Bài học về kiểm soát nội bộ rút ra cho Công ty Cổ phần DigiCityViệt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần digicity việt nam (Trang 42)

Để giải quyết được các vấn đề còn vướng mắc tại các siêu thị đã tìm hiểu trước đó, đòi hỏi Công ty Việt Nam cần có những bài học rút ra tránh lặp lại cùng một lỗi. Siêu thị cần quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống này tại đơn vị mình. Hoàn thiện công tác KSNB được coi là công việc cần thiết, thường xuyên liên tục phải làm.

- Các mục tiêu hoạt động và phương pháp quản lý của công ty cần phải được phổ biến công khai trong toàn bộ đội ngũ nhân viên cụ thể:

Ban Giám đốc phối hợp với các bộ phận để xây dựng và ban hành các quy chế cụ thể cho từng bộ phận, mỗi thành viên trong bộ phận cần phải nắm chắc quy trình quy chế của bộ phận mình và làm việc theo các quy định đó. Bộ phận kiểm soát nội bộ thay mặt ban giám đốc giám sát việc thực hiện quy trình, quy chế của các phòng ban. Bên cạnh đó phải bổ biến cho các lao động mới được tuyển dụng mới cần phải nắm chắc được quy định quy chế của bộ phận mình cũng như quy chế của toàn công ty trước khi bắt tay vào làm việc.

Đề cao các chuẩn mực đạo đức của người lao động, công ty cần tận dụng lợi thế có một đội ngũ đông đảo, xây dựng các đội ngũ cần phấn đấu, quan tâm giúp đỡ và giám sát lẫn nhau giữa các thành viên trong công ty, xây dựng tinh thần đoàn kết trong đội ngũ lao động tổ chức sinh hoạt và tặng quà nhân ngày 8/3, 20/10 rằm trung thu.

Cần xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý, khoa học và phù hợp với đặc thù của công ty.

Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ đặc biệt là các cán bộ chủ chốt của công ty. Thường xuyên rà soát năng lực quản lý của đội ngũ trưởng, phó phòng ban, bộ phận để đào tạo lại hoặc chuyển công tác sang những công việc phù hợp hơn; tạo điều kiện nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ này cũng như cả hệ thống quản lý kinh doanh. Đối với cán bộ kỹ thuật cần không ngừng học tập, cập nhật các kiến thức mới nhất về công nghệ tránh lạc hậu trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY CỔ PHẦN DIGICITY VIỆT NAM. 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

a) Logo Công ty

b) Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần DigiCity thành lập vào tháng 7 năm 2011, theo giấy phép kinh doanh số 0105395838 do Sở Kế hoạch và Đầu tư – Thành phố Hà Nội cấp ngày 11/07/2011. Sau đây là một số thông tin cơ bản về Công ty:

*Trụ sở chính: Tầng 1, số 221, phố Thanh Nhàn - Phường Thanh Nhàn - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội

* Mã số thuế: 0105395838

*Số tài khoản: 13824763685014 tại Ngân hàng: Techcombank (Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam) – CN Hà Thành

- Ngày 20/11/2004, tham gia vào thị trường điện máy với tên gọi Trung tâm điện tử điện lạnh NhậtHàn, địa chỉ 427 Quang Trung, Hà Đông.

- Năm 2006, công ty mở thêm trung tâm điện máy tại 221 Thanh Nhàn. - Tháng 05/2011 ra đời website: http://dienmayrenhat.com một trong những website uy tín và cấu hình SEO tốt nhất tại thời điểm đó.Tháng 10/2012 DigiCity 221 Thanh Nhàn nâng cấp thành Siêu thị chuyên kinh doanh các sản phẩm Gia dụng & Bếp cao cấp.

- Tháng 10/2013 đánh dấu một sự kiện rất quan trọng: DigiCity thành lập Thành phố Điện máy DigiCity tại 277 Nguyễn Trãi - Hà Nội.

