Công tác thanh tra, giám sát việc sử dụng vốnđầu tƣ XDCB

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố đồng hới tỉnh quảng bình (Trang 90 - 94)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.6. Công tác thanh tra, giám sát việc sử dụng vốnđầu tƣ XDCB

Trong những năm qua, công tác thanh tra cơ bản đã phát huy hiệu quả, quy trình thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác thanh tra ngày càng đƣợc quan tâm, ngoài thời gian tham gia các đoàn thanh tra, các cán bộ thanh tra thƣờng xuyên đƣợc theo học các lớp đào tạo, bồi dƣờng kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng chuyên ngành phù hợp với các nội dung, lĩnh vực thanh tra do đó trình độ của cán bộ thanh tra ngày càng đƣợc chuẩn hóa đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ đƣợc giao.

Bảng 2.19. Tình hình thanh tra, kiểm tra qua các năm

Năm Tổng số dự án

(dự án)

Số dự án đƣợc thanh tra, kiểm

tra (dự án)

Số tiền sai phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (triệu đồng) Số kiến nghị thu hồi (triệu đồng) 2012 227 22 156 156 2013 231 35 175 175 2014 233 30 320 320 2015 223 28 205 205 2016 228 31 220 220 Tổng cộng 1142 146 1076 1076

Sau khi thực hiện các đợt thanh tra, các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra đƣợc theo dõi thƣờng xuyên, định kỳ yêu cầu đơn vị báo cáo kết quả thực hiện đồng thời cơ quan thanh tra thƣờng xuyên đôn đốc, nhắc nhở do đó các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra đƣợc thực hiện nghiêm túc.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã giúp cho cơ sở nhận thức đƣợc những hạ chế, yếu kém trong chuyên môn đồng thời kịp thời điều chỉnh những sai sót, hạn chế trong quá trình thực hiện và quan trọng nhất là qua thanh tra, kiểm tra đã đã góp phần hạn chế thất thoát lãng phí trong đầu tƣ.

Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả khảo sát, lấy ý kiến của các đối tƣợng hoạt động trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng. Qua bảng kết quả khảo sát tại Bảng 2.20 ta thấy các biến TT2 (Công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần hạn chế thất thoát lãng phí trong đầu tƣ),TT1 (Quy trình thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật), TT4 (Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác thanh tra phù hợp) và TT7 (Các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra đƣợc thực hiện nghiêm túc) đƣợc đánh giá với số điểm trung bình khá cao, lần lƣợt là 3,73; 3,67; 3,51 và 3,36 điểm.

Bảng 2.20. Bảng thống kê mô tả các điều tra về công tác thanh tra, kiểm tra dối với các công trình sử dụng vốn ngân sách

TT1 TT2 TT3 TT4 TT5 TT6 TT7 N Valid 100 100 100 100 100 100 100 Missing 0 0 0 0 0 0 0 Mean 3.67 3.73 1.89 3.51 2.19 2.22 3.36 Std. Error of Mean .083 .094 .076 .090 .111 .118 .113 Median 4.00 4.00 2.00 4.00 2.00 2.00 4.00 Mode 4 4 2 4 2 1 4 Std. Deviation .829 .941 .764 .904 1.107 1.177 1.133 Variance .688 .886 .584 .818 1.226 1.385 1.283 Minimum 1 1 1 1 1 1 1 Maximum 5 5 5 5 5 5 5 Sum 367 373 189 351 219 222 336

Tuy nhiên bên cạnh đó thì các đối tƣợng khảo sát cho rằng số lần thanh tra, kiểm tra trong một năm là quá nhiều, gây khó khăn cho cơ sở, có nhƣng đơn vị một năm đến 10 đoàn đến làm việc gồm thanh tra nhà nƣớc, thanh tra chuyên ngành, kiểm toán, thanh tra thuế…theo kết quả khảo sát tại Bảng 2.20, Biến TT3 (Số lần thanh tra, kiểm tra, giám sát trong một năm) chỉ đƣợc đánh giá 1,89 điểm.

Ngoài ra, qua khảo sát thực tế kết quả cho thấy đạo đức, thái độ của cán bộ làm công tác thanh tra không đƣợc đánh giá cao (Biến TT5 chỉ đƣợc đánh giá 2,19 điểm). Tức là trong kiểm tra, thanh tra cán bộ thực thi còn thái độ cố gắng tìm ra những vấn đề sai của đơn vị thi công và chủ đầu tƣ để thỏa thuận những lợi ích kinh tế cho mình, nếu thỏa thuận đƣợc thì những việc khuất tất đƣợc bỏ qua, chính vì vậy mới có hiện tƣợng đoàn kiểm tra sau khi phát hiện những vấn đề lớn tồn tại mà đoàn kiểm tra trƣớc không phát hiện đƣợc, nguyên nhân chính là cán bộ thực thi lợi dụng vị trí công tác để đặc quyền, đặc lợi, cố tình làm sai chế độ.

Công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ đƣợc tăng cƣờng ở tất cả các cấp từ Thành phố xuống đến xã phƣờng. Hoạt động giám sát và đánh giá đầu tƣ đi vào nề nếp, đặc biệt là công tác giám sát và đánh giá đầu tƣ các dự án đã đƣợc quan tâm hơn trƣớc đây, kể từ khi Luật Đầu tƣ công ra đời thay thế Quyết định số 80/2005/QĐ – TTg Chính phủ đã có những quy định đầy đủ, cụ thể về công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ, các quy định về giám sát, đánh giá đầu tƣ đã cụ thể và bám sát vào thực tiến hơn do đó các cơ quan giám sát đã tập trung vào các nội dung giám sát nhƣ theo dõi, đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tƣ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch của Bộ, ngành…; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng; quy hoạch xây dựng chi tiết các vùng kinh tế, các khu công nghiệp..; kế hoạch đầu tƣ có liên quan đến địa bàn theo quy định của pháp luật. Giám sát, phát hiện những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án; kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức vật tƣ và loại vật tƣ đúng quy định trong quá trình thực hiện đầu tƣ dự án; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc trong đầu tƣ xây dựng.

Tuy nhiên, qua khảo sát trong thời gian qua công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ chƣa thực sự phát huy hiệu quả (Biến TT6 - Công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ đã thực sự phát huy hiệu quả chỉ đƣợc đánh giá 2,22 điểm), các đơn vị chủ đầu tƣ, các cơ quan quản lý chỉ thực hiện giám sát, đánh giá đầu tƣ một cách hình thức, chỉ báo cáo theo yêu cầu chứ chƣa có sự chủ động.

Ngoài ra, quy định về giám sát, đánh giá đầu tƣ tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ yêu cầu giám sát, đánh giá đầu tƣ cho tất cả các công trình không phân biệt quy mô đầu tƣ là không phù hợp vì đối với các công trình có quy mô nhỏ (tổng mức đầu tƣ <5 tỷ đồng) thì

thời gian thực hiện tƣơng đối ngắn thƣờng nhỏ hơn 1 năm do đó việc thực hiện giám sát, đánh giá đầu tƣ đối với loại công trình này là không cần thiết.

2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố đồng hới tỉnh quảng bình (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)