Mức độ đảm nhận công việc của đội ngũ công chức, viên chức Văn phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.2.Mức độ đảm nhận công việc của đội ngũ công chức, viên chức Văn phòng

4.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của văn phòng UBND

4.1.2.Mức độ đảm nhận công việc của đội ngũ công chức, viên chức Văn phòng

phòng UBND tỉnh Bắc Ninh.

Đánh giá công chức, viên chức là việc của tổ chức và người đứng đầu tổ chức cơ quan xác định phẩm chất, năng lực và hiệu quả công việc của công chức, viên chức để quyết định việc bố trí, sử dụng, làm căn cứ triển khai các mặt công tác cán bộ phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và tổ chức nhân sự. Việc đánh giá công chức, viên chức ảnh hưởng đến toàn bộ các khâu quy hoạch, bố trí, đào tạo, luân chuyển công chức, viên chức. Đánh giá đúng thì toàn bộ quy trình công tác cán bộ sẽ chính xác, hiệu quả. Đánh giá sai, sẽ chệch hướng, không kết quả, thậm chí sẽ phản tác dụng. Đánh giá đúng công chức, viên chức thì bố trí đúng, đề bạt đúng, cân nhắc đúng. Như thế vừa tốt cho công việc chung làm công chức, viên chức phấn khởi và luôn phấn đấu, vừa dẫn tới sự phấn khởi của cả tập thể, tăng cường đoàn kết nội bộ. Đánh giá sai, dù đối với một người thì hậu quả cũng rất lớn.

Đối với việc đánh giá, xếp loại công chức, viên chức hàng năm là một việc làm thường xuyên và một biện pháp quan trọng nhằm khuyến khích, động viên công chức, viên chức hăng say làm việc, phấn đấu hoàn thành công việc được giao với năng suất và hiệu quả cao nhất. Đồng thời, phát huy những sáng kiến, cải tiến kỷ thuật nhằm nâng cao hiệu suất công việc, là cơ sở để ghi nhận những công lao đóng góp của công chức, viên chức vào sự nghiệp xây dựng Văn phòng UBND tỉnh ngày càng lớn mạnh. Trên cơ sở đó, việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm đảm bảo tính công bằng, hợp lý, hợp tình, mang lại sự động viên tích cực và tạo nên khí thế thi đua sôi nổi.

Tại Văn phòng UBND tỉnh thường tiến hành kiểm điểm đánh giá công chức, viên chức vào thời điểm cuối năm. Nhìn chung, quy trình đánh giá công chức, viên chức ngày càng chặt chẽ hơn, chất lượng ngày được nâng lên so với

trước. Qua đánh giá, xếp loại 3 năm đối với công chức, viên chức: tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt tỷ lệ trên 90%; tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ chỉ chiếm dưới 10% hàng năm. Đặc biệt, không có công chức, viên chức xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể ở Bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả đánh giá xếp loại công chức, viên chức của Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh các năm 2014 – 2016

Trình độ đào tạo 2014 2015 2016 So sánh (%) SL người TL (%) SL người TL (%) SL người TL (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Tổng số CC, VC 105 100 101 100 110 100 96,2 108,9 102,3 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 13 12,38 9 8,91 16 14,55 69,2 178 110,9 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 82 78,10 83 82,18 84 76,36 101,2 101 101,2 Hoàn thành nhiệm vụ 10 9,52 9 8,91 10 9,09 90,0 111,1 100,0 Không hoàn thành nhiệm vụ - - - - Tổng số CC 59 56,19 57 56,44 62 56,36 54,4 61,3 102,5 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 8 13.6 5 8.77 9 14.5 62.5 180.0 106,0 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 50 84.7 51 89.5 51 82.3 102.0 100.0 100,9 Hoàn thành nhiệm vụ 1 1.69 1 1.75 2 3.2 100.0 200.0 141,4 Không hoàn thành nhiệm vụ - - - - Tổng số VC 46 43,81 44 43,56 48 43,64 41,8 47,6 102,1 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 10.9 4 9.1 7 14.6 80.0 175.0 118,3 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 32 69.6 32 72.7 33 68.7 100.0 103.1 101.5 Hoàn thành nhiệm vụ 9 19.57 8 18.18 8 16.67 88.89 100.0 94.2 Không hoàn thành nhiệm vụ - - - - - - - - - Nguồn: Phòng Hành chính – Tổ chức

