Trong những năm qua, ta ̣i Thanh tra tı̉nh Phú Thọ liên tu ̣c nhâ ̣n được đơn thư khiếu na ̣i, tố cáo của công dân về các lı̃nh vực đất đai, tài chı́nh, chı́nh sách xã hô ̣i... cũng như tố cáo các cán bộ phu ̣ trách ta ̣i các huyê ̣n, xã, thôn; gây bức xúc cho người dân. Chı́nh vı̀ vậy, viê ̣c tăng cường các giải pháp giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo của công dân tại Thanh tra tı̉nh Phú Tho ̣ để giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cũng như giải quyết dứt điểm đơn thư của công dân.
Các công trình nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu, phân tı́ch lý giải nhiều vấn đề liên quan đến pháp luâ ̣t về khiếu na ̣i, tố cáo, các yêu cầu, đă ̣c điểm của khiếu na ̣i tố cáo, các cơ chế thực hiê ̣n giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo, đảm bảo các quyền, lơ ̣i ích hơ ̣p pháp của công dân trong công cuô ̣c đổi mới hiê ̣n nay ở nước ta.
Các công trı̀nh nghiên cứu ở mức đô ̣ khác nhau đều liên quan đến nô ̣i dung nghiên cứu của luâ ̣n văn, tuy nhiên chưa đề câ ̣p cu ̣ thể đến những vấn đề của công tác giải quyết khiếu na ̣i tố cáo của công dân. Chı́nh vı̀ vâ ̣y, trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trı̀nh nghiên cứu, luâ ̣n văn tâ ̣p trung nghiên cứu
những vấn đề lý luâ ̣n và thực tiễn của pháp luâ ̣t về giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo của công dân ta ̣i Thanh tra tı̉nh để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo của công dân.
*Các bài ho ̣c kinh nghiê ̣m cho Thanh tra tı̉nh Phú Thọ từ các tı̉nh trong nước và ngoài nước:
- Khiếu nại, tố cáo phát sinh ở đâu cần tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, đúng chính sách, có lý, có tình, dứt điểm tại nơi đó. Đặc biệt cần coi trọng công tác hòa giải ở cơ sở, coi trọng công tác tiếp xúc, đối thoại với người dân trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo để qua đó nắm được những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, giải thích chế độ, chính sách cho nhân dân hiểu và kịp thời tiếp thu, xử lý những nội dung sai phạm của đội ngũ cán bộ trong khi thực hiện nhiệm vụ mà nhân dân phát hiện được.
- Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức lối sống trong đội ngũ cán bộ công chức nói chung, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, thanh tra viên nói riêng, vâ ̣n du ̣ng sáng ta ̣o để giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho nhân dân, nhất là Luật Khiếu nại, tố cáo để dân nắm chắc, hiểu rõ và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo luật. Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành nhất là lực lượng công an và thanh tra, bám sát địa bàn khiếu kiện, chủ động nắm chắc tình hình, tăng cường đối thoại với dân. Trong quá trình xử lý cần thận trọng, khách quan, giải quyết dứt điểm không để phát sinh thêm phức tạp.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐI ̣A BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây – Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông” cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách trung tâm Hà Nội 80 km, cách sân bay Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.
Tọa độ địa lý:
- Cực Bắc: 21º43’B thuộc xã Đông Khê – huyện Đoan Hùng;
- Cực Nam: 20º55’B ở chân núi Tu Tinh xã Yên Sơn – huyện Thanh Sơn; - Cực Đông: 105º 27’Đ ở xóm Vinh Quang – xã Sông Lô – thành phố Việt Trì;
- Cực Tây: 104º 48’Đ thuộc bản Mĩ Á – xã Thu Cúc – huyện Tân Sơn (đây là xã có diện tích rộng nhất Phú Thọ, rộng gần gấp 1,5 lần thị xã Phú Thọ - 96,6 km²) (UBND tỉnh Phú Thọ, 2017).
Phú Thọ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23°C, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700 mm, độ ẩm trung bình năm khoảng 86%; có 2 tiểu vùng chủ yếu gồm:
+ Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây huyện Cẩm Khê… là vùng có nhiều tiềm năng phát triển về lâm nghiệp, khai thác khoáng sản.
