Công tác lập và quản lý dự toán công trình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố đồng hới tỉnh quảng bình (Trang 68 - 77)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Công tác lập và quản lý dự toán công trình

Lập và quản lý dự toán là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý VĐTTNS, trong những năm qua công tác lập và quản lý dự toán dần đi vào nề nếp, quy trình lập, thẩm định, phê duyệt thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, các hồ sơ dự toán đƣợc lập, thẩm định và phê duyệt phù hợp với thiết kế đƣợc duyệt. tuân thủ các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá quy định. Năng lực chuyên môn của các đơn vị tƣ vấn lập dự toán và cán bộ, công chức thẩm định, phê duyệt dự toán không ngừng đƣợc nâng cao.

59

Biểu đồ 2.3. Quy trình lập và quản lý dự toán tại Thành phố Đồng Hới

Qua bảng 2.11 ta thấy: trong tổng số lƣợng mẫu nghiên cứu 100 thu thập đƣợc, các biến số đƣợc các đối tƣợng điều tra đánh giá trải đều từ 1 đến 5. Điều đó chứng tỏ rằng các đối tƣợng đƣợc điều tra có thái độ và cảm nhận khác nhau về công tác lập và quản lý dự toán xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách. Điều này cho thấy rằng cùng một vấn đề nhƣng các đối tƣợng đƣợc điều tra cảm nhận và đánh giá khác nhau, tức là có ngƣời hoàn toàn đồng ý nhƣng cũng có ngƣời không đồng ý với quan điểm của thang đo

Ta thấy các biến quan sát có giá trị trung bình từ 1,95 đến 3,8 điểm, cao nhất là biến DT5 (Dự toán đƣợc lập phù hợp với thiết kế và tổng mức đầu tƣ đƣợc duyệt) 3,8 điểm và DT9 (Năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức thẩm định, phê duyệt dự toán) 3,51 điểm và thấp nhất là DT7 (Năng lực chuyên môn của tổ chức và cá nhân tƣ vấn lập dự toán) với 1,95 điểm, biến DT11 (Việc xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xẩy ra

60 sai sót theo quy định) với 2,02 điểm và biến DT8 (Năng lực chuyên môn của

chủ đầu tƣ) với 2,04 điểm.

Nhƣ vây, biến đƣợc đánh giá số điểm cao nhất là DT5 (Dự toán đƣợc lập phù hợp với thiết kế và tổng mức đầu tƣ đƣợc duyệt) với số điểm 3,8 điểm (điểm trung bình là 3 điểm). Kết quả khảo sát này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế. Hầu hết các hồ sơ dự toán đƣợc lập, thẩm định và phê duyệt phù hợp với thiết kế đƣợc duyệt và đồng thời đảm bảo dự toán đƣợc duyệt có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng tổng mức đầu tƣ đƣợc duyệt. Đối với các trƣờng hợp khi lập dự toán phát hiện hồ sơ thiết kế không phù hợp hoặc tổng mức đầu tƣ tính chƣa đầy đủ các nội dung của dự án thì đơn vị chủ đầu tƣ đã đề xuất để điều chỉnh tổng mức đầu tƣ cho phù hợp để đảm bảo dự toán đƣợc lập phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng mức đầu tƣ đƣợc duyệt.

Tƣơng tự nhƣ trên, năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức thẩm định, phê duyệt dự toán (biến DT9) cũng đƣợc đánh giá với số điểm tƣơng đối cao, thể hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức thực hiện các công việc liên quan đến quản lý dự toán công trình tƣơng đối phù hợp. Ngoài việc bố trí cán bộ theo đúng chuyên ngành thì hàng năm cán bộ, công chức đều đƣợc cho đi đào tạo, bồi dƣỡng thêm về chuyên môn. Nghiệp vụ cập nhật những phƣơng pháp lập dự toán mới đồng thời đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, mua bản quyền các phần mềm chuyên ngành để phục vụ cho công tác quản lý dự toán do đó đã góp phần nâng cao chất lƣợng của công tác thẩm định, phê duyệt dự toán.

Ngoài ra, Hệ thống pháp luật về dự toán công trình, sự cập nhật về định mức, đơn giá, mức lƣơng nhân công của các cơ quan chức năng, cơ cấu các loại chi phí trong dự toán (chi phí tƣ vấn, quản lý dự án, chi phí khác …), Quy trình quản lý dự toán công trình xây dựng từ khâu lập, giám sát đến thẩm định, phê duyệt dự toán và một số nội dung khác đƣợc đánh giá số điểm trên 3.

