Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốnđầu tƣ XDCB

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố đồng hới tỉnh quảng bình (Trang 38)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.6. Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốnđầu tƣ XDCB

Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tƣ XDCB là một lĩnh vực vô cùng khó khăn và phức tạp; phải kiểm tra, kiểm soát tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tƣ một dự án; phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tƣợng gây thất thoát lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình đầu tƣ nhƣ: Loại bỏ những khối lƣợng phát sinh chƣa đƣợc duyệt, sai chế độ quy định, sai đơn giá định mức, không đúng chủng loại vật liệu, danh mục thiết bị đã đƣợc duyệt... Do vậy, để hạn chế tối đa thất thoát lãng phí trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB thì các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện công tác này. Công tác thanh tra, kiểm tra vốn đầu tƣ XDCB ngày càng đƣợc nâng cao về chất lƣợng, đội ngũ cán bộ thanh tra đƣợc đào tạo cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tƣ và XDCB thì mới phát hiện đƣợc hết các gian lận, thất thoát trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, về lâu dài cũng cần có những giải pháp mang tính chiến lƣợc, đột phá trong lĩnh vực này nhằm hạn chế tới mức thấp nhất lãng phí trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN

ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN VỐN NSNN 1.3.1. Nhân tố con ngƣời

Nhân tố con ngƣời bao gồm: Năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB.

- Năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo bộ máy quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lƣợc trong hoạt động ngân sách; đƣa ra đƣợc các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng nhƣ giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN.

Năng lực quản lý của ngƣời lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN ở từng địa phƣơng nói riêng. Nếu năng lực của ngƣời lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lƣợc không phù hợp với thực tế thì việc quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng đầu tƣ dàn trải, đầu tƣ không hiệu quả; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy đƣợc sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…

- Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN ở địa phƣơng lại là yếu tố quyết định hiệu quản lý, sử dụng Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN. Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu đƣợc sai lệch trong các khâu lập, thẩm định dự án, đấu thầu, thanh, quyết toán Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN.

Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đối với cán bộ công chức cũng cần phải tránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, là thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân. Thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo đức nhƣ đòi hối lộ, đƣa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian lận… đây là những nhân tố ảnh hƣởng không tốt tới quá trình quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN (do vốn đầu tƣ XDCB thƣờng lớn) gây giảm hiệu quả sử dụng vốn NSNN nghiêm trọng.

1.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN

Tổ chức bộ máy quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phƣơng: hoạt động quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN đƣợc triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của

từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập kế hoạch đầu ta, triển khai thực hiện dự án, đấu thầu, thanh, quyết toán Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN có tác động rất lớn đến quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lƣợng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý đƣợc bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lƣợng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN, giảm các yếu tố sai lệchthông tin. Từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN.

1.3.3. Điều kiện tự nhiên

XDCB thƣờng đƣợc tiến hành ngoài trời, do đó nó chịu ảnh hƣởng của điều kiện khí hậu. Bên cạnh đó, ở mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy cần phải có những thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi xây dựng công trình. Chẳng hạn, ở địa phƣơng có nhiều sông, lại hay xảy ra lũ lụt thì Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN sẽ tập trung vào xây dựng đê, kè, hồ đập chứa nƣớc và bố trí vốn để duy tu sửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mƣa, bão và có những biện pháp hữu hiệu để tránh thiệt hại xảy ra nhằm đảm bảo chất lƣợng công trình; hoặc địa phƣơng có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc thì chú ý đầu tƣ cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện địa hình đó. Vì vậy, quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN chịu ảnh hƣởng nhiều từ các điều kiện tự nhiên ở địa phƣơng.

1.3.4. Điều kiện kinh tế - xã hội

Quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN đều chịu ảnh hƣởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trƣờng kinh tế ổn định, vốnđầu tƣ sẽ đƣợc thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ đề ra. Ngƣợc lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trƣởng kinh tế chậm Nhà nƣớc sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm

phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tƣ, đình hoãn hoặc giảm tiến độ... Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này có thể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tƣ để thực hiện. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng không nhỏ đến quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn địa phƣơng.

