Những kinh nghiê ̣m ở mô ̣t số đi ̣a phương trong nước về giải quyết khiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại thanh tra tỉnh phú thọ (Trang 38 - 43)

2.2.2.1. Thành phố Đà Nẵng

Thành uỷ đã chỉ đạo UBND thành phố ban hành Quyết định số 6955/QĐ- UBND ngày 02-10-2014 về việc thành lập Ban Tiếp công dân thành phố; phân công 01 đồng chí Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố làm Trưởng ban; ban hành Quyết định số 9262/QĐ-UBND ngày 13-12-2014 về tổ chức và hoạt động của Ban Tiếp công dân thành phố. Theo đó, Ban Tiếp công dân thành phố ngoài 05 cán bộ chuyên trách (thuộc Phòng Tiếp công dân trước đây) còn được bổ sung thêm 4 cán bộ không chuyên trách để đảm bảo thực hiện hoạt động tiếp công dân có hiệu quả. Trong năm qua, Lãnh đạo thành phố tổ chức tiếp công dân định kỳ trực tiếp 37/37 trường hợp; Ban Tiếp công dân thành phố đã tiếp 3.046 lượt người; các sở, ngành tiếp 1.054 lượt người; các quận, huyện đã tiếp 5.035 lượt người; các phường, xã tiếp 3.033 lượt người. Đã tiếp nhận 6.157 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (trong đó có 598 khiếu nại, 152 tố cáo, 5.407 kiến nghị, phản ánh); đã tiến hành thụ lý giải quyết 184 đơn (155 khiếu nại, 29 tố cáo) thuộc thẩm quyền; đã giải quyết: 25/29 đơn tố cáo thuộc thẩm quyền (đạt tỷ lệ 86,2 %).

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo; tập trung tuyên truyền, vận động, giải thích, thuyết phục công dân chấp hành quyết định giải quyết đối với những vụ việc đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất tình hình công dân khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.

Duy trì hoạt động thường xuyên, hiệu quả các ban tiếp công dân; thường xuyên kiểm tra, rà soát chỉ đạo xử lý dứt điểm các kiến nghị, thỉnh cầu của công dân; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện tốt nội quy, quy chế phối hợp trong công tác tiếp công dân của các ban tiếp công dân. Chỉ đạo các ban, ngành, quận, huyện tổ chức thực hiện tốt các quy định về tiếp công dân theo Luật tiếp công dân (Huỳnh Văn Thắng, 2015).

2.2.2.2. Tı̉nh An Giang

phức tạp, lượng đơn tăng nhiều, phát sinh khiếu kiện đông người, trong đó, có nhiều trường hợp đơn đã được giải quyết đúng theo quy định của pháp luật nhưng người dân vẫn tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến nhiều nơi.

Để không phát sinh điểm nóng về khiếu nại, tố cáo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành quyết định số 191QĐ/TU ngày 28-6-2016 về việc thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp trên địa bàn tỉnh do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng ban, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy làm Phó Trưởng ban Thường trực và đại diện lãnh đạo các ban: Tuyên giáo, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Hội Luật gia, Sở Tư pháp, Thi hành án dân sự là thành viên.

Kết quả bước đầu của việc xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng phức tạp đã góp phần giảm lượng người khiếu kiện ở các cơ quan Trung ương, song lại tăng áp lực cho Ban Nội chính Tỉnh ủy. Nhưng với sự tham mưu tích cực và có hiệu quả của Ban, tin rằng sẽ hạ nhiệt việc khiếu kiện của người dân trong thời gian tới (Hồ Viê ̣t Tiê ̣p, 2017).

2.2.2.3. Tı̉nh Bắc Giang

Đầu năm 2016, tình trạng công dân ở một số địa phương tập trung khiếu kiện tại cổng trụ sở một số cơ quan của tỉnh cũng như tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh và Trụ sở Tiếp công dân Trung ương không còn là hiện tượng mới mẻ, trong đó có nhiều vụ khiếu kiện phức tạp, gay gắt, đông người, nhất là trong thời gian diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh và đất nước. Đây là một thực tế cần được nhìn nhận nghiêm túc và xem xét, xử lý theo quy định.