61 Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, ta thấy biến đƣợc đánh giá số

điểm thấp nhất là DT7 (Năng lực chuyên môn của tổ chức và cá nhân tƣ vấn lập dự toán) với 1,95 điểm, để lý giải cho điều này ta thấy trong những năm qua công tác thẩm định dự án cũng nhƣ thanh tra, kiểm tra đã phát hiện ra rất nhiều vấn đề sai sót ngay từ khâu lập dự toán mà nguyên nhân chính là do lỗi của đơn vị tƣ vấn. Việc Sở xây dựng chƣa thƣờng xuyên cập nhật và công bố năng lực của đơn vị tƣ vấn và chủ đầu tƣ cũng không tuân thủ các quy định khi lựa chọn đơn vị tƣ vấn phù hợp với công trình đã dẫn đến xẩy ra các sai sót, ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác lập dự toán, tiến độ thi công kéo dài phải điều chỉnh tổng mức đầu tƣ gây thất thoát lãng phí nguồn vốn, đơn cử nhƣ:

- Công trình: Chợ Quang Phú giai đoạn 1, triển khai thực hiện năm 2012 với tổng mức đầu tƣ đƣợc phê duyệt là 4,8 tỷ đồng thời gian hoàn thành dự kiến tháng 12/2012. Tuy nhiên khi ra triển khai thi công phát hiện ra đơn vị tƣ vấn lập hồ sơ thiếu sót các hạng mục quan trọng là Kè chắn đất, đất đắp…, do đó phải tạm dừng thi công để điều chỉnh bổ sung thiết kế, dự toán. Sau khi điều chỉnh bổ sung tổng mức đầu tƣ tăng lên 5,5 tỷ dẫn đến mất khả năng cân đối vốn cho dự án làm dự án phải kéo dài thời gian thi công, cộng thêm đến tháng 10/2013 gặp thời tiết mƣa bão làm hƣ hỏng một số hạng mục do đó công trình phải điều chỉnh bổ sung khối lƣợng, điều chỉnh giá vật liệu, nhân công và máy thi công làm tổng mức đầu tƣ tăng lên 5,8 tỷ đồng, thời gian thi công kéo dài đến tháng 5/2014 mới bàn giao đƣa vào sử dụng đƣợc. Nhƣ vậy từ sai sót của đơn vị tƣ vấn thiết kế cộng thêm một số nguyên nhân khác dẫn đến dự án Chợ Quang Phú giai đoạn 1 phải thi công chậm tiến độ 17 tháng và phải điều chỉnh tông mức đầu tƣ tăng lên 1 tỷ đồng (tăng 21% so với ban đầu).

- Hay nhƣ công trình: Vỉa hè đƣờng Nguyễn Hữu Cảnh phƣờng Đồng Phú có tổng mức đầu tƣ đƣợc duyệt là: 4,2 tỷ đồng. Nhƣng do đơn vị tƣ vấn không khảo sát kỹ chi phí đền bù GPMB do đó khi triển khai thực hiện chi

62 phí đền bù GPMB tăng lên 4,5 tỷ đồng đẩy tổng mức đầu tƣ lên 8,7 tỷ đồng

làm mất khả năng cân đối vốn không thể triển khai thực hiện dứt điểm dự án, gây chậm tiến độ ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn và ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt của ngƣời dân.

63

Bảng 2.11. Bảng thống kê mô tả

các điều tra về công tác lập và quản lý dự toán xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách

DT1 DT2 DT3 DT4 DT5 DT6 DT7 DT8 DT9 DT10 DT11 N Valid 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Missing 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Mean 3,07 3,06 3,17 3,43 3,80 3,31 1,95 2,04 3,51 3,29 2,02 Median 3,00 3,00 3,00 4,00 4,00 3,00 2,00 2,00 4,00 3,00 2,00 Mode 4 4 4 4 4 4 2 2 4 3 2 Std. Deviation 1,174 1,153 1,045 1,166 ,932 1,080 ,936 ,887 1,078 ,935 ,876 Variance 1,379 1,330 1,092 1,359 ,869 1,166 ,876 ,786 1,162 ,875 ,767 Minimum 1 1 1 1 2 1 1 1 1 1 1 Maximum 5 5 5 5 5 5 5 4 5 5 5 Sum 307 306 317 343 380 331 195 204 351 329 202

Biểu đồ 2.4. Giá trị trung bình của các biến điều tra về công tác lập và quản lý dự toán xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách

