Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 46)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

2.2.1.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1.Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức

của một số nước trên thế giới

* Kinh nghiệm của Nhật Bản: Công chức là những người được xã hội rất

tôn trọng, được chế độ nhà nước ưu ái, vì quan chức nhà nước Nhật Bản đều là những người ưu tú, được tuyển chọn qua những kỳ thi tuyển nghiêm túc và bằng sự đào tạo, rèn luyện liên tục trên các cương vị khác nhau sau khi được tuyển dụng. Hàng năm, Viện Nhân sự Nhật Bản (một CQNN độc lập với các bộ) mở 3 kỳ thi: kỳ thi tuyển chọn quan chức nhà nước loại I (cao cấp), kỳ thi tuyển chọn quan chức nhà nước loại II và kỳ thi tuyển chọn loại III. Những người được trúng tuyển loại I sẽ được đào tạo để trở thành cán bộ lãnh đạo trong tương lai. Những người trúng tuyển loại II và III hầu hết là những người làm việc chuyên môn.

Các công chức mới được tuyển vào các bộ tiếp tục được đào tạo với các nội dung sau:

- Đào tạo qua kinh nghiệm làm việc ở nhiều cơ sở khác nhau trong Bộ và ngoài Bộ;

- Đào tạo tại các lớp huấn luyện, bồi dưỡng ở nhiều cấp khác nhau.

Đạo đức công chức là một nội dung được xem là rất quan trọng trong chất lượng của công chức ở Nhật Bản. Đạo đức ở đây là sự chí cơng vơ tư, thanh liêm và tinh thần trách nhiệm cao, được hình thành qua các quá trình đào tạo và tuyển dụng nghiêm ngặt, cụ thể là:

Thứ nhất, chế độ thi tuyển công khai, công bằng, nên chỉ những người ưu

tú mới được tuyển dụng làm công chức nhà nước. Họ được sự tôn trọng, tin tưởng trong xã hội và có niềm tự hào với trọng trách do xã hội giao phó.

Thứ hai, đời sống công chức nhà nước ở Nhật Bản được bảo đảm suốt đời

qua các chế độ về nhà ở, lương bổng, hưu trí. Dù trong trường hợp khơng thăng tiến được nữa, phải từ chức trước tuổi để về hưu, các quan chức vẫn được nhà nước có chính sách đãi ngộ thỏa đáng, đảm bảo cuộc sống sau đó.

*Kinh nghiệp của Pháp: Là một nước cơng nghiệp phát triển ở châu Âu,

đồng thời cũng là một nước sớm thực hiện chế độ công chức. Để quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, mỗi ngành ở Pháp đều có một “Hội đồng hành chính” các cấp. Hội đồng này có trách nhiệm đề xuất ý kiến về giám định, đề bạt, điều động, thưởng, phạt công chức và soạn thảo, sửa đổi chế độ, quy chế về quản lý nhân sự của ngành.

- Chế độ tuyển công chức của nước Pháp, dựa trên hai nguyên tắc:

+ Ngun tắc bình đẳng: khơng phân biệt nam, nữ, thành phần xuất thân, khuynh hướng chính trị, tơn giáo, văn hóa.

+ Nguyên tắc tuyển chọn loại ưu qua thi cử: cơng khai với hình thức viết và vấn đáp. Cơ quan tư pháp kiểm tra toàn bộ quá trình thi và tuyển dụng.

- Đào tạo nghiệp vụ cho công chức ở Pháp được phân thành hai loại: + Đào tạo ở mức ban đầu: đối với công chức cấp cao, một bộ phận sau khi học cao đẳng chuyên khoa phải có nửa năm tập sự mới được xác định chức danh. Một bộ phận phải học cao đẳng tổng hợp, sau đó thực tập chun mơn ở các Bộ từ hai đến ba năm mới được xác định chức danh.

+ Nâng cao trình độ cho công chức đương nhiệm: muốn chuyển lên ngạch cao hơn, cơng chức đương nhiệm có thể tự nguyện đăng ký để tham gia thi, đơn vị chủ quản phải tạo điều kiện cho thí sinh ơn thi.

- Đề bạt đối với công chức của nước Pháp được tiến hành với các hình thức như sau:

+ Hình thức lựa chọn: với những người có thời gian cơng tác tương đối lâu, thủ trưởng hành chính căn cứ vào nhận xét của cơng chức trong vòng thời gian ba năm liền, lựa chọn những người tiêu biểu trong số đó lập danh sách báo cáo Hội đồng đề bạt.

+ Hình thức thi nghiệp vụ: đây là do hội đồng thi sát hạch, đánh giá, phân loại. Sau khi được Hội đồng đề bạt thơng qua, Thủ trưởng hành chính ra quyết định đề bạt. Nhờ tổ chức những cuộc thi cử này mà cơng chức có thể phấn đấu để được đề bạt, đồng thời cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng công chức.

Đãi ngộ đối với công chức của nước Pháp gồm lương cơ bản và các loại trợ cấp, được coi là một nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng công chức.

Ở Pháp, chế độ công chức được hình thành từ rất sớm, đồng thời luôn được cải cách để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thông qua việc ban hành những quy định có tính pháp lý trong việc xây dựng, quản lý đội ngũ công chức; điều đáng chú ý là thực hiện nghiêm chế độ thi tuyển cơng khai bình đẳng; chế độ đào tạo, đề bạt, đãi ngộ... đối với công chức rất rõ ràng.