Tính riêng 09 tháng đầu năm 2016 đã có 11 lần công dân tập trung đông người lên tỉnh khiếu kiện. Việc công dân thường xuyên khiếu kiện vượt cấp, đông người không chỉ làm mất an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn mà còn gây bất lợi cho hình ảnh của địa phương, dẫn đến hậu quả không nhỏ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Việc công dân liên kết với nhau để khiếu kiện đông người thường liên quan đến lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, chế độ chính sách xã hội…

định giải quyết khách quan, đúng pháp luật; được nhiều cấp, nhiều ngành kiểm tra, rà soát; được đối thoại công khai, dân chủ và được giải thích, tuyên truyền, vận động nhiều lần nhưng công dân vẫn tiếp tục cấu kết hoặc xúi giục khiếu kiện tập thể.

Ngoài ra, có một số công dân mặc dù có nội dung khiếu nại, tố cáo riêng lẻ, đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, nhưng vẫn cố tình khiếu kiện dai dẳng hoặc tham gia vào các đoàn khiếu kiện đông người khác gây rối trật tự công cộng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc công dân tập trung khiếu kiện đông người, trong đó phải kể đến những nguyên nhân sau:

Về mặt khách quan, chủ yếu do cơ chế, hệ thống pháp luật, chế độ chính sách (nhất là trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng) thường xuyên thay đổi qua các thời kỳ, chưa phù hợp với tình hình thực tế tại từng địa phương, có những bất cập làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân; một số vụ việc xảy ra đã lâu không có đủ tài liê ̣u, căn cứ chứng minh. Đặc biệt là sau khi Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức đối thoại các vụ việc KNTC phức tạp, tồn đọng theo Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ, Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 02/01/2014 của UBND tỉnh đã có thông báo chấm dứt xem xét, giải quyết KNTC dẫn đến việc công dân không nhất trí, tiếp tục lên tỉnh khiếu kiện.

Xét về nguyên nhân chủ quan, là do trách nhiệm của một số ngành, địa phương còn chưa cao trong việc thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC; việc xử lý đơn thư còn chậm; chất lượng giải quyết KNTC vẫn còn những hạn chế nhất định, tỷ lệ tiếp tục khiếu kiện còn cao; quá trình giải quyết vẫn còn sai sót; việc tổ chức thực hiện một số quyết định, kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh chưa dứt điểm; công tác dân vận chính quyền, công tác tuyên truyền giải thích về chính sách bồi thường khi thu hồi đất ở một số dự án và việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại một số địa phương làm chưa tốt; sự vào cuộc của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ở một số nơi còn hạn chế.

Mặt khác, một số công dân cố tình khiếu na ̣i tố cáo phức tạp, kéo dài, có những đòi hỏi không đúng quy định của pháp luật; một số phần tử xấu, cơ hội chính trị, tổ chức lôi kéo, xúi giục công dân khiếu kiện phức tạp, kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến tình hình khiếu kiện đông người gây phức tạp tình hình.

Bên cạnh đó, việc chưa có biện pháp xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp lợi dụng dân chủ và quyền khiếu na ̣i tố cáo xúi giục, kích động gây rối an ninh trật tự, gây khó khăn trong công tác giải quyết khiếu na ̣i tố cáo.

Từ thực tiễn công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu na ̣i tố cáo ở Bắc Giang trong thời gian qua, có thể đưa ra một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm giải quyết, xử lý có hiệu quả và hạn chế tình trạng khiếu kiện đông người trong thời gian tới như sau:

Một là, các cấp, các ngành cần tiếp tục xác định tiếp công dân và giải quyết khiếu na ̣i tố cáo là nhiệm vụ trọng tâm với trách nhiệm cao hơn và quyết liệt hơn; nắm chắc tình hình và tập trung, chủ động giải quyết kịp thời các vụ việc mới, không để phát sinh điểm nóng, tích cực rà soát, giải quyết triệt để các vụ việc tồn đọng kéo dài; vận động và phân hóa các đối tượng trong thực hiện các thông báo chấm dứt thụ lý, giải quyết đối với các vụ đã rà soát. Chú trọng đến công tác đối thoại, giáo dục, thuyết phục người dân, đặc biệt là các vụ khiếu kiện tập thể.

Hai là, phát huy đúng mức vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là cấp huyện trong việc rà soát các vụ việc trên địa bàn, xây dựng kế hoạch, tập trung giải quyết các vụ việc KNTC phức tạp, đông người, đặc biệt là các điểm có nguy cơ phát sinh khiếu kiện. Đề cao trách nhiệm cá nhân đối với Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, kiên quyết không để công dân tụ tập liên kết với nhau thành đoàn đông người lên tỉnh và ra Trung ương khiếu kiện trái pháp luật gây mất ổn định xã hội.

