Bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 51)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

2.2.3.Bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3.Bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu thực tiễn

Từ kinh nghiệm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức nhà nước của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, Nhà nước phải ban hành đầy đủ các văn bản pháp quy để thống

nhất việc xây dựng, quản lý và sử dụng đội ngũ công chức, viên chức. Những văn bản này là cơ sở cho tuyển chọn, sử dụng và đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức.

Hai là, công chức, viên chức nhà nước phải là những người được đào tạo

cơ bản trong nhà trường và được đào tạo, bồi dưỡng sau khi tuyển dụng; được rèn luyện qua các cương vị cần thiết trong thực tế, ưu tú về năng lực và hội tụ tương đối đầy đủ những tố chất đạo đức cần thiết của một quan chức nhà nước.

Ba là, xây dựng tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho từng công việc. Tiêu

chuẩn chức danh là cơ sở cho việc tuyển chọn, sử dụng, đánh giá thực hiện công việc của công chức, viên chức và là chuẩn mực để công chức, viên chức phấn đấu, rèn luyện.

Bốn là, thi tuyển công chức, viên chức công khai, công bằng là một trong

những biện pháp lựa chọn tốt nhất đội ngũ công chức, viên chức QLNN có chất lượng.

Năm là, có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với công chức, viên chức và chế

độ đó ngày càng được hồn thiện; đặc biệt quan tâm tới chế độ tiền lương, hưu trí và các bảo hiểm xã hội, khác.

Sáu là, duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thưởng phạt nghiêm

minh đối với công chức, viên chức.

Bảy là, xây dựng bộ máy nhà nước gọn nhẹ phù hợp thực tế trong từng

giai đoạn phát triển cụ thể của đất nước.

Tóm lại, đội ngũ cơng chức, viên chức có một vị trí vơ cùng quan trọng

đối với sự tồn vong và phát triển của mỗi quốc gia. Suy cho cùng, xã hội muốn ổn định, phát triển không thể không chăm lo xây dựng và tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức, viên chức của mình. Điều này, trong thực tiễn tồn tại, phát triển của các quốc gia đã trở thành một tất yếu khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 51)