Bên cạnh đó, việc đánh giá, xếp loại công chức, viên chức hàng năm vẫn còn mang tính hình thức, đôi khi còn thiên vị, cảm tính, chưa thật sự nghiêm túc, khoa học, chủ yếu là đến hẹn lại lên làm cho một bộ phận công chức, viên chức chưa đồng tình. Hầu hết công chức, viên chức với tư tưởng vào biên chế coi như có thể yên tâm suốt cuộc đời ngoại trừ khi nào bị kiểm điểm đến mức buộc thôi việc hoặc trong diện giảm biên chế nên tồn tại trong ý thức người công chức, viên chức sự trì trệ, thiếu năng động, thiếu động lực. Hiện tượng dĩ hòa vi quý, bao che lẫn nhau, sợ mất lòng dẫn đến nhận xét bị sai lệch trong quá trình đánh giá, phê bình, tự phê bình công chức, viên chức chưa cao.

Bảng 4.9. Danh hiệu thi đua, khen thưởng của công chức, viên chức ở Văn phòng UBND tỉnh Bắc Ninh các năm 2014 – 2016

Đơn vị tính: Người

Hình thức khen Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015

1. Danh hiệu thi đua

Lao động tiên tiến 68 68 74 100 109 Lao động tiêu biểu 0 0 0 - - Chiến sĩ thi đua cấp Cơ sở 13 20 22 154 110 Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh 0 3 1 - 33 Chiến sĩ thi đua toàn quốc 0 0 0 - -

2. Khen thưởng Giấy khen 6 14 19 233 136 Bằng khen Chủ tịch tỉnh 3 1 2 33 200 Bằng khen Bộ trưởng 2 0 1 - - Bằng khen Thủ tướng 2 2 2 100 100 Huân chương LĐ hạng 3 1 0 0 - - Nguồn: Phòng Hành chính – Tổ chức

Qua thực tế cho thấy đại đa số công chức, viên chức sau khi được bình xét, đánh giá đều tốt nhưng nhiệm vụ chung của cơ quan lại không có chuyển biến tích cực hoặc hoàn thành chưa cao. Việc xem xét, đánh giá do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng gồm lãnh đạo cơ quan thực hiện, ngầm định “luật bất thành văn” hầu như các danh hiệu cao đều thuộc về lãnh đạo và những người là thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan. Những công chức trẻ, mới, những

công chức, viên chức là chuyên viên lâu năm nhưng không phải là lãnh đạo, quản lý thường chỉ đạt những danh hiệu lao động tiên tiến.

Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá của công chức, viên chức về công tác đánh giá thực hiện công việc

Đơn vị tính: Câu trả lời; %

Chỉ tiêu

Tỷ lệ công chức, viên chức trả lời các mức độ (%)

1 2 3 4 5

- Khả năng chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu

công việc. 0 13,8 0 86,2 0

- Tham mưu tích cực giải quyết công việc 0 5,0 0 95,0 0 - Cơ quan luôn đánh giá thường xuyên mức

hoàn thành nhiệm vụ 0 3,7 92,5 0 3,7 - Việc đánh giá thành tích công tác hàng năm

đảm bảo công bằng.. 3,7 3,7 0 92,5 0 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 1 = Hoàn toàn không đồng ý 4 = Đồng ý

2 = Không đồng ý 5 = Hoàn toàn đồng ý 3 = Tương đối đồng ý

Với 11/80 phiếu chiếm 13,8% công chức, viên chức điều tra cho rằng không đồng ý với nhận định khả năng chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu công việc và 69/80 phiếu chiếm 86,2% công chức, viên chức đồng ý với khả năng chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Chỉ có một bộ phận nhỏ chiếm tỷ lệ hơn 3,7% là không đồng ý với nhận định đánh giá thành tích công tác hàng năm đảm bảo công bằng và có tác dụng phát huy với nhân tố tích cực. Kết quả khảo sát cũng cho thấy đa số công chức, viên chức đều đồng ý với việc luôn tham mưu tích cực.

Từ chính sách tiền lương và vấn đề đánh giá sử dụng công chức, viên chức chưa hợp lý đã dẫn đến tình trạng nhiều người cố gắng để trở thành công chức, viên chức nhà nước, nhưng khi trở thành công chức, viên chức thì một số lại không chuyên tâm dồn trách nhiệm vào công việc, khó phân biệt được người làm tốt, người làm kém. Người làm kém nếu không vi phạm pháp luật vẫn có thể yên tâm ở trong biên chế...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 84)