1.3.5. Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nƣớc về quản lý vốn NSNN trong đầu tƣ XDCB. vốn NSNN trong đầu tƣ XDCB.

Trong kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của nhà nƣớc, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nƣớc nói chung và quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trò hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN sẽ có tác dụng kiềm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả của Vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn NSNN.

1.4. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB BẰNG NGUỒN VỐN NSNN Ở TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC NƢỚC NGUỒN VỐN NSNN Ở TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC NƢỚC

1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ

Năm 2015, tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ đạt hơn 5.246 tỷ đồng. Việc tổng hợp, phân bổ các nguồn vốn từ NSNN, trái phiếu Chính phủ năm 2015 đƣợc triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, đảm bảo đúng các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ và hƣớng dẫn của các bộ, ngành Trung ƣơng. (Website tỉnh Phú Thọ, 2015).

Việc bố trí vốn đầu tƣ đƣợc chú trọng, giảm tối đa các dự án khởi công mới, tăng số dự án hoàn thành, ƣu tiên bố trí vốn trả nợ XDCB... đã góp phần nâng cao hiệu quả đầu tƣ.

Việc phân cấp đầu tƣ theo Quyết định 04/2013/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh đã tạo điều kiện cho các chủ đầu tƣ chủ động lập, thẩm định, triển khai thực hiện dự án, huy động nguồn lực cho dự án. UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn các sở, ngành, UBND các huyện, các chủ đầu tƣ trên địa bàn thực hiện các cơ chế, chính sách mới về đầu tƣ xây dựng, xử lý kịp thời các vƣớng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Các dự án khu đô thị, dự án về nhà ở, dự án sử dụng quỹ đất tạo vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng trên địa bàn đƣợc triển khai thực hiện đúng quy định hiện hành, phù hợp với quy hoạch, thiết kế đƣợc duyệt.

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị, các chủ đầu tƣ chủ động tháo gỡ khó khăn, tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ đầu tƣ xây dựng, và giải quyết dứt điểm các vƣớng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, xử lý các phát sinh trong quá trình thanh quyết toán vốn; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo an toàn trong thi công; đồng thời tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ, hƣớng dẫn của các bộ, ngành Trung ƣơng và của tỉnh về quản lý vốn, đầu tƣ xây dựng; chủ động rà soát, xử lý, điều chỉnh các chƣơng trình, dự án từ NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ; rà soát từng công trình để có biện pháp chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện; tăng cƣờng sự phối hợp của các cấp, các ngành với chủ đầu tƣ, nhà thầu để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện; phấn đấu giải ngân vốn đạt 100%.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát chất lƣợng công trình. Kiên quyết xử lý các chủ đầu tƣ, các nhà thầu không đủ năng lực; thực hiện sai quy định trong quản lý, thi công công trình. Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi

cho các chủ đầu tƣ thực hiện các dự án trên địa bàn nhằm đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả các công trình xây dựng.

1.4.2. Kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là địa phƣơng đƣợc các phƣơng tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý Nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý Nhà nƣớc ở lĩnh vực đầu tƣ XDCB. Qua tiếp cận thực tế triển khai cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng có những nét nổi trội so với triển khai của Quảng Bình, cụ thể:

- Trên cơ sở xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đầu tƣ và xây dựng của TW ban hành, UBND Thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hóa các quy trình quản lý theo thẩm quyền đƣợc phân công, phân cấp. Điểm nổi trội của Đà Nẵng là UBND Thành phố đã hƣớng dẫn chi tiết về trình tự các bƣớc triển khai đầu tƣ xây dựng từ xin chủ trƣơng và chọn địa điểm đầu tƣ; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tƣ; thanh toán chi phí lập dự án, thẩm định và phê duyệt dự toán; thiết kế tổng dự toán, bố trí và đăng ký vốn đầu tƣ, đền bù giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định đấu thầu; tổ chức thi công, quản lý chất lƣợng trong thi công; cấp phát vốn đầu tƣ; nghiệm thu công trình đƣa vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bƣớc theo trình tự bên là thủ tục, hồ sơ cần có và trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn và xây dựng. Việc cụ thể hóa quy trình quản lý và giải quyết công việc của Nhà nƣớc đã tạo bƣớc đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và năng lực của bộ máy Nhà nƣớc.

