Yếu tố thuộc về chính sách pháp luật trong chống buôn lậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 97 - 102)

Hệ thống chính sách pháp luật là căn cứ và tiền đề pháp lý cho các hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước, chủ yếu tập trung ở 2 nhóm:

Một là, hệ thống các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, chủ yếu là xác định địa vị pháp lý, chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Phần lớn những quy định này được thể hiện trong các luật như Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương…, các nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, về cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện… và hệ thống các quy chế làm việc của các cơ quan, văn bản có liên quan đến nội dung phân công, phân cấp quản lý nhà nước.

Hai là, hệ thống văn bản do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành theo thẩm quyền (dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật hành chính, văn bản cá biệt) để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của

đời sống xã hội. Hầu hết các thủ tục hành chính liên quan đến mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp đều nằm ở nhóm quy định này. Do vậy, số lượng các văn bản này thường rất lớn so với nhóm thứ nhất và thường xuyên có sự thay đổi để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu quản lý phù hợp với sự biến động và tác động của các quan hệ khách quan.

Ở Việt Nam chưa có luật riêng về chống buôn lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, mà nằm rải rác ở các văn bản khác nhau gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong thực thi pháp luật. Đơn cử như khái niệm về gian lận thương mại, hàng lậu chưa được phân định rõ ràng với khái niệm buôn lậu. Khung hình phạt đối với buôn lậu đặt ra trong hệ thống pháp luật còn hạn chế. Hay như Luật Hình sự 2015 đã có quy định xử lý hình sự với pháp nhân thương mại phạm tội (trốn thuế, kinh doanh trái phép, buôn lậu, vi phạm môi trường…).

Trong thời gian qua, Chính phủ, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, quy định về chống buôn lậu, điều này đã giúp cho công tác thực thi pháp luật về chống buôn lậu trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, song song với một số thành tựu đạt được vẫn có những hạn chế trong kết quả đấu tranh, nguyên nhân là do hệ thống các quy định của pháp luật về đấu tranh chống hàng lậu ở nước ta mặc dù tương đối đầy đủ nhưng nằm rải rác tại các văn bản khác nhau, vẫn còn có một số quy định chưa thực sự hoàn thiện, còn chồng chéo, thiếu cụ thể, từ đó tạo ra nhiều lỗ hổng để các đối tượng phạm tội lợi dụng hoạt động.

- Về Pháp lệnh Quản lý thị trường: để bảo đảm tính pháp lý cao hơn, tính

thống nhất của hệ thống pháp luật, giải quyết vấn nạn hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng thì cần thiết phải ban hành luật mới có thể nâng cao được vị thế của lực lượng này trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, theo Ủy ban Kinh tế, nếu ban hành Luật QLTT hoặc mở rộng phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh sẽ xung đột với các luật, pháp lệnh như Luật Thanh tra, Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Luật Công an nhân dân, Pháp lệnh Bộ đội biên phòng, Pháp lệnh Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam... Do vậy, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh cần nhiều thời gian nghiên cứu một cách toàn diện tác động tới các luật khác và các cam kết của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời điểm hiện nay, việc ban hành Pháp lệnh QLTT nhằm khắc phục một bước những hạn chế, bất cập, tạo sự chuyển biến kịp thời trong tổ chức và hoạt động của lực lượng QLTT; đồng thời kiểm nghiệm các quy định mới trong thực tiễn, trên cơ sở đó tổng kết, tiếp tục nghiên cứu xây dựng Luật QLTT trong thời gian tới;

- Về xác định thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi

phạm hành chính: Theo quy định tại Điều 45, Luật Xử lý vi phạm hành chính thì

thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Quản lý thị trường được xác định theo giá trị tang vật, phương tiện vi phạm không vượt quá mức tiền phạt được quy định đối với cá nhân vi phạm hành chính. Do Luật chưa quy định rõ về thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nên hiện nay có hai cách hiểu và áp dụng khác nhau trong việc xác định thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

- Về việc thực hiện giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính: Luật Xử

lý vi phạm hành chính có quy định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 54; giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại Khoản 2 Điều 87 và giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính tại Khoản 2 Điều 123 là cụ thể, thuận lợi cho việc áp dụng. Tuy nhiên, đối với các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm thi hành quyết định xử phạt như: Tạm giữ tang vật phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính (Điều 125); Khám người theo thủ tục hành chính (Điều 127); Khám phương tiện, vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính (Điều 128); Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm (Điều 129) thì Luật chỉ quy định thẩm quyền áp dụng, không có quy định về việc giao quyền áp dụng các biện pháp này.

- Về khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Theo

quy định tại Khoản 2, Điều 129 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc khám xét nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở phải được sự đồng ý của Chủ tịch UBND cấp huyện bằng văn bản. Đây là quy định đúng đắn, tuy nhiên trong thực tế có lúc gây khó khăn không ít, thậm chí không kiểm tra được. Theo quy trình thì trước khi khám xét, phải đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện bằng văn bản và được sự đồng ý bằng văn bản. Nếu Chủ tịch UBND cấp huyện đồng ý ngay trong ngày thì công tác kiểm tra được kịp thời, có hiệu quả. Song, nhiều trường hợp để có được Quyết định khám phải chờ 2-3 ngày sau mới được duyệt vì nhiều lý do, do đó mất tính kịp thời và bảo mật, hàng lậu, hàng cấm đã chuyển đi nơi khác hoặc tiêu hủy;

- Về xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác

định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt: đối với hành vi kinh doanh hàng

nhập lậu thì khung tiền phạt và thẩm quyền xử phạt được căn cứ theo giá trị hàng hóa vi phạm. Những quy định đó thể hiện tính công bằng của luật pháp.

