Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tại tỉnh quảng bình (Trang 45 - 47)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Bình

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng (thành phố trực thuộc Trung ƣơng) và tỉnh Quảng Trị, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để vận dụng vào công tác quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh ở nƣớc ta cũng nhƣ vào điều kiện cụ thể của tỉnh Quảng Bình nhƣ sau:

Một là, để có đƣợc chất lƣợng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý phù hợp với quy định và tình hình thực tế của địa phƣơng trong tình hình mới là do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, chặt chẽ, thống nhất của Tỉnh ủy, sự điều hành có hiệu quả của Ủy ban nhân dân tỉnh là nhân tố quan trọng, quyết định trong thực hiện các khâu của công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh nói riêng.

Hai là, để đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực của công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nhất thiết phải có sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với công tác quy hoạch, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ; có biện pháp cụ thể, phù hợp để nâng cao chất lƣợng đạo tạo cũng nhƣ nội dung đào tạo phải thiết thực, thích hợp và sát với thực tế.

Ba là, công tác quy hoạch cán bộ phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ giữa các nội dung của công tác cán bộ và xuất phát từ yêu cầu thực tế để đảm bảo tính hiệu quả. Cần phải có chiến lƣợc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đảm bảo phục vụ cho yêu cầu quản lý trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.

Bốn là, trong bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cần bố trí đúng ngƣời, đúng việc; sử dụng hợp lý, tạo điều kiện cho cán bộ phát huy đƣợc thế mạnh, sở trƣờng của mình, phải biết “tùy tài mà dùng ngƣời”.

Năm là, phải liên tục cập nhật thông tin, kiến thức mới nhằm nâng cao năng lực công tác của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu hoạt động lãnh đạo, điều hành công việc luôn luôn vận động và phát triển.

Sáu là, cần tiến hành kiểm tra, đánh giá cán bộ lãnh đạo hàng năm một cách nghiêm túc, dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể để tiến hành đánh giá. Kiểm tra, đánh giá là cơ hội để đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhìn nhận lại chính mình, nhằm phát huy những điểm mạnh cũng nhƣ sửa chữa khuyết điểm. Đây cũng là cơ sở để thực hiện luân chuyển nhằm đào tạo cán bộ cho tƣơng lai, đồng thời cho ra khỏi bộ máy đối với những ngƣời không đủ tiêu chuẩn, vi phạm kỷ luật, …

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP TỈNH TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP TỈNH CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tại tỉnh quảng bình (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)