Công tác thanh tra hoạt động đấu tranh chống buôn lậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 91 - 97)

Để quản lý Nhà nước trong công tác chống buôn lậu được các tổ chức và cá nhân chấp hành đầy đủ thì cơ quan Quản lý thị trường phải đề ra quy trình thực hiện. Trong quy trình đó hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu tranh chống buôn lậu không thể thiếu được. Thanh tra, kiểm tra là để đánh giá, nhận xét tình hình và kết quả thực hiện quyết định; xem xét lại nội dung và chất lượng quản lý; khi cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, thậm chí phải huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định. Trong trường hợp nội dung và chất lượng quyết định được thực tế kiểm nghiệm là đúng, là phù hợp, nhưng đối tượng thi hành vẫn không tuân thủ và không chấp hành nghiêm chỉnh thì khi đó hoạt động thanh tra, kiểm tra phải làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan, xác định rõ trách nhiệm thuộc khâu nào, thuộc cá nhân, tổ chức nào để chấn chỉnh hoặc xử lý khi có vi phạm. Với ý nghĩa đó thanh tra hoạt động đấu tranh chống buôn lậu thực chất đã góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác này.

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền (1.000 VNĐ)

Giá trị hàng hóa Tiền phạt VPHC

Bảng 4.11. Thanh tra hoạt động quản lý thị trường trong giai đoạn 2016-2018

STT Cơ quan, đơn vị thực hiện

Số lần thanh tra

Nội dung 2016 2017 2018

I Thanh tra nhà nước 2 3 3

1 Thanh tra tỉnh – UBND tỉnh Phú Thọ

1 1 1 Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao; việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 2 Ban Pháp chế –

HĐND tỉnh Phú Thọ

1 1 1 Giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

3 Phòng Thanh tra – Sở Công thương

0 1 1 Thanh tra việc quản lý tổ chức và xây dựng lực lượng Quản lý thị trường địa phương; Quản lý tài chính, tài sản, nguồn kinh phí được bổ sung từ xử lý VPHC trong lĩnh vực chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

II Kiểm tra nội bộ 15 15 15

1 Phòng Thanh tra – Pháp chế

15 15 15 Kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn; Kiểm tra việc thực hiện quy chế công tác; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng con dấu, ấn chỉ; thẻ kiểm tra và công cụ hỗ trợ theo quy định.

Nguồn: Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ (2019) Để đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định, Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là: Thanh tra tỉnh thuộc UBND tỉnh Phú

Thọ, Ban Pháp chế thuộc Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ và Phòng Thanh tra thuộc Sở Công thương. Mặt khác, đối với việc đảm bảo chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường, Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ thực hiện kiểm tra nội bộ hằng năm đối với các phòng, Đội Quản lý thị trường và công chức Quản lý thị trường.

4.2.5.1. Đối với hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Trong năm 2016-2018, Chi cục QLTT đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành 08 cuộc thanh tra, trong đó có 02 cuộc thanh tra tài chính; 03 cuộc giám sát hoạt động thực thi pháp luật; 03 cuộc thanh tra giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Công tác thanh tra được tiến hành để đánh giá kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định và việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng tại Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ.

- Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định

được thanh tra thông qua các chỉ tiêu: Công tác tham mưu cho cấp có thẩm

quyền về công tác quản lý thị trường; Tổ chức chỉ đạo, thực hiện hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật thương mại, công nghiệp liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn; Quản lý tổ chức và xây dựng lực lượng Quản lý thị trường địa phương; Xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống cơ sở dữ liệu về tình hình thương nhân hoạt động thương mại, công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Quản lý tài chính, tài sản, nguồn kinh phí được bổ sung từ vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả, gian lận thương mại; Quản lý phương tiện làm việc, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được giao, quản lý ấn chỉ và lưu trữ hồ sơ vụ việc kiểm tra theo quy định; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường và Giám đốc Sở Công thương giao.

- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

của Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ được thanh tra thông qua các chỉ tiêu: Công tác

chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện công khai, minh bạch trong một số hoạt động của cơ quan, đơn vị (hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước; mua sắm công, xây dựng cơ bản; công tác tổ chức, cán bộ); Công tác chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn theo quy định.