- Tháng 07/2015 một bước tiến lớn trong quá trình hình thành & phát triển DigiCity vào thị trường bán lẻ hiện đại, DigiCity khai trương điểm bán đón đầu cửa ngõ Phía Nam của Thủ Đô Hà Nội:DigiCity 215 Đường Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội

-Tháng 03/2016 DigiCity mở thêm chi nhánh tại 26 Tây Sơn, Thị trấn Phùng, Đan Phượng, Hà Nội.

-Tháng 09/2016 DigiCity mở thêm chi nhánh tại 55A Phố Nối, Yên Mỹ, Hưng Yên.

-Tháng 04/2017 DigiCity mở thêm chi nhánh tại trung tâm tỉnh Bắc Ninh, Số 33 Kinh Dương Vương, QL 38A, TT Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh.

Với đà phát triển như hiện nay DigiCity cam kết năm 2020 sẽ xây dựng DigiCity Tower và DigiCity sẽ hiện diện ở khắp các tỉnh thành lớn của Việt Nam.

Công ty đang không ngừng mở rộng và chiếm lĩnh khách hàng trên các địa bàn. Dự kiến sang giữa năm 2019, Công ty mở rộng thêm 1 siêu thị lớn tại thành phố Hải Dương.

c) Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn của Công ty cổ phần DigiCity Việt Nam là dẫn đầu ngành điện máy về thương mại điện tử. (trên thị trường điện máy hiện nay có rất nhiều đơn vị bán hàng cạnh tranh giống nhau nhưng riêng DigiCity thì sẽ đi theo xu hướng mới đang trên đà phát triển là đánh vào mảng thị trường Online, với phương châm bán hàng chính hãng, giá rẻ chất lượng, phục vụ và hậu mãi tốt nhất. DigiCity sẽ theo đà phát triển và hướng tới vị trí số 1 trong ngành điện máy online.) Đến năm 2020 DigiCity sẽ hiện diện ở khắp các thành phố lớn trên cả nước.

Sứ mệnh của Công ty cổ phần DigiCity Việt Nam là nâng cao chất lượng đời sống gia đình Việt thông qua việc cung cấp các sản phẩm điện tử, điện lạnh, gia dụng và thiết bị nhà bếp chính hãng với giá thành cạnh tranh nhất, dịch vụ tốt nhất và phục vụ tận tâm. Tạo dựng sự nghiệp vững chắc cho toàn thể đội ngũ chiến binh DigiCity không chỉ thu nhập mà còn là ổn định. Đồng thời góp phần phát triển phồn vinh của đất nước thông qua việc đóng thuế và bảo hiểm đầy đủ.

3.1.2. Tổ chức bộ máy tại Công ty Cổ phần DigiCity Việt Nam

Hiện tại Công ty đang có 210 cán bộ, nhân viên làm việc tại Công ty và các siêu thị chia làm 2 ca.

Bảng 3.1. Số lượng lao động tại công ty CP DigiCity Việt Nam qua các năm

STT Bộ phận 2016 (người) 2017 (người) 2018 (người) So sánh (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 I Tại Công ty 28 28 30 100.0 107.1 1 Ban Giám Đốc 4 4 4 100.0 100.0 2 Phòng Kế Toán 5 6 6 120.0 100.0 3 Phòng Kinh Doanh 5 5 5 100.0 100.0 4 Phòng Kỹ Thuật 6 6 6 100.0 100.0 5 Phòng Hành Chính Nhân sự 8 7 9 87.5 128.6 I Tại Công ty 153 166 180 108.5 108.4 1 Giám đốc CN 6 6 6 100.0 100.0 2 Phó giám đốc CN 6 6 6 100.0 100.0 3 Trưởng ca Kỹ thuật 12 12 12 100.0 100.0 4 Trưởng ca bán hàng 12 12 12 100.0 100.0 5 Nhân viên bán hàng 40 46 54 115.0 117.4

6 Nhân viên kỹ thuật 45 50 54 111.1 108.0

7 Nhân viên kế toán 20 22 24 110.0 109.1

8 Nhân viên bảo vệ 12 12 12 100.0 100.0

TỔNG 181 194 210 107.2 108.2

Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự Công ty (2016-2018)

