Hoạt động của bảo hiểm xã hội huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giám định khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế tại huyện yên thủy tỉnh hòa bình (Trang 46)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu đề tài

3.1.4. Hoạt động của bảo hiểm xã hội huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình

BHXH huyện Yên Thủy là đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh Hòa Bình, chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn huyện và sự chỉ đạo trực tiếp toàn diện của Giám đốc BHXH tình Hòa Bình. BHXH huyện Yên Thủy có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh Hòa Bình thực hiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn huyện.

Các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu:

-Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức và các đơn vị đóng trên địa bàn huyện. Lập danh sách lao động thuộc diện áp dụng loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện đóng góp BHXH như luật định; Hàng tháng phải nắm được

danh sách số lượng các cán bộ công nhân viên chức trước đây trong biên chế, hợp đồng dài hạn đã tham gia đóng BHXH; Hàng tháng các đơn vị phải làm phiếu báo tăng, giảm mức đóng BHXH so với danh sách đã đăng ký để BHXH kịp thời điều chỉnh (BHXH huyện Yên Thủy, 2018).

-Tổ chức tiếp nhận người đến đăng ký, hướng BHXH hoặc làm thủ tục để chuyển đi nơi khác theo qui định của BHXH; Thực hiện thu BHXH; Tổ chức triển khai thực hiện chi trả các chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp), chi lương hưu, chi trợ cấp chính sách, bảo trợ xã hội, các chế độ về BHYT; Cấp sổ BHXH cho nguời lao động khi đã tham gia đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tự nguyện; Cấp thẻ BHYT cho người lao động và các đối tượng ưu đãi theo qui định của Nhà nước (trẻ em dưới 6 tuổi, thân nhân sĩ quan, công an quân đội nhân dân, người nghèo, cận nghèo) (BHXH huyện Yên Thủy, 2018).

-Thanh toán chi phí KCB cho các đối tượng khi đã có thể BHYT; Tiếp nhận đối tượng hưu trí mới, quản lý các trường hợp chuyển đến, chuyển đi; Tiếp nhận và giải quyết chế độ tử tuất cho thân nhân của đối tượng tham gia; Theo dõi biến động trong kỳ về số đối tượng mới tham gia, đối tượng hưởng chế độ; Lập dự toán và thanh quyết toán các khoản trợ cấp theo đúng qui định của Bộ tài chính và Kiểm toán Nhà nước; Quản lý lưu trữ hồ sơ, khai thác danh sách đóng BHXH của các cơ quan, đơn vị, tổ chức; Tiến hành thanh tra, xác minh các đơn thư khiếu nại, tố cáo để kết luận kịp thời khi đối tượng yêu cầu; Thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp theo qui định của Nhà nước và theo hướng dẫn của cơ quan BHXh cấp trên. Quản lý cán bộ, tài sản, quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động thuộc BHXH huyện (BHXH huyện Yên Thủy, 2018).

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Đây là những số liệu đã công bố đảm bảo tính đại diện khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát giúp cho người nghiên cứu có những bước đầu hình dung được tình hình người dân đi KCB. Cụ thể như sau:

Phương pháp thu thập chủ yếu là tổng hợp từ các tài liệu như các báo cáo về công tác giám định BHYT, báo cáo về tình hình KCB BHYT và các văn bản pháp quy của Nhà nước về công tác giám định KCB BHYT; các báo cáo và nghiên cứu, báo, tạp chí, website liên quan…

Bảng 3.3. Nguồn thu thập thông tin thứ cấp

STT Thông tin thu thập Nguồn thu thập

1 - Điều kiện TN-KT-XH của huyện trường huyện - Chi cục, phòng tài nguyên môi

2

- Số lượng người đi KCB trong 3 năm 2016 - 2018

- Số bệnh nhân có thẻ BHYT và Bệnh nhân không có thẻ BHYT

- Số liệu quyết toán từ năm 2016-2018

- Bộ phận giám định BHXH huyện Yên Thủy

3

- Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài về giám định KCB bằng thẻ BHYT

- Các văn bản, Nghị định có liên quan đến giám định KCB bằng thẻ BHYT. Các báo cáo, công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài được công bố trên sách báo, tạp chí, internet…

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)

3.2.1.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra và lấy ý kiến qua bảng câu hỏi được chuẩn bị trước. Trên cơ sở chọn một số đối tượng có liên quan tới công tác giám định BHYT và nội dung về tình hình thực hiện chế độ, chính sách BHYT cho người có thẻ BHYT.

Để phục vụ công tác nghiên cứu, đề tài đã chọn đối tượng điều tra gổm: Lãnh đạo và bác sĩ, y tá, kế toán tại các CSKCB trên địa bàn huyện Yên Thủy, người dân có thẻ BHYT đi KCB tại các CSKCB trên địa bàn huyện.

Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra

STT Đối tượng thu thập số liệu Số lượng mẫu

Thông tin thu thập

1 Bệnh nhân có tham gia BHYT 80 Các yếu tố liên quan tới

công tác giám định KCB BHYT và năng lực của giám định viên 2 Bác sĩ, y tá, kế toán tại các CSKCB 20

3 Giám đốc TTYT huyện và Trạm trưởng các TYT xã 11 4 Phòng giám định BHXH tỉnh Hòa Bình 3 5 Giám đốc, phó giám đốc và các đồng nghiệp tại

BHXH huyện Yên Thủy 14

6 Phòng kế hoạch tài chính BHXH tỉnh Hòa Bình 2

Tổng số 130

Đề tài cũng tiến hành phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ Phòng giám định BHXH tỉnh, Phòng Kế hoạch tài chính BHXH tỉnh, Giám đốc BHXH huyện, phó giám đốc phụ trách công tác giám định và cán bộ đồng nghiệp tại cơ quan BHXH huyện Yên Thủy.

3.2.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu, như tài liệu về lý luận, thực tiễn và các tài liệu, số liệu thu thập được từ các phòng của BHXH huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.

Đối với thông tin sơ cấp: Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập, được làm sạch sẽ tiến hành tổng hợp xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kêt luận thực tiễn.

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sau khi thu thập số liệu, tiến hành phân tổ thống kê và tổng hợp thống kê, tính toán lại các loại số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, các chỉ số. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để so sánh và phân tích làm rõ mối quan hệ của các hoạt động… Từ đó, đánh giá được thực trạng chất lượng công tác giám định khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT trên địa bàn huyện Yên Thủy.

3.2.2.2. Phương pháp so sánh

So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, có tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động của các chỉ tiêu (cụ thể so sánh các chỉ tiêu, số liệu của năm sau so với năm trước, kỳ sau so với kỳ trước…), từ đó giúp ta tổng hợp được những cái chung, tách ra được những nét riêng của chỉ tiêu được so sánh. Trên cơ sở đó có thể đánh giá được một cách khách quan thực trạng ảnh hưởng đến công tác chống thất thu BHXH bắt buộc, từ đó đưa ra cách giải quyết, các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.

3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tham gia bảo hiểm y tế

- Số lượng người tham gia bảo hiểm y tế tại huyện Yên Thủy

- Tỷ lệ đối tượng tham gia bắt buộc/tổng đối tượng tham gia BHYT - Tỷ lệ đối tượng tham gia tự nguyện/tổng đối tượng tham gia BHYT

b. Nhóm chỉ tiêu thể hiện hoạt động khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế của người dân

- Số lượng và tỷ lệ nhân dân đi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT qua các năm; - Số lượng khám chữa bệnh của người dân tại các cơ sở y tế

- Số lượng hồ sơ khám chữa bệnh qua thẻ bảo hiểm y tế - Tổng số hồ sơ khám chữa bệnh nội trú

- Tổng số hồ sơ khám chữa bệnh ngoại trú

c. Nhóm chỉ tiêu thể hiện đánh giá chất lượng công tác giám định bảo hiểm y tế

- Số lượng và tỷ lệ thẻ BHYT không hợp pháp cho KCB qua các năm. - Tổng số hồ sơ đã được giám định (nội trú, ngoại trú).

- Tỷ lệ hồ sơ KCBN được giám định (nội trú, ngoại trú). - Tổng số hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ giám định về sử dụng thuốc.

- Tỷ lệ số hồ sơ sai phạm trong sử dụng thuốc phát hiện qua công tác giám định. - Tổng số hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ giám định về sử dụng vật tư y tế.

- Tỷ lệ số hồ sơ sai phạm trong sử dụng vật tư y tế phát hiện qua công tác giám định.

- Tổng số hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ giám định về sử dụng dịch vụ kỹ thuật.

- Tỷ lệ số hồ sơ sai phạm trong sử dụng dịch vụ kỹ thuật phát hiện qua công tác giám định.

- Đánh giá của các bên liên quan về tính chính xác của công tác giảm định: % ý kiến đánh giá theo các mức thang đo về tính chính xác.

- Tổng số tiền từ chối thanh toán cho KCB qua thẻ BHYT sau giám định. - Tỉ lệ giảm trừ chi phí KCB đề nghị bất hợp lý qua từng năm.

- % số lượng các báo cáo đúng hạn được gửi về trung tâm giám định Tỉnh. - % ý kiến đánh giá về sự công khai, minh bạch của hệ thống giám định KCB bằng thẻ BHYT tại huyện Yên Thủy.

- Tỉ lệ gửi liên thông dữ liệu kịp thời giữa các cơ sở KCB tới cơ quan BHXH. - % ý kiến đánh giá về năng lực, thái độ làm việc của giám định viên trong phối hợp, hỗ trợ với cán bộ và người đi khám bệnh.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH BẢO HIỂM Y TẾ HUYỆN YÊN THỦY 4.1.1. Bộ phận giám định khám chữa bệnh tại huyện Yên Thủy 4.1.1. Bộ phận giám định khám chữa bệnh tại huyện Yên Thủy

Theo số liệu thống kê của cơ quan BHXH huyện Yên Thủy, với tỉ lệ phổ cập thẻ BHYT trong toàn huyện là 91%. Gần 70% dân số của huyện Yên Thủy là người dân tộc thiểu số người thuộc hộ nghèo đang sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, khi đi KCB trái tuyến sẽ được BHYT chi trả 100% chi phí KCB khi đi KCB tại CSKCB tuyến huyện hoặc điều trị nội trú tại CSKCB tuyến tỉnh, tuyến trung ương. Vì vậy công tác giám định KCB bằng thẻ BHYT lại càng trở nên quan trọng và đóng vai trò then chốt trong việc thanh quyết toán KCB BHYT. Thời gian qua BHXH huyện đã thực hiện nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giám định nhằm ngăn ngừa các biểu hiện lạm dụng trục lợi quỹ BHYT đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh (KCB).

