Hiện nay, khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo của công dân được Quốc hội, Chính phủ và Thanh tra Chính phủ ban hành và hướng dẫn. Nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra, cá nhân người có thẩm quyền trong cơ quan phải thể chế hóa các luật, nghị định, quyết đi ̣nh, thông tư và các văn bản khác về tiếp công dân, giải quyết khiếu na ̣i và cố cáo để cơ quan Thanh tra và người có thẩm quyền triển khai thực hiện trong ngành và lĩnh vực mình quản lý. Đây là cơ sở pháp lý trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; đồng thời, thể hiện vai trò, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân người có thẩm quyền trong giải quyết các vấn đề trong đơn thư khiếu na ̣i, tố cáo của công dân, đảm bảo quyền và lợi ı́ch hợp pháp của công dân.
Về tổ chức đối thoại: Khoản 2 Điều 30 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ
chức có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung việc đối thoại”. Trường hợp chủ tịch UBND cấp huyện là người giải quyết khiếu nại lần đầu đồng thời là người bị khiếu nại thì quy định này là không phù hợp vì không thể người giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản cho chính bản thân mình là người bị khiếu nại.
Về thời hạn giải quyết khiếu nại: Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Qua thực tế cho thấy, đối với vụ việc khiếu nại về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thông thường không đảm bảo thời hạn giải quyết theo luật định, do giai đoạn từ khi tiếp nhận giao thụ lý đến các khâu trong quá trình xác minh, thu thập tài liệu, tham vấn ý kiến cơ quan chuyên môn, thông qua hồ sơ, tổ chức đối thoại… mất rất nhiều thời gian, đặc biệt là việc cơ quan tham mưu xác minh không chủ động được về thời gian, phải chờ sắp xếp lịch để tổ chức các cuộc họp của các cơ quan đơn vi ̣ liên quan.
Tiến hành khảo sát đối với 45 cán bộ ta ̣i Thanh tra tı̉nh về chı́nh sách, pháp luật của nhà nước qua bảng 4.17 cho thấy:
Công tác chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giải quyết khiếu nại còn chưa hiệu quả. Công tác xây dựng lực lượng, tập huấn nghiệp vụ, tổng hợp thông tin báo cáo, tổng kết kinh nghiệm về giải quyết khiếu nại hành chính còn hình thức.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc chấp hành pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính vẫn chưa nghiêm, vẫn còn hơn 20% số cán bô ̣ đánh giá chưa tốt về chı́nh sách pháp luâ ̣t, các sơ hở, vướng mắc, chồng chéo của các văn bản pháp luâ ̣t phát hiện qua thực tiễn về giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo chưa được Bộ, Tổng cục quan tâm kịp thời nhằm tháo gỡ vướng mắc, quy chuẩn biện pháp xử lý làm cho bộ phận thực hiện công tác giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo trên các lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, lúng túng, xử lý không đồng bộ. Việc giải đáp các vướng mắc qua giải quyết các khiếu na ̣i, tố cáo của địa phương chưa được trả lời và giải đáp kịp thời....
Bảng 4.17. Đánh giá của cán bô ̣ về chı́nh sách pháp luâ ̣t
Chỉ tiêu (n=45)
Rất tốt Tốt Khá tốt Bı̀nh
thường Chưa tốt Số cán bô ̣ Tỷ lê ̣ (%) Số cán bô ̣ Tỷ lê ̣ (%) Số cán bô ̣ Tỷ lê ̣ (%) Số cán bô ̣ Tỷ lê ̣ (%) Số cán bô ̣ Tỷ lê ̣ (%) Sự đồng bộ giữa các văn bản pháp luật 15 33,33 10 22,22 7 15,56 5 11,11 8 17,78 Căn cứ pháp lý cụ
thể trách nhiệm của các cơ quan giải quyết đơn thư
13 28,89 12 26,67 3 6,67 6 13,33 11 24,44
Thời ha ̣n giải
quyết đơn thư 9 20,00 13 28,89 6 13,33 4 8,89 13 28,89 Nguồn: Số liê ̣u điều tra (2018) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc chấp hành pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính vẫn chưa nghiêm, vẫn còn hơn 20% số cán bộ đánh giá chưa tốt về chı́nh sách pháp luâ ̣t, các sơ hở, vướng mắc, chồng chéo của các văn bản pháp luâ ̣t phát hiện qua thực tiễn về giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo chưa được Bộ, Tổng cục quan tâm kịp thời nhằm tháo gỡ vướng mắc, quy chuẩn biện pháp xử lý làm cho bộ phận thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên các lĩnh vực gặp nhiều khó khăn, lúng túng, xử lý không đồng bộ. Việc giải đáp các vướng mắc qua giải quyết các khiếu na ̣i, tố cáo của địa phương chưa được trả lời và giải đáp kịp thời...
Tuy nhiên, trong bối cảnh cải cách nền hành chính nhà nước, hoàn thiện nhà nước pháp quyền và tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Pháp luật quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính còn có những chồng chéo, mâu thuẫn, chưa đáp ứng được yêu cầu đang đặt ra và chưa thực sự là cơ sở pháp lý vững chắc để phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính trên thực tế.