- Đền bù giải phóng mặt bằng là khâu phức tạp nhất của quá trình thực hiện dự án đầu tƣ và xây dựng, trong thực tế rất nhiều dự án, công trình của TW cũng nhƣ của các địa phƣơng chậm tiến độ gây lãng phí và một phần thất

thoát vốn do ách tắc ở khâu này. Đà Nẵng là điểm sáng trong cả nƣớc đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trong thời gian qua, thành công của địa phƣơng này xuất phát từ các yếu tố:

Thứ nhất: UBND Thành phố đã ban hành đƣợc bản quy định về đền bù thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Quy định nếu rõ cụ thể, chi tiết về đối tƣợng, phạm vi, nguyên tắc, phƣơng pháp phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Điểm đặc biệt của quy định, đền bù đối với thu hồi đất để chính trang đô thị đƣợc đền bù theo nguyên tắc “ Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”, định chế này đƣợc HĐND Thành phố ban hành thành Nghị quyết riêng. Nội dung của quy định này đƣợc dựa trên logic: Khi Nhà nƣớc thu hồi đất để chỉnh trang đô thị, đã làm tăng giá trị điều kiện môi trƣờng sống của khu vực này thì ngƣời đƣợc hƣởng nguồn lợi trực tiếp từ đầu tƣ của Nhà nƣớc phải hy sinh, đóng góp một phần nguồn lực của mình tƣơng ứng.

Thứ hai: Ngoài định chế đền bù chi tiết và cụ thể, UBND Thành phố Đà Nẵng rất coi trọng công tác tuyên truyền của UBMTTQ các cấp gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, kết hợp với chính sách khen thƣởng đối với các đối tƣợng thực hiện giải phóng vƣợt tiến độ và cƣỡng chế kịp thời các đối tƣợng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật đã đƣợc đáp ứng. Thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo UBND các cấp, hàng năm ký chƣơng trình triển khai công tác tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về vốn đầu tƣ XDCB của NSNN nói chung.

Thứ ba: Trong công tác cải cách hành chính cũng nhƣ trong đền bù giải phóng mặt bằng thì vai trò, trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là vai trò của cá nhân lãnh đạo chủ chốt hết sức quan trọng và có tính chất quyết định đối với các trƣờng hợp xung yếu.

Qua một số kinh nghiệm triển khai cơ chế quản lý liên quan đến VĐT XDCB của Nhà nƣớc ở Đà Nẵng, đặc biệt là vai trò cá nhân lãnh đạo chủ chốt

về tinh thần gƣơng mẫu, “dám làm”, “dám chịu trách nhiệm”, đây là điểm cần đƣợc đúc kết thành bài học kinh nghiệm quản lý của cả nƣớc.

1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia lớn, có một số đặc điểm tƣơng đồng với Việt Nam.

Chi phí đầu tƣ xây dựng tại các dự án từ NSNN ở Trung Quốc đƣợc xác định theo nguyên tắc “lƣợng thống nhất- giá cả chỉ đạo- phí cạnh tranh”. Theo nguyên tắc này, chi phí đầu tƣ xây dựng đƣợc phân tích, tính toán theo trạng thái động phù hợp với cơ chế khuyến khích đầu tƣ và diễn biến giá cả trên thị trƣờng xây dựng theo quy luật cung - cầu. Công tác quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng tại các dự án thể hiện đƣợc mục đích cụ thể: về xác định chi phí đầu tƣ xây dựng hợp lý, khống chế chi phí đầu tƣ xây dựng có hiệu lực và đem lại lợi ích cao nhất. Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng tại các dự án ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố đồng hới tỉnh quảng bình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)