6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Đặc điểm về kinh tế
Thời kỳ 2012 - 2016, kinh tế phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng; chất lƣợng, hiệu quả từng bƣớc đƣợc nâng lên. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân 5 năm giai đoạn 2012 - 2016 đạt 6,5%; trong đó: nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng bình quân 4,2%, công nghiệp xây dựng 9,4%, dịch vụ 6,7% ; năm 2012 tăng 8,6% và năm 2016 tăng 4,5%. Năm 2016, GRDP tăng 4,5% so với năm 2015. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,1%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6%, đóng góp 2,3 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 4,4%, đóng góp 2,3 điểm phần trăm vào mức tăng trƣởng chung. Năm 2017, tăng 6,62% so với 2016 (Phụ lục 2.3 kèm theo).
Ngân sách tỉnh Quảng Bình dần cơ cấu theo hƣớng tích cực. Trong giai đoạn 2012 - 2016, tỉnh Quảng Bình thu ngân sách tăng bình quân hàng năm khoảng 27%, tăng từ 4.163.152 triệu đồng năm 2012 lên 5.370.596 triệu đồng
năm 2016. Bên cạnh đó, tổng chi ngân sách ngân sách lại tăng rất lớn; trong năm 2012 tổng chi ngân sách là 9.342.540 triệu đồng, đến năm 2016 là 20.933.571 triệu đồng, tăng 11.590.853 triệu đồng (chi tiết tại Phụ lục 2.4).
Từ những đặc điểm về kinh tế - xã hội nêu trên ta thấy, tỉnh Quảng Bình có những điều kiện thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Đầu tƣ phát triển đã có nhiều cố gắng, cơ sở kinh tế xã hội đƣợc cải thiện đáng kể; kinh tế nhiều thành phần đang từng bƣớc phát triển; giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, có nhiều tiến bộ; đời sống văn hoá, tinh thần đƣợc nâng lên; xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả khá. Đây là điều kiện thuận lợi, ảnh hƣởng tác động tích cực đến công tác quản lý đội ngũ cán bộ nói chung và quản lý đội ngũ cán bộ lãnh cấp tỉnh nói riêng của tỉnh.
2.1.4. Tình hình biến động đội ngũ cán bộ lãnh đạo của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016