Trong quá trình giải quyết khiếu nại các vụ việc theo quy định của pháp luật, để hạn chế việc khiếu nại phát sinh cần phải có sự kết hợp với chính sách an sinh xã hội nhằm ổn định cuộc sống của nhân dân; kịp thời báo cáo các vụ khiếu nại phức tạp để các cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết.

Ba là, cán bộ tham gia tiếp và giải quyết các vụ việc đông người cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, không được phép nóng vội mà cần thật bình tĩnh để có phương án xử lý các tình huống; phối hợp với các lực lượng chức năng kịp thời nắm bắt thông tin, diễn biến vụ việc, tổ chức tiếp, đối thoại, tuyên truyền, vận động công dân thực hiện đúng quy định về quyền KNTC theo pháp luật hiện hành.

Bốn là, Thanh tra tỉnh tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tiếp dân, giải quyết KNTC đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị; chú

trọng những nơi có nhiều đơn KNTC phức tạp, tồn đọng kéo dài. Đoàn ĐBQH tỉnh và HĐND tỉnh tăng cường giám sát đối với chính quyền các cấp chuyên đề về công tác tiếp công dân giải quyết KNTC, ưu tiên tập trung giám sát tại những nơi có nhiều vụ việc phức tạp, nhiều vụ việc tồn đọng, kéo dài.

Bên cạnh đó, cần có quy định cụ thể về giải quyết KNTC đông người, trong đó quy định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể trong việc phối hợp xử lý; có chế tài buộc thực hiện đối với các trường hợp không tự giác chấp hành các quyết định, kết luận giải quyết KNTC đã có hiệu lực pháp luật cũng như cần có chế tài và biện pháp xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng quyền dân chủ, quyền khiếu nại, tố cáo của công dân để kích động, lôi kéo, xúi giục tổ chức khiếu nại đông người, vượt cấp (Pha ̣m Kiều Liên, 2016).

2.2.3. Tổng quan những nghiên cứu trong nước có liên quan đến giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo

“Khiếu nại, tố cáo hành chính - cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp” của Lê Tiến Hào (2011), đã phân tích thêm cơ sở lý luận về khiếu nại, tố cáo hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính; đề xuất đi ̣nh hướng và nguyên tắc các giải pháp.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa phân tích sâu về những nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo và những tồn tại, ha ̣n chế cũng như chưa đề xuất cu ̣ thế đến giải pháp để nâng cao hiê ̣u quả giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo.

“Giải quyết khiếu tố của nhân dân - thực trạng và những bài học kinh nghiệm” của Nguyễn Văn Mạnh (1999), đã nêu bài học kinh nghiệm chung là các cấp, các ngành phải luôn coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật khiếu nại nói riêng; khiếu nại cần được giải quyết kịp thời, đúng hạn định; coi trọng công tác tiếp dân, tuân thủ trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại.

Nghiên cứu này tâ ̣p trung chủ yếu nói về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luâ ̣t chứ chưa nêu lên được việc phối hợp giữa các cơ quan trong công tác tuyên truyền.

“Hoàn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Ngô Mạnh Toan (2007), đã tập trung

nghiên cứu lý luận khiếu nại, tố cáo và thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo ở nước ta, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo từ những yêu cầu của

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghı̃a của dân, do dân và vì dân.

Nghiên cứu này chı̉ tâ ̣p trung vào nghiên cứu lý luâ ̣n chứ chưa tâ ̣p trung vào thực tiễn thực hiện pháp luâ ̣t như thế nào trong công tác xây dựng Nhà nước Viê ̣t Nam.

“Đổi mới công tác tiếp dân trong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo” của Trần Thị Thúy Mai. Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về tiếp công dân, thực trạng công tác tiếp dân; quan điểm, giải pháp đổi mới công tác tiếp dân trong giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính ở Viê ̣t Nam.

“Giải quyết khiếu nại hành chính trong công cuộc cải cách hành chính ở

Việt Nam” của Hoàng Ngọc Dũng (2015), đã phân tích làm rõ những vấn đề lý

luận và thực tiễn về giải quyết khiếu nại trong quản lý hành chı́nh nhà nước những năm qua ở nước ta. Khảo sát, đánh giá thực trạng khiếu nại, giải quyết khiếu nại hành chính, trên có sở đó tác giả làm rõ những kết quả, hạn chế trong khiếu nại và giải quyết khiếu na ̣i hành chı́nh, đưa ra quan điểm và đề xuất một số giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu na ̣i hành chı́nh đáp ứng mục tiêu cải cách hành chı́nh ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại thanh tra tỉnh phú thọ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)