+ Tiểu vùng đồi gò thấp, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng ven các triền sông Hồng. sông Lô và Sông Đà. Đây là vùng thuận lợi cho việc trồng các loại cây nguyên liệu giấy, cây lương thực, cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả; thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và nuôi trông thuỷ sản Có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp phù trợ, công nghiệp chế biến.
+Tài nguyên đất
Đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79% (diện tích điều tra). Đất thường có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày, thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số nơi độ dốc dưới 25° có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.
Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tư và tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đưa hệ số sử dụng đất lên đến 2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2), đồng thời bảo vệ và làm giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị.
+ Tài nguyên nước
● Nguồn nước mặt: Với diện tích lưu vực của 3 sông lớn (sông Hồng, sông Đà và sông Lô) đã có 14.575 ha, chứa một khối lượng nước mặt rất lớn.
● Nguồn nước ngầm: Kết quả tìm kiếm, thăm dò bước đầu cho thấy, trữ lượng khai thác nước ngầm trên phạm vi tỉnh được đánh giá trên 1,4 triệu m3/ngày. Chất lượng nước ngầm nhìn chung khá tốt, đảm bảo các nhu cầu cấp nước sinh hoạt nông thôn. Ở La Phù - Huyện Thanh Thủy có mỏ nước khoáng nóng, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh quy mô lớn.
+Tài nguyên rừng
Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong cả nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên). Với diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704 ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang trong phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy).
Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Ba, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập; 277 đơn vị hành chính cấp xã. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh.
Vị trí địa lý của Phú Thọ đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế với cả trong nước và ngoài nước.
Hiện tỉnh Phú Thọ có 353.294,93 ha diện tích tự nhiên và 1.313.926 nhân khẩu. Phú Thọ có 13 huyện, thành, thị: thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, 11 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh. 277 đơn vị hành chính cấp xã (UBND tỉnh Phú Thọ, 2017).
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh phú thọ hiện nay
Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn là sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh; đường quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên Á là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN. Ngoài ra, Phú Thọ còn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế - xã hội như con người, tài nguyên, các khu công nghiệp, khu du lịch văn hoá lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân Sơn...
Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có một số thuận lợi cơ bản: Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định; cải cách thể chế và thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt đã phát huy hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho hoạt động đầu tư - kinh doanh trên địa bàn. Bên cạnh đó, cũng có một số khó khăn: tình hình thiên tai, một số doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp có thế mạnh của tỉnh gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2018).
3.1.2.2. Tài chính, ngân hàng
Hoạt động tiền tệ, tín dụng năm 2018 an toàn và hiê ̣u quả, lãi suất cho vay có nhiều ưu đãi hỗ trơ ̣ tối đa cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và phát triển kinh tế; tổng vốn huy động cả năm ước đạt 49 nghìn tỷ đồng, tăng 19,1% (+7.783 tỷ đồng) so cùng kỳ; vượt 3,1% kế hoa ̣ch năm; dự kiến tổng dư nơ ̣ tı́n du ̣ng đa ̣t 57 nghı̀n tỷ đồng, tăng 16,7% (+8.141 tỷ đồng), vượt 1,6% kế hoa ̣ch năm (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2018).
3.1.2.3. Đầu tư, xây dựng
Năm 2018, hoạt động xây dựng tăng trưởng khá, số lượng doanh nghiệp hoạt động ngành xây dựng tăng lên theo từng năm, kỹ thuật xây dựng đạt trình độ cao; tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn vốn vay do lãi suất vẫn ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng xây dựng tăng 12,5% so với năm 2017. Trong đó: khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước ước tăng 15,9%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,9%; các loại hình khác tăng 7,8% so với cùng kỳ (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2018).
