2.1.6.1. Chı́nh sách, pháp luật của nhà nước
Các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã thể hiện được vai trò là công cụ pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và bảo đảm thực thi pháp luật trong quản lý nhà nước, thể hiện được bản chất chính trị của Nhà nước dân chủ nhân dân.
Quy định của pháp luật hiện nay về giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo của công dân đã có một bước phát triểnrất lớn so với các quy định trước đó và là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tạo niềm tin và đảm bảo chắc chắn để công dân yên tâm thực hiện quyền của mình, góp phần đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội hội chủ nghĩa.
Các quy định pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Các cơ quan nhà nước kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần tăng cường pháp chế ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội.
2.1.6.2. Công tác tuyên truyền luật pháp cho công dân về khiếu nại, tố cáo
Nhằm nâng cao ý thức chủ động, tích cực tìm hiểu pháp luật và thói quen chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của công dân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho công dân. Hình thức tuyên truyền được sử dụng phong phú đa dạng, như thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các bài viết, bản tin pháp luật trên hệ thống truyền thanh; … phối hợp với Sở Tư pháp in ấn, phát hành tờ rơi trong đó chú trọng và lồng ghép những nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, nhất là tuyên truyền quy định của pháp luật về khiếu nại đông người, vượt cấp để nhân dân hiểu rõ, tránh nhiều trường hợp làm sai, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị của địa phương.
2.1.6.3. Nhận thức của công dân về khiếu nại, tố cáo
Khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Điều 30 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. 3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”. Việc Hiến pháp ghi nhận quyền khiếu nại, tố cáo của công dân cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của quyền năng pháp lý này. Viê ̣c thực hiện khiếu nại, tố cáo chính là phương thức quan trọng để công dân, cơ quan, tổ chức bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích tập thể và các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Công dân khi thực hiê ̣n quyền khiếu na ̣i, tố cáo của mı̀nh cần có nhâ ̣n thức đúng đắn về quyền khiếu na ̣i, tố cáo cũng như có hiểu biết về pháp luâ ̣t, trı̀nh tự thủ tu ̣c khi khiếu nại, tố cáo. Trı̀nh đô ̣ văn hóa cũng ảnh hưởng tới viê ̣c nhâ ̣n thức của công dân, trı̀nh đô ̣ thấp sẽ dễ bi ̣ kẻ xấu lợi du ̣ng, kı́ch động, có hành động thù đi ̣ch với Đảng và Nhà nước, chính sách pháp luâ ̣t của Nhà nước.
2.1.6.4. Năng lực, trı̀nh độ của cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
Nhân tố chủ yếu tác đô ̣ng đến công tác giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo của công dân chính là con người, bao gồm năng lực, trình đô ̣ chuyên môn, trı̀nh đô ̣ lý luận và sự tuân thủ trı̀nh tự, thủ tu ̣c, chı́nh sách pháp luâ ̣t khi tiến hành viê ̣c tiếp công dân, viê ̣c giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Cán bô ̣ tiếp công dân, giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo phải có trı̀nh đô ̣ chuyên môn rõ ràng, am hiểu pháp luâ ̣t, có kinh nghiê ̣m để làm cho chất lượng giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo của công dân đạt được hiê ̣u quả tốt nhất.
2.1.6.5. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân
Việc phối hợp phải đảm bảo nguyên tắc tuân theo các quy định của pháp luật, đảm bảo phù hợp với các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, đúng theo các quy định của Luật khiếu nại, Luật Tố cáo và pháp luật có liên quan; Có sự phân công trách nhiệm cụ thể trong các cơ quan phối hợp nhằm phát huy thế mạnh về chuyên môn của từng cơ quan nói chung và cơ quan thanh tra nói riêng đối với công tác giải quyết khiếu na ̣i, tố cáo của công dân; Các cơ quan phối hợp phải cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin, tài liệu khi có yêu cầu của cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm về sự chính xác của các thông tin,
tài liệu đó đồng thời phải cử cán bộ có năng lực công tác, am hiểu các chính sách, pháp luật có liên quan tham gia xử lý, giải quyết các công việc cụ thể đối với đơn khiếu na ̣i, tố cáo của công dân.