm tra hàng hóa lưu thông

Nguồn: Tác giả (2017)

Biểu đồ 4.1. Thống kê các mặt hàng buôn lậu chủ yếu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn năm 2016-2018

Nguồn: Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ (2019) 69% 9% 7% 15% Hàng tiêu dùng, hàng điện tử Xe đạp điện Thuốc lá Các mặt hàng khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 67 - 70)