Số lượng lao động tại Công ty cổ phần DigiCity Việt Nam có sự gia tăng trong suốt thời gian từ 2016 đến 2018. Số lượng lao động năm 2017 tăng 13 người so với năm 2016 tương ứng tăng 7,2%. Số lượng lao động năm 2018 tăng nhanh 16 người so với năm 2017, tương ứng tăng 8,2%. Lượng lao động tăng nhanh từ năm 2016 đến năm 2018 nguyên nhân là do công ty thực hiện mở rộng thị trường kinh doanh. Lượng lao động tăng nhiều nhất là ở Phòng kỹ thuật và bộ phận bán hàng cho thấy công ty đã chú trọng tới các vấn đề bán hàng, lắp đặt hàng hóa, chất lượng nhân viên kỹ thuật ngày càng được cải thiện tạo niềm tin với khách hàng.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty có thể được thể hiện qua sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự Công ty (2018)

Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị (HĐQT) là tổ chức quản lý cao nhất trong Công ty, do đại hội cổ đông của công ty bầu ra. HĐQT hiện có 5 thành viên, bao gồm: Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và 3 thành viên.

- Chức năng và nhiệm vụ:

- Quyết định chiến lược phát triển của Công ty. - Quyết định phương án đầu tư.

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua hợp đồng mua, bán, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của Công ty, quyết định mức lương và lợi ích khác của các cán bộ quản lý.

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty - Trình báo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội cổ đông.

- Duyệt chương trình nội dung tài liệu, phục vụ họp đại hội cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để đại hội cổ đông thông qua quyết định.

+ Quyền hạn và trách nhiệm:

BAN GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc phụ trách

kinh doanh Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Phó giám đốc phụ trách tài chính

Phòng kinh doanh Phòng Kỹ thuật Phòng kế

toán Phòng Hành chính

- Hội đồng Quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông.

- Chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về những sai phạm trong quản lý vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho Công ty

- Kiến nghị mức tổ chức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc sử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh

Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty.

Ban Giám đốc: Ban Giám đốc bao gồm 4 thành viên: Giám đốc và 3 Phó Giám đốc.

Giám đốc là người đại diện và chịu trách nhiệm cao nhất của công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Giám đốc có nhiệm vụ: Hoạch định chiến lược kinh doanh và lãnh đạo thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty như xác định mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty, đánh giá thực hiện kế hoạch và các biện pháp khắc phục cho Công ty; Đề ra các biện pháp kiểm soát; Cải tiến tổ chức; Qui định trách nhiệm, quyền hạn, yêu cầu của từng chức danh trong Công ty; Xây dựng các tiêu chuẩn hoạt động và chính sách nhân sự; Thiết lập hệ thống thông tin có hiệu quả, thiết lập các quan hệ mật thiết giữa Công ty với bên ngoài; chủ trì các cuộc họp định kỳ trong Công ty.

Phó giám đốc – phụ trách Tài chính có Chức năng và nhiệm vụ là tham gia điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định, tham mưu cho Giám đốc về việc bảo toàn và sử dụng nguồn vốn, quản lý điều hành mọi hoạt động về lĩnh vực Tài chính của Công ty.

Phòng Hành chính – Nhân sự: có nhiệm vụ xác định và xây dựng các tiêu chuẩn chức danh trong Công ty; xây dựng nội quy, thể chế, chế độ công tác của các bộ phận trong Công ty; xây dựng các định mức lao động, nghiên cứu chế độ tiền lương, tiền thưởng, lập kế hoạch nâng lương, tiền thưởng cho Công ty; nghiên cứu nhu cầu công tác và khả năng cán bộ để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ; lập kế hoạch duy tu, bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa định kỳ cũng như dự trù kinh phí để bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị, dụng cụ và tài sản cố định thuộc khối văn phòng, quản lý nhân sự như lập hồ sơ theo hợp đồng lao động, xây dựng quy chế tuyển dụng,

thực hiện chế độ BHXH, BHYT, chế độ phép, thôi việc, kỷ luật…hồ sơ lý lịch và giấy tờ văn thư; tổ chức thực hiện công tác lễ tân, tổ chức hội nghị, liên hoan …

