Phân loại công chức, viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 30)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

2.1.4.Phân loại công chức, viên chức

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4.Phân loại công chức, viên chức

2.1.4.1. Phân loại công chức

Trong hoạt động công vụ của Nhà nước, có thể phân loại cơng chức theo những cách khác nhau:

a. Theo đặc thù và tính chất cơng việc

Nhằm phục vụ cho việc quy hoạch công chức, đáp ứng yêu cầu của các loại công việc, tạo ra sự cân đối trong việc sắp xếp và quản lý công chức, người ta phân công chức thành 4 loại:

- Công chức lãnh đạo: là những công chức giữ cương vị chỉ huy trong điều hành cơng việc. Tùy theo tính chất cơng việc ở các vị trí khác nhau mà phân ra cơng chức lãnh đạo ở các cấp độ cao thấp khác nhau. Công chức lãnh đạo là những người được quyền ra các quyết định quản lý, tổ chức và điều hành những người dưới quyền thực hiện công việc. Công chức lãnh đạo được giao những thẩm quyền, trách nhiệm nhất định. Thẩm quyền và trách nhiệm đó gắn với chức vụ người lãnh đạo đảm nhiệm, thẩm quyền càng cao thì trách nhiệm càng cao.

- Cơng chức chun gia: là những người có trình độ chun mơn kỹ thuật, có khả năng nghiên cứu, đề xuất những phương hướng, quan điểm và thực thi công việc chuyên môn. Họ là những người tư vấn cho lãnh đạo, đồng thời cũng là những nhà nghiên cứu trong những cơng việc địi hỏi phải có trình độ chun môn cao.

- Công chức chuyên môn, nghiệp vụ: là những người được trao thẩm quyền nhất định trong phạm vi cơng tác của mình để thừa hành công việc, thi hành công vụ nhân danh quyền lực Nhà nước. Trên cơ sở chuyên môn nghiệp vụ và nhiệm vụ được giao, họ tham mưu cho lãnh đạo ra các quyết định QLNN và có thể họ là người trực tiếp thực hiện các quyết định hành chính đó.

- Cơng chức hành chính: là những người thừa hành nhiệm vụ do công chức lãnh đạo giao. Họ là những người có trình độ chun mơn nghiệp vụ ở mức thấp nên chủ yếu là làm công tác phục vụ trong bộ máy nhà nước.

Phân loại công chức như trên chỉ có ý nghĩa định tính, nhằm giúp cho việc xác định cơ cấu công chức trong việc quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật…

b. Theo trình độ đào tạo

- Cơng chức loại A là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu đào tạo chuyên môn giáo dục đại học và sau đại học.

- Công chức loại B là người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục chuyên nghiệp.

- Công chức loại C là người được bổ nhiệm vào ngạch u cầu trình độ đào tạo chun mơn dưới giáo dục nghề nghiệp.

Cách phân loại này có ý nghĩa nhất định về lý luận và thực tiễn trong việc chuẩn hóa trình độ chun mơn của cơng chức, khuyến khích họ phấn đấu học tập, nâng cao trình độ, thăng tiến theo chức nghiệp.

c. Theo ngạch công chức

Ngạch công chức là một khái niệm chỉ trình độ, năng lực, khả năng chuyên môn và ngành nghề của công chức. Mỗi ngạch thể hiện một cấp độ về trình độ chun mơn nghiệp vụ và có tiêu chuẩn riêng, bao gồm 5 loại:

- Công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở lên; - Cơng chức ngạch chun viên chính và tương đương;

- Công chức ngạch chuyên viên và tương đương; - Công chức ngạch cán sự và tương đương; - Công chức ngạch nhân viên và tương đương.

2.1.4.2. Phân loại viên chức

Là sự phân chia viên chức ra thành các loại, các hạng ngạch khác nhau theo những tiêu chuẩn nhất định.

Có nhiều căn cứ để phân loại viên chức. Tuy nhiên, hiện nay người ta phân loại dựa vào ba căn cứ sau:

- Căn cứ vào tính chất cơng việc;

- Căn cứ vào đặc điểm pháp lý của công việc;

- Căn cứ vào sự phân cơng lao động và đặc tính lao động của viên chức. Trong đó căn cứ quan trọng nhất là căn cứ vào tính chất cơng việc, bởi vì căn cứ này có liên quan đến việc xác định công chức và không công chức - yếu tố chỉ phát sinh ở chế độ có bộ máy cơng quyền.

a. Căn cứ vào tính chất cơng việc

Dựa vào căn cứ này người ta phân loại viên chức thành công chức và những viên chức không phải là công chức.

- Những người sau đây không phải là công chức: + Các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp;

+ Những người giữ các chức vụ trong hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp được Quốc hội hoặc HĐND các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ;

+ Những người làm việc theo chế độ tạm tuyển, hợp đồng và những người đang thời kỳ tập sự chưa được xếp vào ngạch;

+ Những hạ sĩ quan, sĩ quan tại ngũ trong quân đội nhân dân Việt Nam, bộ đội biên phòng;

+ Những người làm việc trong các cơ quan của Ðảng và đoàn thể nhân dân; + Những người làm việc trong các tổ chức sản xuất, kinh doanh của nhà nước. - Qua các quy định trên đây, ta rút ra ba yếu tố căn bản gắn liền với quan hệ công chức:

+ Sự tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một cương vị thường xuyên trong một công sở nhà nước. Ðại biểu quốc hội và HĐND làm theo nhiệm kỳ, cịn cơng chức có thể thực thi cơng việc cơng vụ suốt đời.

+ Ðược xếp vào ngạch của "tính nghề nghiệp" công chức, bậc hưởng lương do nhà nước quy định.

+ Ðược hưởng lương do NSNN cấp.

b. Căn cứ vào đặc điểm pháp lý của công việc mà viên chức đảm nhiệm

Theo tiêu chuẩn thì ta phân loại viên chức thành viên chức phụ trách và nhân viên giúp việc.

- Viên chức phụ trách: Là những người giữ chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước. Ðể thực hiện chức vụ, nhân viên phụ trách có quyền sử dụng quyền lực nhà nước theo quy định của pháp luật. Quyết định của viên chức phụ trách có thể trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ các quan hệ pháp luật cụ thể.

- Nhân viên giúp việc: Là những người phục vụ, thực hiện các hoạt động vật chất và kỹ thuật như: đánh máy, thông tin liên lạc, lưu trữ hồ sơ, lái xe... Ðặc điểm pháp lý của hoạt động giúp việc là không trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ các quan hệ pháp luật cụ thể. Hoạt động của đội ngũ nhân viên giúp việc góp phần quan trọng vào việc hồn thành nhiệm vụ của cơ quan.

c. Căn cứ vào sự phân cơng lao động và đặc tính lao động của viên chức

Theo căn cứ này có ba loại viên chức: viên chức lãnh đạo, viên chức chuyên môn và viên chức thừa hành nghiệp vụ - kỹ thuật.

- Viên chức lãnh đạo: Là những người giữ những công việc mà nội dung hoạt động là quyết định và tổ chức thi hành quyết định.

- Viên chức chuyên môn: Là những người làm nhiệm vụ chuẩn bị các phương án, quyết định, chuẩn bị thông tin, làm công tác chun mơn giúp viên chức lãnh đạo hồn thành nhiệm vụ.

- Viên chức thừa hành nghiệp vụ - kỹ thuật: Là những người làm các công việc cụ thể giúp cán bộ lãnh đạo và viên chức chuyên môn chuẩn bị ra các quyết định và tổ chức thực hiện quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 30)