8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Đẩy mạnh công tác quyết toán vốnđầu tƣ
Quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành là khâu cuối cùng trong dây chuyền quản lý vốn đầu tƣ, quyết định giá trị tài sản của công trình đƣa vào sử dụng.
Trong thực tế công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tƣ của tại Thành phố còn chậm và nhiều sai sót. Tình trạng chủ đầu tƣ và nhà thầu đề nghị quyết toán cao hơn giá trị đích thực, công trình xây dựng hoàn thành chậm quyết toán đang là phổ biến. Ngƣời có thẩm quyền quyết định đầu tƣ đồng thời là ngƣời phê duyệt dự án hoàn thành, nhƣ vậy là "vừa đá bóng vừa thổi còi". Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan với chủ đầu tƣ trong việc kiểm tra, đối chiếu, xác nhận số liệu cấp phát, thanh toán cho công trình, dự án hoàn thành; thì công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán sẽ tiềm ẩn nhiều tiêu cực và khó phát hiện. Để khắc phục những tồn tại đó cần thực hiện các giải pháp:
- Quy trình, thủ tục:
+ Tiếp tục thực hiện tốt các quy định, hƣớng dẫn về công tác quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hiện hành ( theo TT 09/2016/TT-BTC).
+ UBND Thành phố cần chỉ đạo các ngành, các chủ đầu tƣ, các BQL dự án nắm chính xác số lƣợng dự án đầu tƣ hoàn thành bằng vốn NSNN đến nay
chƣa quyết toán, để có giải pháp xử lý cụ thể.
+ Trong thẩm tra quyết toán phải chú ý đến đơn giá, khối lƣợng, chất lƣợng, chủng loại vật liệu, đối chiếu với dự toán đƣợc duyệt và các điều kiện nêu trong hợp đồng, biên bản nghiệm thu, hồ sơ hoàn công, khối lƣợng phát sinh và các tài liệu liên quan khác. Không thẩm định quyết toán khi chƣa đủ thủ tục theo quy định.
- Cơ chế kiểm soát: Tuỳ theo quy mô và tính chất phức tạp của từng dự án, Tổ thẩm ra quyết toán trực tiếp thẩm tra báo cáo quyết toán. Song, trách nhiệm chính vẫn là cơ quan chủ trì là Phòng Tài chính – Kế hoạch và do cá nhân cán bộ thẩm tra quyết toán đảm nhận.
- Kỷ luật:
+ Áp dụng nghiêm các hình thức xử phạt chủ đầu tƣ, nhà thầu xây dựng, nhà thầu tƣ vấn có hành vi vi phạm các quy định về thời gian quyết toán chậm, nghiệm thu, thanh toán sai khối lƣợng và làm sai lệch giá trị quyết toán vốn đầu tƣ đƣợc quy định tại Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ.
+ Khi thanh tra nếu phát hiện cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành sai quy định gây lãng phí vốn đầu tƣ, phải xử lý nghiêm theo quy định tại Điều 29, Nghị định số 84/2006/NĐ-CP về mức xử phạt "Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tƣ xây dựng các dự án sử dụng NSNN, tiền, tài sản nhà nƣớc gây lãng phí" .
- Công tác cán bộ: Bố trí cán bộ làm công tác thẩm tra quyết toán phải có đủ năng lực để phát hiện ra những sai phạm, nhƣ khối lƣợng khai khống, áp dụng định mức, đơn giá cao hơn quy định, phải đảm bảo thời gian thẩm tra đúng quy định. Kiến quyết chống mọi biểu hiện tiêu cực, vụ lợi các nhân, thông qua việc hợp thức hoá cho nhà thầu.