* Kinh nghiệm của Anh: là một nước công nghiệp phát triển ở châu Âu, đồng thời cũng là nước sớm thực hiện chế độ cơng chức. Chính phủ Anh đã quyết định cải cách chế độ công chức, điểm chủ yếu là: tăng cường công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức, tăng tỷ lệ người giỏi chuyên môn, phá kết cấu kiểu “rộng”, xây dựng kết cấu “chuyên”. Bỏ hình thức cũ về phân loại đối với công chức, bằng việc chia công chức thành mười loại lớn, hướng vào việc sử dụng nhân viên chuyên môn ngày càng linh hoạt hơn, tận dụng được những người giỏi chuyên môn kỹ thuật. Trên các nguyên tắc này đã cho phép mở rộng tuyển dụng đối với những nhân tài, tạo điều kiện nhanh chóng tăng số lượng chuyên gia và nhân viên khoa học kỹ thuật có trình độ chun mơn cao trong đội ngũ công chức.

Nước Anh cịn là nước áp dụng “Chế độ cơng trạng” để tìm nhân tài. Cứ mỗi năm cơng chức phải có báo cáo tổng kết cơng tác của chính mình, lãnh đạo ngành căn cứ vào báo cáo và kết quả theo dõi trong q trình quản lý cơng chức để có thể nhận xét cơng chức hàng năm. Nhận xét này được xét đến trong những lần đề bạt, thăng cấp cho công chức, đồng thời với việc xem xét kết quả thi cử để quyết định.

Như vậy, cùng với chế độ thi cử, "Chế độ cơng trạng" đã thúc đẩy tính tích cực của mỗi cá nhân trong thực thi cơng vụ, địi hỏi mỗi cơng chức phải có nỗ lực cao thường xun trong cơng tác mới có thể được thăng chức.

Chính phủ Anh ln thực hiện chế độ tiền lương của công chức tương đối cao, mức lương công chức cao hơn mức lương nhân viên làm trong các xí nghiệp theo các nguyên tắc sau:

- “Nguyên tắc công bằng” trong đãi ngộ lương cho công chức, nguyên tắc này được xem là một trong những điều kiện tất yếu để ổn định đội ngũ công chức.

- “Nguyên tắc thích ứng vật giá” nhằm bảo đảm cho thu nhập thực tế của cơng chức khơng bị đi xuống vì nguyên nhân gia tăng của vật giá (lạm phát).

- “Nguyên tắc cùng hưởng” chủ yếu là để áp dụng cho những công việc như nhau thì được đãi ngộ như nhau, khơng được trọng nam khinh nữ.

- “Nguyên tắc tăng lương định kỳ”, nhằm thực hiện chủ trương hàng năm công chức đủ năm làm việc theo quy định sẽ được xếp vào danh sách tăng lương.

* Kinh nghiệm của Mỹ: Lịch sử phát triển chế độ công chức của nước Mỹ

được hình thành cùng với việc ra đời của nhà nước Mỹ, chất lượng của đội ngũ công chức của Nước Mỹ được nâng dần lên cùng với bốn giai đoạn phát triển sau:

- Thực hiện “Chế độ thiên tư cá nhân”, là chế độ thực hiện quyền cá nhân thủ trưởng quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm cơng chức. Khơng có tiêu chuẩn rõ ràng, khơng có cơ quan nhân sự.

- “Chế độ chính đảng chia phần”, đây là chế độ mà chính đảng giành thắng lợi trong tuyển cử, coi các chức vụ quan chức là “chiến lợi phẩm”, được đem phân chia cho những người thuộc đảng mình nắm giữ. Đảng cầm quyền hoàn toàn dựa vào đảng tịch để sử dụng người, mà không hề xem xét tới điều kiện trình độ, năng lực chun mơn, năng lực quản lý.

- Quốc hội Mỹ thông qua “Luật chế độ cơng chức”, hủy bỏ “Chế độ chính đảng chia phần”. Luật này bắt đầu thực hiện công khai thi tuyển cơng chức của Chính phủ và thành lập “Uỷ ban công chức” để phụ trách việc thực hiện Luật. Đến đây, chất lượng của công chức đã được nâng cao một bước.

- Giai đoạn cải cách chế độ công chức làm cho cơ cấu tổ chức và phạm vi quản lý cơng chức của nước Mỹ có nhiều thay đổi. “Kế hoạch cải cách chế độ công chức”,

“Luật cải cách chế độ cơng chức”. Trong đó quy định: Tất cả cơng chức nhà nước phải được tuyển chọn qua các kỳ thi tuyển công chức công khai và công bằng, ngăn chặn mọi hành vi dùng quyền lực làm ảnh hưởng đến kết quả thi tuyển công chức.

Tất cả mọi công chức bất luận đảng tịch, chủng tộc, tôn giáo... đều được đối đãi công bằng. Kết quả thực hiện Luật cải cách chế độ công chức đã làm cho mọi cơng dân đều có cơ hội để có thể trở thành cơng chức, đội ngũ cơng chức thực sự tuyển chọn được những người có tài. Đồng thời tạo ra sự ổn định của đội ngũ công chức, không bị ảnh hưởng trước những biến động hành chính có tính chính trị định kỳ.

Nước Mỹ là nước đãi ngộ chế độ tiền lương tương đối cao đối với cơng chức. Ngồi tiền lương, trong thu nhập của cơng chức Mỹ cịn có các loại trợ cấp: làm thêm giờ, làm ca đêm, số tiền trả công làm việc vào ngày nghỉ, trợ cấp khu vực, trợ cấp làm việc trong mơi trường độc hại. Đồng thời nếu làm việc có thành tích tốt cơng chức Mỹ cịn được lĩnh tiền thưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh (Trang 42 - 46)