Căn cứ vào kế hoạch thanh tra, Đoàn Thanh tra yêu cầu Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ cung cấp tài liệu, hồ sơ, chứng từ liên quan đến nội dung thanh tra. Qua hoạt động thanh tra, kiểm tra tại Chi cục QLTT trong năm 2016-2018 cho thấy việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định và việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng tại Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ tương đối tốt, các hồ sơ, tài liệu, chứng từ kế toán được lập, cập nhật và lưu trữ đây đủ theo quy định, thực hiện công khai tài chính qua các hình thức như đưa thông tin lên cổng thông tin điện tử, gửi các văn bản thông báo cho các đơn vị trực thuộc và công khai trong Hội nghị công chức viên chức hàng năm; việc xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra, kiểm tra, Đoàn Thanh tra đã phát hiện một số sai phạm trong thực hiện các quy định pháp luật như sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên để tạm chi cho chi phí vụ việc; không thực hiện ở các Đội QLTT không thực hiện mở sổ theo dõi chi phí vụ việc; việc công khai, minh bạch tài chính ở một số đơn vị trực thuộc còn mang tính hình thức; công tác luân chuyển, điều động cán bộ còn sai sót; quy trình bổ nhiệm chức danh chưa tuân thủ quy định… Tại một số Đội QLTT được thanh tra, kiểm tra, đoàn Thanh tra đã phân tích, chỉ rõ sai phạm và yêu cầu các đơn vị có sai phạm thực hiện các biện pháp khắc phục triệt để.

Căn cứ kết luận của Đoàn Thanh tra, Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã tiến hành họp toàn thể công chức, kiểm soát viên, yêu cầu các phòng, các Đội QLTT trực thuộc mau chóng khắc phục các sai phạm được nêu ra trong kết luận. Đối với hoạt động tài chính, ngân sách nhà nước cần phải rà soát các khoản chi chưa đúng, giải quyết các sai sót tồn đọng; yêu cầu các Đội cử cán bộ mở sổ theo dõi chứng từ chi phí vụ việc tại đơn vị; thực hiện nghiêm túc chế độ công khai, minh bạch tài chính. Đối với công tác tiếp dân, phải thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận và xử lý các ý kiến trên đường dây nóng, đơn thư khiếu nại theo đúng trình tự, thẩm quyền, không để đơn thư tồn đọng, không có đơn thư vượt thẩm quyền; thực hiện nghiêm túc quy chế ngành, phấn đấu hàng năm giảm dần đơn thư khiếu nại, tố cáo; công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ cần được tiến hành nghiêm túc nhằm phát hiện các sai sót tại các đơn vị. Đối với công tác tổ chức, cán bộ, yêu cầu phòng Tổ chức-Hành chính rà soát toàn bộ hồ sơ công chức, bổ sung quy trình bổ nhiệm chức danh; thực hiện nghiêm túc chế độ luân chuyển, điều động công chức, kiểm soát viên…

Thời gian qua hoạt động thanh tra, giám sát ở Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã được Đảng ủy, Ban Lãnh đạo Chi cục quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, qua công tác thanh tra đã giúp phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, phát hiện những sai phạm, kiến nghị biện pháp khắc phục và phòng ngừa, đồng thời phát huy những ưu điểm, các nhân tố tích cực; từ đó giúp các đơn vị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp có hiệu quả vào việc hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của các đơn vị, xây dựng lực lượng QLTT tỉnh Phú Thọ trong sạch, vững mạnh.

4.2.5.2. Đối với công tác kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường

Công tác kiểm tra nội bộ của Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ được Lãnh đạo Chi cục giao cho phòng Thanh tra-Pháp chế thực hiện và báo cáo kết quả kiểm tra cho Lãnh đạo Chi cục sau khi kết thúc cuộc kiểm tra đối với từng đơn vị được kiểm tra. Công tác kiểm tra nội bộ của Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ được tiến hành định kỳ hàng năm. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được phân công và tình hình hoạt động của từng đơn vị trong Chi cục, Phòng Thanh tra-Pháp chế xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ đối với các đơn vị và trình Lãnh đạo Chi cục xem xét, phê duyệt kế hoạch. Kế hoạch sau khi được phê duyệt sẽ được sao gửi đến các đơn vị để các đơn vị nắm được nội dung và thời gian kiểm tra.

Trong năm 2016-2018, Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã tổ chức 45 cuộc kiểm tra nội bộ đối với hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh và xử lý vi phạm hành chính của 15 Đội QLTT.