Bộ phận giám định BHYT thuộc BHXH huyện Yên Thủy gồm 02 giám định viên. Mỗi Giám định viên phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của giám định viên BHYT và chịu trách nhiệm trước Pháp luật và trước Giám đốc BHXH huyện trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Thực hiện nghiêm túc Quyết định 1399/QĐ-BHXH ngày 22/12/2014 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy chế về tổ chức thực hiện BHYT trong khám bệnh, chữa bệnh, quy trình giám định BHYT theo Quyết định số 1456/QĐ-BHXH ngày 01/12/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành, Nghị định Số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính Phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT, bộ phận giám định viên phải có trách nhiệm báo cáo trung thực, kịp thời về tình hình và kết quả giám định, duy trì việc thường trực tại cơ sở y tế (TTYT huyện) để phục vụ người bệnh. Tuyệt đối không để tình trạng vắng mặt giám định viên tại cơ sở KCB mà không báo cáo lý do gây ảnh hưởng đến hoạt động phục vụ người bệnh tại cơ sở KCB. Thường xuyên phối hợp với cơ sở KCB để làm tốt công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về BHYT. Thực hiện tốt công tác phục vụ người bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ BHYT, chống lạm dụng quỹ KCB BHYT từ mọi phía có liên quan. Giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đôn đốc cơ

sở KCB thực hiện đúng nội dung hợp đồng KCB đã ký kết với cơ quan BHXH. Giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quyền hạn cho phép, nếu quá khả năng phải báo cáo Lãnh đạo, xin ý kiến chỉ đạo.

Trong phân công trách nhiệm cụ thể, 1 giám định viên chịu trách nhiệm chung về hoạt động giám định KCB BHYT tại cơ sở KCB, cụ thể như sau (i) Tham mưu cho Lãnh đạo về các hoạt động liên quan đến côn g tác giám định BHYT. Đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Lãnh đạo tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đồng chí giám định viên; (ii) tổ chức thẩm định chi phí KCB BHYT theo quy định hàng tháng, (iii) hàng ngày, giám định viên tiếp nhận hồ sơ bệnh án thực hiện thẩm định chi phí KCB BHYT nội trú, phân tích tổng hợp tình hình KCB BHYT báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu. Thực hiện tổng hợp báo cáo quyết toán quý, năm theo quy định. Thực hiện và chịu trách nhiệm yêu cầu chuyên môn về công tác Giám định BHYT, (iv) mở sổ sách theo dõi người bệnh đến KCB, phối hợp với nhân viên y tế giải đáp thắc mắc về quyền lợi BHYT theo quy định đối với người bệnh. Hàng ngày tổng hợp số lượt, theo dõi bệnh nhân đến khám bệnh, ra vào viện, chuyển tuyến, phân tích nhận định tình hình KCB, Theo dõi, phát hiện lạm dụng, trục lợi quỹ KCB BHYT. Theo dõi chấm công đi làm đối với viên chức trong bộ phận Giám định, (vii) hàng ngày tiếp nhận hồ sơ yêu cầu thanh toán trực tiếp và giám định hộ để thực hiện thanh toán trực tiếp cho người bệnh hoặc trả lời các đơn vị có yêu cầu giám định, và thực hiện các công việc khác khi Giám đốc phân công.

Giám định viên thứ hai thực hiện và chịu trách nhiệm yêu cầu chuyên môn về công tác Giám định BHYT. Hằng tháng tiến hành thẩm định chi phí KCB BHYT ngoại trú, tổng hợp chứng từ thanh, quyết toán chi phí KCB ngoại trú, cung cấp số liệu và tình hình KCB ngoại trú để tổng hợp báo cáo chung; Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra thường xuyên, đột xuất các khoa phòng tại TTYT huyện và cơ sở y tế tuyến xã theo quy trình giám định. Chú trọng kiểm tra đột xuất tình hình bệnh nhân ít nhất 01 lần/ tuần.

4.1.2. Triển khai công tác khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm với các cơ sở khám chữa bệnh huyện Yên Thủy khám chữa bệnh huyện Yên Thủy

Năm 2016, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các quyết định sáp nhập Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện với Trung tâm Y tế dự phòng huyện thành Trung tâm Y tế đa chức năng. Trung tâm Y tế quản lý toàn diện trạm y tế xã, phường, thị trấn. Theo đó, Trung tâm Y tế huyện Yên Thủy đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2017.

Năm 2018 BHXH huyện ký hợp đồng KCB BHYT với 11 cơ sở y tế trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giám định khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế tại huyện yên thủy tỉnh hòa bình (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)