Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

2.1.6.Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, viên chức

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.6.Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, viên chức

Chất lượng công chức, viên chức được thể hiện qua các mặt như: bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, lối sống, trình độ nhận thức,

kiến thức chuyên môn được đào tạo, năng lực cơng tác trong thực tiễn, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ,... Dựa vào các yếu tố này, người ta đã đưa ra được một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng công chức, viên chức nhà nước. Xét một cách chung nhất các tiêu chí đánh giá chất lượng cơng chức, viên chức là những quy định, những yêu cầu cụ thể đối với những công chức, viên chức trong hệ thống HCNN.

2.1.6.1. Các tiêu chí đánh giá cơng chức, viên chức hàng năm theo Luật Cán bộ công chức; Luật viên chức.

a. Đối với công chức

* Công chức được đánh giá theo các nội dung:

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

- Năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ; Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực thi nhiệm vụ; Thái độ phục vụ nhân dân.

* Công chức lãnh đạo, quản lý được đánh giá theo các nội dung:

- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý;

- Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức, quản lý, tinh thần trách nhiệm; - Năng lực tập hợp, đồn kết cơng chức.

* Dựa trên các tiêu chí trên cơng chức được đánh giá phân loại thành 4 mức:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; - Hoàn thành tốt nhiệm vụ;

- Hồn thành nhiệm vụ nhưng cịn hạn chế về năng lực; - Khơng hồn thành nhiệm vụ.

b. Đối với viên chức

Mục đích của đánh giá viên chức để làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức.

- Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;

- Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

- Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

- Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

* Việc đánh giá viên chức quản lý được xem xét theo các nội dung: - Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ; - Kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

* Dựa trên các khía cạnh đó, viên chức được đánh giá xếp loại theo 4 mức:

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; - Hoàn thành tốt nhiệm vụ; - Hoàn thành nhiệm vụ;

- Khơng hồn thành nhiệm vụ.

2.1.6.2. Các tiêu chí tổng quát đánh giá chất lượng cơng chức, viên chức. * Nhóm tiêu chí đánh giá năng lực trình độ cơng chức, viên chức

Nhóm tiêu chí đánh giá năng lực trình độ của cơng chức, viên chức là nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng của công chức, viên chức bao gồm các chỉ tiêu như trình độ văn hóa, trình độ chun mơn nghiệp vụ được đào tạo, kỹ năng nghề nghiệp, thâm niên, kinh nghiệm công tác và sức khoẻ của cơng chức, viên chức.

- Tiêu chí về trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa là mức độ trí thức của cơng chức, viên chức đạt được thơng qua giáo dục. Hiện nay, trình độ văn hóa của cơng chức, viên chức Việt Nam được phân thành 3 nhóm với các mức độ khác nhau từ thấp đến cao: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thơng. Theo trình độ phổ cập giáo dục ở Việt Nam hiện nay và theo yêu cầu nâng cao chất lượng cơng chức, viên chức vì vậy, 100% cơng chức, viên chức phải có trình độ học vấn trung học phổ thơng.

- Tiêu chí về trình độ chun mơn: Trình độ chun mơn nghiệp vụ của cơng chức, viên chức là trình độ chun mơn được đào tạo qua các trường lớp với văn bằng chuyên môn phù hợp u cầu của cơng việc. Trình độ chun mơn

đào tạo ứng với hệ thống văn bằng hiện nay chia thành các trình độ như: sơ cấp, trung cấp, đại học và trên đại học. Tuy nhiên, khi xem xét về trình độ chuyên môn của công chức, viên chức cần phải lưu ý về sự phù hợp giữa chuyên môn đào tạo với yêu cầu thực tế của công việc và kết quả làm việc của họ.

- Tiêu chí về kỹ năng nghề nghiệp: Đây là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng của công chức, viên chức nó phản ánh tính chuyên nghiệp của công chức, viên chức khi thực thi nhiệm vụ. Cơng chức, viên chức cần có những kỹ năng quản lý tương xứng để thực hiện vai trị, nhiệm vụ của cơng chức, viên chức.

- Tiêu chí về kinh nghiệm cơng tác: Kinh nghiệm cơng tác là tiêu chí đánh giá chất lượng cơng chức, viên chức. Kinh nghiệm là những vốn sống thực tế mà cơng chức, viên chức tích lũy được trong thực tiễn cơng tác. Chính kinh nghiệm này cũng góp phần cho việc hình thành năng lực thực tiễn của cơng chức, viên chức và tăng hiệu quả công vụ mà công chức, viên chức đảm nhiệm. Kinh nghiệm phụ thuộc vào thời gian công tác của cơng chức, viên chức nói chung và thời gian cơng tác ở một lĩnh vực cụ thể nào đó của cơng chức, viên chức. Vì vậy, kinh nghiệm cơng tác được xem xét đánh giá qua thâm niên công tác của họ. Tuy nhiên, giữa kinh nghiệm và thâm niên cơng tác khơng phải hồn toàn theo quan hệ tỷ lệ thuận. Thời gian công tác chỉ là điều kiện cần cho tích lũy kinh nghiệm. Điều kiện đủ để hình thành kinh nghiệm trong cơng tác của cơng chức, viên chức phụ thuộc vào chính khả năng nhận thức, phân tích, tổng hợp, tích lũy và ghi nhớ của bản thân từng người công chức, viên chức.

- Tiêu chí về sức khỏe: Sức khỏe của cơng chức, viên chức được xem xét là tiêu chí đánh giá chất lượng của cơng chức, viên chức. Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần chứ khơng đơn thuần là khơng có bệnh tật. Sức khoẻ là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần. Có nhiều chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khoẻ của người lao động. Bộ Y tế Việt Nam quy định 3 trạng thái sức khoẻ là: Loại A: thể lực tốt, khơng có bệnh tật; Loại B: trung bình; Loại C: yếu, khơng có khả năng lao động.