Căn cứ Kế hoạch kiểm tra nội bộ, Phòng Thanh tra-Pháp chế soạn thảo Quyết định kiểm tra nội bộ trình Lãnh đạo chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ phê duyệt và thông báo cho đơn vị được thanh tra trước 1 tháng để chuẩn bị hồ sơ vụ việc, ấn chỉ công tác, sổ bộ, sổ sách theo dõi chi phí vụ việc. Công tác kiểm tra nội bộ của Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ gồm việc kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ được giao; kiểm tra việc thực hiện quy chế công tác của công chức quản lý thị trường, việc sử dụng thẻ kiểm tra thị trường, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu của Quản lý thị trường và các công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính, về quản lý, sử dụng ấn chỉ và thiết lập hồ sơ vụ việc xử lý vi phạm hành chính; kiểm tra việc thực hiện các

quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính.

Bảng 4.12. Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm 2018 của Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ

STT Tháng kiểm tra Đơn vị được kiểm tra

1 Tháng 3 Đội QLTT số 4; Đội QLTT số 9

2 Tháng 4 Đội QLTT số 11; Đội QLTT chống SX&BB Hàng giả 3 Tháng 5 Đội QLTT số 2; Đội QLTT số 10 4 Tháng 6 Đội QLTT số 6; Đội QLTT số 12 5 Tháng 7 Đội QLTT số 1 6 Tháng 8 Đội QLTT số 7; Đội QLTT số 8 7 Tháng 9 Đội QLTT Cơ động 8 Tháng 10 Đội QLTT số 3 9 Tháng 11 Đội QLTT số 5; Đội QLTT số 13 Nguồn: Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ (2019) Công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường là trách nhiệm, công việc thường xuyên của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị truờng các cấp nhằm đảm bảo việc thi hành nghiêm chỉnh các các quy định của pháp luật về kiểm tra kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính; đồng thời phát hiện biểu dương kịp thời những nhân tố tích cực, chấn chỉnh ngay các sai sót, yếu kém và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nếu có.

Mặt khác, hoạt động kiểm tra nội bộ của Chi cục nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức; đề cao trách nhiệm của cơ quan, cán bộ, công chức Quản lý thị trường khi thực thi nhiệm vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính. Thông qua việc kiểm tra kiến nghị các biện pháp cần thiết để sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường, về kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính; có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức Quản lý thị trường đáp ứng nhiệm vụ được giao.

Việc kiểm tra nội bộ phải đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, trung thực, kịp thời; nghiêm cấm lợi dụng việc kiểm tra làm cản trở, gây khó khăn cho hoạt động của đơn vị được kiểm tra. Các hành vi vi phạm pháp luật phát hiện được trong quá trình kiểm tra phải đình chỉ ngay và thực hiện các biện pháp khắc phục sửa chữa vi phạm. Cán bộ, công chức Quản lý thị trường có hành vi vi phạm pháp luật phải kiểm điểm, xử lý theo quy định của pháp luật.

Qua công tác kiểm tra nội bộ, Phong Thanh tra-Pháp chế đã phát hiện những sai sót trong quá trình kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của các đơn vị. Một số vi phạm nhỏ như tẩy xóa hồ sơ, ấn chỉ; viết sai lỗi chính tả; thiếu ấn chỉ mềm đã được nhắc nhở yêu cầu khắc phục tại chỗ. Tuy nhiên, có những trường hợp vi phạm vào điều cấm trong luật xử lý vi phạm hành chính như: năm 2016, Đội QLTT số 3-Phù Ninh áp dụng sai chế tài xử phạt, phạt và thu tiền xử phạt vi phạm hành chính cao hơn so với quy định; năm 2017, Đội QLTT số 5- Thanh Sơn bỏ sót hành vi vi phạm. Đối với những trường hợp trên, Phòng Thanh tra-Pháp chế báo cáo Lãnh đạo Chi cục QLTT tỉnh Phú Thọ. Qua xem xét, kiểm tra mức độ sai phạm gây ra, Lãnh đạo Chi cục đã yêu cầu lãnh đạo Đội làm biên bản giải trình sai phạm, họp kiểm điểm và kỷ luật đối với công chức, kiểm soát viên liên quan.

4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ TRANH CHỐNG BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 91 - 97)