Phòng Kế toán: Tham mưu cho Giám đốc thực hiện chức năng quản lý tài chính, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu về tài chính – kế toán. Quan hệ với ngân hàng, cơ quan thuế và các cơ quan hữu quan để thực hiện công tác tài chính – kế toán theo qui định của pháp luật; quản lý tài sản, tiền vốn, hàng hóa, kinh phí và các quỹ, tổng kết thu – chi tài chính, báo cáo quyết toán, nắm bắt tình hình hình kinh doanh của Công ty từ đó lập kế hoạch tài chính và cung cấp thông tin cho các bộ phận trong và ngoài Công ty; tổ chức thanh toán mua bán hàng hóa nhanh chóng và thu hồi công nợ, tăng nhanh vòng quay vốn, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, bảo mật các số liệu; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hệ thống tài chính – kế toán tại Công ty; thực hiện phân phối lợi nhuận theo đúng qui định của Nhà nước và theo điều lệ của Công ty.

Phòng Kinh doanh: Hoạch định chiến lược, kế hoạch và quản lý hoạt động đầu tư; phối hợp hỗ trợ tư vấn dự án tiền khả thi cho khách hàng; xây dựng quan hệ các cấp chính quyền, các chủ đầu tư, và các quỹ đầu tư…; phân tích và nghiên cứu nhu cầu khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh và dự đoán xu hướng thị trường tiêu thụ; nghiên cứu, phân tích thông tin thị trường: Tổ chức, theo dõi, quản lý, đánh giá các thông tin liên quan các đối tác khách hàng tiềm năng; tìm và tiếp cận các sản phẩm mới: Hoạch định chiến lược đầu tư kinh doanh;

Như vậy, Giám đốc Công ty có trách nhiệm hoạch định chiến lược kinh doanh và lãnh đạo thực hiện kế hoạch kinh doanh. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Giám đốc ủy quyền cho các Quản lý và trách nhiệm thực hiện một số lĩnh vực chuyên trách. Các Quản lý thực hiện nhiệm vụ định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với giám đốc, về công việc thực hiện.

3.1.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Tài sản và nguồn vốn là yếu tố quan trọng của một DN, nó là tiền đề cơ sở vật chất đảm bảo cho mọi hoạt động của DN và thể hiện quy mô của DN đó. Ngoài ra tình hình tài sản, nguồn vốn còn cho ta thấy được cơ cấu tài sản, nguồn vốn đã hợp lý hay chưa, qua đó có thể đánh giá được năng lực và trình độ sử dụng vốn của DN.

Số liệu ở Bảng 3.2 cho thấy, tổng tài sản và tổng nguồn vốn biến đổi không đồng đều qua các năm, cụ thể năm 2017 giảm 12,94% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 57,09% so với năm 2018.

Bảng 3.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại công ty giai đoạn 2016 – 2018 Chỉ tiêu Năm 2016 (triệu đồng) Năm 2017 (triệu đồng) Năm 2018 (triệu đồng) So sánh (%) 2017/2016 2018/2017 A. Tổng tài sản 177.465 154.501 242.705 87,1 157,1 I. Tổng tài sản ngắn hạn 172.254 143.612 230.115 83,4 160,2

Tiền và các khoản tương

đương tiền 2.435 1.987 2.114

81,6

106,4 Các khoản phải thu ngắn

hạn 25.587 21.154 21.456

82,7

101,4 Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn - - - Hàng tồn kho 134.578 112.786 198.567 83,8 176,1 Tài sản ngắn hạn khác 9.654 7.685 7.978 79,6 103,8

II. Tài sản dài hạn 5.211 10.889 12.59

209,0 115,6 Tài sản cố định 4.564 9.876 11.675 216,4 118,2 Các khoản đầu tư tài chính

dài hạn - - - Tài sản dài hạn khác 647 1.013 915 156,6 90,3 B. Tổng nguồn vốn 177.465 154.501 242.705 87,1 157,1 I. Nợ phải trả 94.901 69.826 152.919

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần digicity việt nam (Trang 42)