Tiêu chí sức khoẻ đối với cơng chức, viên chức khơng những là một tiêu chuẩn chung, phổ thông cần thiết cho mọi nhóm cơng chức, viên chức, mà tùy theo những hoạt động đặc thù của từng loại công chức, viên chức. Yêu cầu về sức khỏe không chỉ là một quy định bắt buộc khi tuyển chọn cơng chức, viên

chức mà cịn là yêu cầu được duy trì trong suốt quá trình thực hiện trong cuộc đời công vụ của người công chức, viên chức. Công chức, viên chức đảm bảo về mặt sức khỏe mới có thể duy trì cơng việc được liên tục.

* Nhóm tiêu chí đánh giá mức độ đảm nhận công việc của đội ngũ công chức, viên chức

Đây là nhóm tiêu chí đánh giá năng lực thực thi nhiệm vụ thực tế của công chức, viên chức. Phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức, viên chức và mức độ đảm nhận chức trách nhiệm vụ của công chức, viên chức. Để đánh giá công chức, viên chức theo tiêu chí này cần dựa vào đánh giá thực hiện công việc của công chức, viên chức.

Đánh giá thực hiện công việc là phương pháp, nội dung của quản trị nguồn nhân lực trong các tổ chức bao gồm cả tổ chức HCNN. Đánh giá thực hiện công việc thực chất là xem xét so sánh giữa thực hiện nhiệm vụ cụ thể của công chức, viên chức với những tiêu chuẩn đã được xác định trong Bảng mô tả công việc... Kết quả đánh giá thực hiện cơng việc cho phép phân tích và đánh giá về chất lượng cơng chức, viên chức trên thực tế. Nếu như công chức, viên chức liên tục khơng hồn thành nhiệm vụ mà không phải lỗi của tổ chức, yếu tố khách quan thì có nghĩa là cơng chức, viên chức đó khơng đáp ứng được yêu cầu của cơng việc. Trong trường hợp này có thể kết luận chất lượng công chức, viên chức thấp, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao ngay cả khi cơng chức, viên chức có trình độ chun mơn đào tạo cao hơn yêu cầu của công việc.

Để đánh giá được chính xác về thực hiện cơng việc của cơng chức, viên chức địi hỏi trong các cơ quan HCNN phải tiến hành phân tích cơng việc một cách khoa học, xây dựng được Bảng mô tả công việc, Bảng tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ thực thi công việc và Bảng tiêu chuẩn hồn thành cơng việc. Khi phân tích đánh giá về chất lượng cơng chức, viên chức trên cơ sở tiêu chí này cần phải phân tích làm rõ các nguyên nhân của việc công chức, viên chức khơng hồn thành nhiệm vụ, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

* Nhóm tiêu chí đánh giá về khả năng nhận thức và mức độ sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi công việc của công chức, viên chức

Đây là nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng công chức, viên chức trên cơ sở đáp ứng về sự thay đổi của công việc trong tương lai. Hầu hết việc phân tích đánh giá về chất lượng công chức, công chức đều đánh giá chất lượng công chức,

viên chức dựa trên cơ sở trạng thái tĩnh của họ. Trên thực tế công việc ngay cả bản thân công chức, viên chức cũng luôn thay đổi. Nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của công việc luôn thay đổi do các nhân tố khách quan (như do áp dụng tiến bộ khoa học trong quản lý, do yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, do yêu cầu và những đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước...). Nếu như công chức, viên chức không nhận thức được sự thay đổi về cơng việc của mình theo u cầu của sự phát triển, thì sẽ khơng có sự đầu tư cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng, thay đổi thái độ và hành vi của mình thì khơng thể đảm nhận được cơng việc trong tương lai.

Có hai tiêu chí quan trọng được xem xét khi đánh giá chất lượng của công chức, viên chức trong nhóm này là nhận thức về sự thay đổi công việc trong tương lai và những hành vi sẵn sàng đáp ứng sự thay đổi đó. Khi nhận thức được sự thay đổi của cơng việc trong tương lai, cơng chức, viên chức có thể tự chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để đi trước đón đầu sự thay đổi của cơng việc, nhưng cũng có những cơng chức, viên chức chấp nhận bị đào thải trong tương lai do sự thay đổi công việc tạo ra.

Để đánh giá được cơng chức, viên chức theo tiêu chí này, địi hỏi người nghiên cứu phải thực hiện điều tra, thu thập thông tin qua bảng hỏi hay trực tiếp phỏng vấn công chức, viên chức để thấy được nhận thức của công chức, viên chức về sự thay đổi cũng như sẵn sàng chuẩn bị “hành trang” cho sự thay đổi. Sự chuẩn bị sẵn sàng của công chức, viên chức cho sự thay đổi cũng có thể được xem xét đánh giá qua đào tạo của từng công chức, viên chức cũng như của tổ chức.

* Nhóm tiêu chí khác phản ánh chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức

Bên cạnh các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cơng chức, viên chức cịn có thể sử dụng một số tiêu chí khác phản ánh chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức như: cơ cấu theo tuổi, giới tính, trình độ chính trị; trình độ văn hóa chung của đội ngũ công chức, viên chức; sự phối hợp giữa các nhóm cơng chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ; làm việc theo nhóm; tuân thủ kỷ luật, văn hóa làm việc tại nơi cơng sở và sự hài lòng của nhân dân đối với đội ngũ công chức, viên chức... Khi nghiên cứu phân tích đánh giá chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức chúng ta cần phải quan tâm tới các tiêu chí này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh (Trang 30 - 36)