Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố đồng hới tỉnh quảng bình (Trang 104 - 106)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Cơ sở pháp lý

a. Luật Đầu tư công năm 2014

Nhằm tạo lập hệ thống cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, nâng cao hiệu quả đầu tƣ công, tại kỳ họp thứ 7, ngày 18 tháng 6 năm 2014 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đầu tƣ công số 49/2014/QH13. Luật Đầu tƣ công quy định nhiều nội dung đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tƣ công và phù hợp với các thông lệ quốc tế. Phạm vi điều chỉnh Luật bao quát đƣợc việc quản lý sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ công. Đã thể chế hóa quy trình quyết định chủ trƣơng đầu tƣ. Tăng cƣờng công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chƣơng trình, dự án đầu tƣ công. Đổi mới hoàn thiện quy chế phân cấp quản lý đầu tƣ công phân định quyền hạn đi đôi với trách nhiệm của từng cấp

Với việc quy định rõ ràng, cụ thể các quy định pháp lý trong toàn bộ hoạt động đầu tƣ trong Luật Đầu tƣ công, là một bƣớc tiến lớn trong quản lý, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nguồn lực của Nhà nƣớc, góp phần và tạo điều kiện pháp lý để đẩy mạnh công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm trong đầu tƣ XDCB.

b. Luật Xây dựng năm 2014

Ngày 18/6/2014, Quốc Hội khóa XIII nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (gọi tắt là Luật Xây dựng 2014. Đây là Bộ Luật quan trọng về lĩnh vực hoạt động đầu tƣ xây dựng với những đổi mới căn bản, có tính đột phá nhằm phân định quản lý các dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nhau thì có phƣơng thức, nội dung và phạm vi quản lý khác nhau. Phạm vi điều chỉnh của Luật Xây dựng

năm 2014 đã điều chỉnh toàn diện các hoạt động đầu tƣ xây dựng từ khâu quy hoạch xây dựng, lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng cho đến khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng, áp dụng đối với các dự án đầu tƣ xây dựng thuộc mọi nguồn vốn.

Luật Xây dựng 2014 đã phân định rõ các dự án đầu tƣ xây dựng sử dụng các nguồn vốn khác nhau phải có phƣơng thức và phạm vi quản lý khác nhau. Trong đó, đối với các dự án có sử dụng vốn nhà nƣớc thì các cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành phải quản lý chặt chẽ theo nguyên tắc “tiền kiểm” nhằm nâng cao chất lƣợng công trình, chống thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ. Luật cũng đã đổi mới mô hình quản lý dự án đầu tƣ xây dựng theo hƣớng chuyên nghiệp hóa, áp dụng các mô hình ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng chuyên nghiệp theo chuyên ngành hoặc theo khu vực để quản lý các dự án có sử dụng vốn nhà nƣớc.

c. Luật Đấu thầu năm 2013 và Nghị định số 63 /2014/NĐ-CP

Ngày 26/11/2013, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014, đồng thời, ngày 26/6/2014, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 63 /2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thấu về lựa chọn nhà thầu có hiệu lực ngày 15/08/2014 thay thế nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 gồm 13 chƣơng với 96 điều và Nghị định 63/2013/NĐ-CP bao gồm 15 chƣơng với 130 điều đƣợc xây dựng trên cơ sở yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua sắm sử dụng vốn nhà nƣớc, góp phần tăng cƣờng hiệu quả sử dụng vốn của Nhà nƣớc. Đã quy định cụ thể quản lý nhà nƣớc trong công tác đấu thầu, trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy

phạm pháp luật trong cùng một lĩnh vực và bảo đảm tính thống nhất, minh bạch của hệ thống pháp luật.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố đồng hới tỉnh quảng bình (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)