6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNHĐẠO CẤP TỈNH
1.2.2. Đào tạo,bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh là một trong những nội dung quan trọng trong công tác cán bộ vừa mang tính cấp bách, đồng thời cũng mang tính thƣờng xuyên và lâu dài. Đào tạo, bồi dƣỡng nhằm tạo cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh có khả năng thích ứng với những yêu cầu mới, khó khăn và thách thức mới trong điều kiện của thời đại mới.
a. Nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Xác định nhu cầu, đối tƣợng đào tạo
Trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; quy hoạch hoạch cán bộ; kiến thức, kỹ năng của từng cá nhân và vị trí việc làm của cán bộ, qua đó, đánh giá giữ thực trạng với yêu cầu cần đạt đƣợc để xác định nhu cầu và đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng (là cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cán bộ trong quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp tỉnh).
Việc xác định chính xác nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng là căn cứ cho việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dƣơng đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh.
- Xác định nội dung đào tạo,bồi dƣỡng:
Có thể đƣợc khái quát thành các nhóm kiến thức sau đây:
+ Nhóm kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến ngành, lĩnh vực mà cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đang đảm nhiệm.
+ Nhóm kiến thức về lý luận chính trị: nâng cao hiểu biết về đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đang công tác cũng nhƣ cán bộ thuộc diện quy hoạch.
+ Nhóm kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý, quản lý hành chính Nhà nƣớc; nhóm này liên quan trực tiếp đến ngành, lĩnh vực mà đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong bộ máy chính quyền cấp tỉnh đang đảm nhiệm.
- Lựa chọn đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng:
Trên cơ sở nhu cầu đào tạo, đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh có hai diện đối tƣợng là bắt buộc và khuyến khích tự nguyện tham gia đào tạo, bồi dƣỡng. Đối tƣợng bắt bắt buộc là những cán bộ chƣa đạt chuẩn theo quy định đối với vị trí chức danh đang đảm nhận; đối tƣợng khuyến khích tự nguyện là số cán bộ đã đạt chuẩn, cần thiết thƣờng xuyên nâng cao, trang bị thêm kỹ năng, cập nhật kiến thức mới hoặc là cán bộ trong nguồn quy hoach.
- Phƣơng pháp, hình thức đào tao, bồi dƣỡng: Có hai nhóm phƣơng pháp chính:
+ Nhóm thứ nhất, gồm các phƣơng pháp thông báo cho ngƣời nghe một số kiến thức qua các buổi lên lớp, tọa đàm (học tập quán triệt nghị quyết, cập kiến thức…).
+ Nhóm thứ hai, gồm phƣơng pháp đào tạo dài hạn tích cực, giúp học viên nắm vững nghệ thuật và kỹ năng lãnh đạo, quản lý trên thực tế, biết diễn đạt tƣ tƣởng, quan điểm và sử dụng các nguồn thông tin để làm giàu cho kiến thức của mình.
c. Chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Số lƣợng, tỷ lệ cán bộ đƣợc đi đào tạo và đạt chuẩn hóa về trình độ theo tiêu chuẩn quy định.
- Mức độ đáp ứng đào tạo, bồi dƣỡng qua tỷ lệ ý kiến đánh giá của cán bộ về chất lƣợng các khóa học.