Biến đƣợc đánh giá thấp thứ hai là biến DT11 (Việc xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xẩy ra sai sót theo quy định) với 2,02 điểm. Sự đánh giá của các đối tƣợng khảo sát hoàn toàn phù hợp với thực tiễn tại Thành phố. Hầu hết các công trình có sai sót trong bƣớc lập, thẩm định và phê duyệt dự toán dẫn đến phải điều chỉnh nội dung, quy mô, nguồn vốn và tiến độ dự án làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của dự án, một số thì gây thất thoát, lãng phí nếu không có các cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện ra. Tuy nhiên sau khi phát hiện ra các sai phạm thì việc xử lý chƣa nghiêm túc theo các quy định của pháp luật, việc lập sai dự toán dẫn đến thất thoát lãng phí là lỗi của đơn vị tƣ vấn nhƣng trách nhiệm khắc phục các sai phạm đó là do đơn vị thi công chịu trách nhiệm, đơn vị tƣ vấn thiết kế hầu nhƣ không chịu trách nhiệm về vật chất do đó không mang tính răn đe cao. Ví dụ về một số trƣờng hợp không xử lý trách nhiệm của đơn vị tƣ vấn khi để xẩy ra phai phạm the Bảng 2.12

Bảng 2.12. Tình hình xử lý tránh nhiệm khi phát hiện sai phạm trong lập và quản lý dự toán TT Công trình Số thất thoát, lãng phí phát hiện (triệu đồng) Đơn vị gây ra sai phạm Đơn vị chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả

Trƣờng mầm non Bảo Ninh

cơ sở 2 30,6 Đơn vị thiết kế áp dung sai đơn giá thép Đơn vị thi công Hàng rào, sân thể dục trƣờng

tiểu học số 2 xã Bảo Ninh 27,9

Đơn vị thiết kế áp dung sai định mức đắp gờ chỉ hàng rào Đơn vị thi công Đƣờng nhánh các thôn Trung Bính, Hà Dƣơng, Hà Thôn, Cừa Phú, xã Bảo Ninh

9,2 Đơn vị thiết kế tính sai khối lƣợng đào đắp Đơn vị thi công

Mở rộng khu nghĩa địa Đá

Bạc Đồng Sơn 42,5 Đơn vị thiết kế tính trùng khối lƣợng đắp đất ta luy Đơn vị thi công Cổng, sân, trụ sở hàng rào UBND phƣờng Nam Lý 36 Đơn vị thiết kế lập sai đơn giá phá dở kết cấu

công trình

Đơn vị thi công

TT Công trình Số thất thoát, lãng phí phát hiện (triệu đồng) Đơn vị gây ra sai phạm Đơn vị chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả Chợ Đức Ninh 54,19 Tính sai giá đèn huỳnh quang và khối lƣợng hạng mục phòng cháy chữa cháy Đơn vị thi công, quản lý, giám sát

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch

Ngoài ra biến DT8 (Năng lực chuyên môn của chủ đầu tƣ) cũng bị những ngƣời đƣợc khảo sát đánh giá số điểm tƣơng đối thấp với 2,04 điểm (điểm trung bình là 3 điểm). Theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 Luật Đầu tƣ công: Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tƣ trong quản lý thực hiện dự án: "Trƣờng hợp để xảy ra thất thoát, lãng phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thƣờng theo quy định của pháp luật". Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng: "Chủ đầu tƣ chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đƣa công trình của dự án vào khai thác sử dụng ..." và theo quy định tại Mục g Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 32/2015/NĐ- CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về nghĩa vụ của chủ đầu tƣ: "Quyết định

và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý của giá trị đề nghị cơ quan thanh toán vốn đầu tƣ thanh toán vốn cho nhà thầu". Nhƣ vây chủ đầu tƣ là cơ quan chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với công tác lập và quản lý dự toán công trình, bất cự sai sót nào trong khâu lập dự toán đều có trách nhiệm của chủ đầu tƣ.Ngoài việc phải lựa chọn đơn vị tƣ vấn có đủ năng lực chuyên môn để lập dự toán cho công trình thì chủ đầu tƣ phải có trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp để kiểm tra, rà soát lại đơn vị tƣ vấn để hạn chế tối đa những sai sót có thể xẩy ra trong quá trình lập dự toán. Ngƣợc lại nếu chủ đầu tƣ có năng lực, kinh nghiệm hạn chế sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực và đạo đức của đơn vị tƣ vấn do đó rất dễ xẩy ra sai sót trong các hồ sơ dự toán.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố đồng hới tỉnh quảng bình (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)