3.1.2.4. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và xây dựng nông thôn mới
* Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2018 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ tuy chịu ảnh hưởng của thời tiết diễn biến phức tạp nhưng về cơ bản duy trì ổn định và phát triển; vụ Đông Xuân thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất các cây trồng đạt khá và tiếp tục được đánh giá là một vụ được mùa; vụ Mùa, mưa bão kéo dài đã ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng trên một số diện tích lúa , hoa màu và thủy sản; bên cạnh đó hoạt động chăn nuôi lợn có dấu hiệu khởi sắc, giá thịt lợn hơi những tháng cuối năm tăng mạnh so với thời điểm đầu năm, tổng đàn lợn thịt có xu hướng tăng tuy nhiên do tâm lý lo sợ rủi ro và giá cả đầu vào (giá lợn giống tăng cao) nên tổng đàn lợn thịt chưa phát triển mạnh.
Sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản năm 2018 có xu hướng phát triển ổn định cả về quy mô lẫn chất lượng các sản phẩm thuỷ sản. Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh đạt 10,7 nghìn ha, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước; đến nay toàn tỉnh có 1.492 lồng/bè, tăng 19 lồng/bè so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng thuỷ sản (gồm nuôi trồng và khai thác) trong năm ước đạt 35,7 ngàn tấn, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng cá nuôi trồng các loại đạt 32,9 nghìn tấn, tăng 3,9% (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2018).
3.1.2.5. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất Công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2018 duy trì ổn định và tăng trưởng so với cùng kỳ, tuy nhiên vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thường niên như: giá cả một số vật tư đầu vào biến động thường xuyên, lãi suất tiền vay phục vụ cho sản xuất kinh doanh vẫn còn ở mức cao, sức mua thị trường giảm, lượng tồn kho lớn,...
Tính riêng quý IV năm 2018, chỉ số sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng 8,28% so với cùng kỳ; trong đó ngành khai khoáng giảm 0,16%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,74%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 8,54%; ngành cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,06%;...
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2018 toàn tỉnh tăng 8,28% so với cùng kỳ. Đóng góp vào mức tăng chung của toàn ngành, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,74%; ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 8,54%. Các ngành còn lại: ngành Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,06%. ngành Khai khoáng giảm 0,16%.
Chỉ số tồn kho nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 12/2018 tăng 25,09% so với tháng cùng kỳ, trong đó: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng hơn 11 lần; Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện tăng 4 lần; Sản xuất trang phục tăng gần 3 lần; Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 2,3 lần; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 79,7%; Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 51,72%; Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 50,65%; Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 44,17% so với tháng cùng kỳ (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2018).
3.1.2.6. Thương mại, dịch vụ
Hoạt động thương mại, dịch vụ trong năm có nhiều khởi sắc; hàng loạt các chính sách kích cầu của Nhà nước được triển khai có hiệu quả trên địa bàn như: cho vay kích thích tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại đưa hàng Việt về các vùng nông thôn, tiếp tục thực hiện cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt;... Công tác quản lý thị trường được quan tâm thực hiện thường xuyên, tập trung cao điểm vào các dịp lễ, Tết nhằm ổn định thị trường, tránh việc buôn bán các mặt hàng trái phép, hàng giả, hàng kém chất lượng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh và người tiêu dùng;...
Tổng doanh thu bưu chính, chuyển phát và viễn thông năm 2018 ước đạt 2.270 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó doanh thu viễn thông ước đạt 2.000 tỷ đồng, chiếm 88,1% tổng số, tương đương cùng kỳ. Tổng
số thuê bao điện thoại ước đạt 1.571 nghìn thuê bao (bình quân 112 thuê bao điện thoại trên 100 dân), bằng 91,9% cùng kỳ, trong đó thuê bao di động đạt 1.550 nghìn thuê bao,... Tổng số thuê bao Internet ước đạt 900 nghìn thuê bao (bình quân 64 thuê bao internet trên 100 dân), tăng 15,6% so với cùng kỳ. Tổng số thuê bao truyền hình trả tiền ước đạt 109,3 nghìn thuê bao, tăng 4,1% so với cùng kỳ (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2018).
3.1.2.7. Các vấn đề xã hội
+Dân số, lao động, việc làm và đời sống dân cư
Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2018 ước tính 1.404,1 nghìn người, tăng 0,8% so với năm trước, trong đó: nữ chiếm khoảng 50,7%; dân số thành thị