Phần 1 Mở đầu
2.1. Cơ sở lý luận về cơng tác kiểm sốt nội tại doanh nghiệp
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt nội bộ trong doanh nghiệp
2.1.5.1. Nhân tố bên trong
Đây là các nhân tố thuộc về bản thân, nội tại của doanh nghiệp, liên quan đến các hoạt động, chi phối và ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, KSNB của doanh nghiệp bao gồm:
+ Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động KSNB. Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức khoa học, chặt chẽ, có sự kết hợp hài hòa giữa các bộ phận, giữa các cán phòng ban của doanh nghiệp, từ đó sẽ kịp thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đồng thời dễ dàng quản lý, theo dõi, giám sát từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động KSNB.
+ Quan điểm và cách thức điều hành của người quản lý: Hiệu quả của hoạt động KSNB luôn phụ thuộc vào quan điểm của người quản lý, bởi vì chính các nhà quản lý, đặc biệt là người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp hoặc hội đồng cổ đông sẽ phê chuẩn các quyết định KSNB từ kế hoạch, phương pháp đến kết luận, kiến nghị.+ Đội ngũ cán bộ công nhân viên: Con người là yếu tố quyết định sự thành bại của hầu hết mọi hoạt động của cơng ty. Đội ngũ cán bộ có chun
mơn giỏi, năng động, sang tạo, có đạo đức, năng lực, hiểu biết rộng về kinh tế - xã hội, ngoại ngữ, xu hướng thị trường … là một lợi thế trong hoạt động kinh doanh.
+ Quy trình KSNB: Thơng qua kiểm sốt giúp lãnh đạo cơng ty nắm rõ được tình hình, những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện các quy định chính sách, thủ tục từ đó đưa ra chủ trương đường lối phù hợp nhằm giải quyết các khó khan phát huy thuận lợi và nâng cao hiệu quả hoạt động.
+ Trang thiết bị phục vụ hoạt động KSNB: là công cụ, phương pháp thực hiện tổ chức quản lý, KSNB, kiểm tra quá trình hoạt động, thực hiện các nghiệp vụ mua hàng nhập kho, bán hàng…(Huỳnh Thị Kim Ánh, 2013).
2.1.5.2. Nhân tố bên ngoài
Đây là các nhân tố từ mơi trường bên ngồi tác động đến cơng tác kiểm tra, KSNB của doanh nghiệp bao gồm:
+ Thứ nhất, cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước đối với kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp đều phải chịu sự quản lý của nhà nước, nhận tác động từ các cơ quan quản lý nhà nước theo nguyên tắc chấp hành chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Việc ban hành các chuẩn mực, quy định trong KSNB đối với hoạt động của các doanh nghiệp sẽ là thước đo cũng như cơ sở cho các cơ quan quản lý thực thi trách nhiệm quản lý của mình đối với các doanh nghiệp.
+ Thứ hai, đặc điểm của thị trường đầu vào và đầu ra của các sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh. Hiện nay, do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng trở nên phong phú, việc tìm kiếm nguồn hàng trở nên khó khăn dẫn đến sự thiếu ổn định trong giá nhập sản phẩm.
+ Thứ ba, quan hệ với đối tác, khách hàng: Doanh nghiệp muốn có hoạt động hiệu quả trước hết phải có các đối tác, và nguồn khách hàng dồi dào. Để làm được điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu khác nhau trong đó có u cầu về cơng tác kiểm soát nội bộ (Huỳnh Thị Kim Ánh, 2013).