Để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên. Tuy nhiên, thời gian quy định là 24 giờ kể từ thời điểm ra Quyết định tạm giữ tang vật, có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ. Với khoảng thời gian được nhà làm luật giới hạn như thế là rất “ngắn” gây khó khăn nhất định trong thực tế áp dụng cho cơ quan chức năng. Bởi lẽ, theo các quy định tại Thông tư 173/2013/TT-BTC và Thông tư 190/2013/TT- BTC thì Hội đồng định giá tang vật ngoài Chủ tịch Hội đồng là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật thì thành viên còn lại là đại diện Sở Tài chính, đại diện Sở Tư pháp cùng cấp. Do đó, việc triệu tập cần có thời gian nhất định, trong khi không phải lúc nào việc phối hợp cũng đồng bộ.

Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tại Điều 10 Nghị định 185/2013/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền theo trị giá vi phạm đối với hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm. Tuy nhiên, hàng cấm thì rất khó xác định trị giá theo Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính vì hàng cấm không có giá niêm yết, không có giá theo thông báo của cơ quan tài chính của địa phương hay giá thị trường, nếu thành lập Hội đồng định giá thì hội đồng cũng không có căn cứ chính xác để xác định trị giá tang vật vi phạm.

- Về xác định tình tiết tăng nặng: tại Điểm l Khoản 1 Điều 10 Luật Xử

lý vi phạm hành chính quy định một trong các tình tiết tăng nặng: “Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn”. Cho đến nay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng chưa có hướng dẫn thống nhất về nhận thức tình tiết quy mô lớn; trị giá hàng hóa vi phạm đến mức nào thì được coi là “lớn” để áp dụng tình tiết tăng nặng này. Trong khi đó, việc áp dụng tình tiết tăng nặng khi ra quyết định xử phạt là giúp cho người có thẩm quyền áp dụng quy định của pháp luật đúng đắn và chính xác, nhưng với quy định chung chung không có định lượng, định tính cụ thể thì khó áp dụng trong thực tế.

phạm hành chính quy định: “Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể thế nào là vụ việc “có nhiều tình tiết phức tạp”, do đó trong thực tiễn cách hiểu và áp dụng quy định này có sự khác nhau phụ thuộc vào cảm quan của người thi hành pháp luật.

- Về thời hạn xuất trình hóa đơn, chứng từ: Theo quy định tại Điểm b,

Khoản 2, Điều 3, Thông tư liên tịch số 64/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08/5/2015 quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường, trong thời hạn 24 giờ liên tục, kể từ thời điểm kiểm tra, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập khẩu phải xuất trình đầy đủ hóa đơn, chứng từ bản chính chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa theo quy định của pháp luật và Thông tư này. Trường hợp cuối thời hạn 24 giờ liên tục, kể từ thời điểm kiểm tra nếu trùng vào thời gian nghỉ theo quy định thì việc xuất trình hồ sơ được thực hiện vào thời gian làm việc tiếp theo thời gian nghỉ và cơ quan kiểm tra phải ghi rõ thời gian, địa điểm yêu cầu xuất trình vào biên bản. Quy định như vậy rất dễ tạo kẽ hở giúp đối tượng chủ đầu nậu có đủ thời gian để hợp thức hóa hóa đơn, chứng từ cho hàng lậu nhằm mục đích trốn tránh trách nhiệm pháp lý;

- Về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trong thị

trường nội địa: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 5, Thông tư liên tịch số

64/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP ngày 08/5/2015 quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường, hàng hóa do nước ngoài sản xuất mua lại của các tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh chỉ cần có hóa đơn bán hàng của bên bán là đủ. Song thực tế cho thấy việc cấp và quản lý hóa đơn bán hàng của ngành chức năng cho các hộ kinh doanh cũng còn thiếu các quy định chặt chẽ và chế tài xử lý chưa đủ mạnh nên vẫn còn hiện tượng các đối tượng tùy tiện phát hành hóa đơn để hợp thức hóa cho hàng lậu, nhận quyển hóa đơn từ cơ quan chức năng về đưa luôn cho đối tượng buôn lậu tự viết theo từng lô hàng hoặc theo tỷ lệ %; ghi hóa đơn tùy tiện, tên hàng, đơn vị tính, giá thấp hơn giá thực tế trên thị trường.

- Ban hành phương án khám, phương án kiểm tra: Theo quy định tại Thông tư 35/2018/TT-BCT ngày 12/10/2018 của Bộ Công thương, trong công tác kiểm tra chống buôn lậu, đối với trường hợp vụ việc chưa có đủ căn cứ để tiến hành kiểm tra, người đứng đầu cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường phải phân công ngay công chức Quản lý thị trường thực hiện biện pháp nghiệp vụ thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin từ đó đưa ra phương án kiểm tra. Tuy nhiên, đối với trường hợp có căn cứ kiểm tra hoặc có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành kiểm tra ngay thì tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bỏ trốn, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ hoặc để ngăn chặn, hạn chế kịp thời hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra (trường hợp khẩn cấp), thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường phải đưa ra ngay phương án kiểm tra và tiến hành kiểm tra. Đây cũng là thử thách đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường trong việc ban hành phương án kiểm tra làm sao cho kịp thời, chính xác, đồng thời không gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đối tượng liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cương quản lý nhà nước trong đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 97 - 102)