6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNHĐẠO CẤP TỈNH
1.2.1. Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh là một nhiệm vụ hết sức phức tạp và là một nội dung quan trọng của công tác cán bộ, là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trƣơng, biện pháp để tạo nguồn đội ngũ cán bộ trên cơ sở dự báo nhu cầu cán bộ nhằm bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn cho các chức danh, vị trí lãnh đạo trong bộ máy của hệ thống chính trị cấp tỉnh để sẵn sàng bố trí vào các vị trí cần thiết sao cho bộ máy luôn hoạt động ổn định, hiệu quả, phát huy tốt nhất nguồn cán bộ hiện có, hoàn thành mức cao nhất nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng.
Việc quy hoạch cán lãnh đạo cấp tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác luân chuyển cán bộ theo quy hoạch và công khai quy trình đào tạo, rèn luyện cán bộ, tạo môi trƣờng thuận lợi để cán bộ rèn luyện, thử thách, sớm tiếp cận với công việc đƣợc giao ở cƣơng vị cao hơn, đạt hiệu quả tối ƣu.
a. Các căn cứ quy hoạch
- Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị, đặc thù nhiệm vụ chính trị đƣợc giao kết hợp với chủ trƣơng, chính sách đổi mới công tác cán bộ của Đảng và Nhà nƣớc.
- Tiêu chuẩn cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và tiêu chuẩn cụ thể của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh nêu trên.
b. Nội dung công tác quy hoạch
Hiện nay, công tác quy hoạch cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng nói riêng đƣợc thực hiện theo Hƣớng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Quy định đã xác định rõ phƣơng thức quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh ở các sở, ngành và tƣơng đƣơng trên các vấn đề: quy hoạch phải đƣợc xây dựng trong khoảng thời gian 5 năm, 10 năm; quy hoạch phải tuân theo quy trình xây dựng quy hoạch đã đƣợc hƣớng dẫn; đảm bảo cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới và quy hoạch theo phƣơng châm “mở” và “động”.
Công tác các quy hoạch đƣợc thực theo các nội dung sau:
- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ đƣa vào quy hoạch: Tiêu chuẩn chung của cán bộ lãnh đạo, quản lý đƣợc quy định tại Nghị quyết Trung ƣơng 03 khóa VIII. Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đƣợc cụ thể hóa.
+ Cấp ủy đảng, thủ trƣởng tại các sở, ngành và tƣơng đƣơng đƣa ra các tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh quy hoạch trên cơ sở những quy định và hƣớng dẫn hiện hành của Đảng. Quy định cả tiêu chuẩn “cứng” lẫn tiêu chuẩn “mềm”, hay nói cách khác, cán bộ trong diện quy hoạch phải đáp ứng cơ bản tiêu chuẩn chức danh cán bộ (tiêu chuẩn cứng), còn những tiêu chuẩn hiện chƣa đạt đƣợc có thể tùy theo điều kiện cụ thể của từng cá nhân mà bổ sung cho đạt chuẩn (tiêu chuẩn mềm).
+ Các tiêu chuẩn dành cho cán bộ thuộc diện đƣa vào quy hoạch phải toàn diện, bao quát trên các mặt phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ năng lực, uy tín, sức khỏe; chiều hƣớng, triển vọng phát triển, độ tuổi, giới tính, và thành phần dân tộc nếu ở các địa bàn đa dân tộc sinh sống.
- Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh. Nội dung quan trọng của công việc này là phân tích số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng đội ngũ hiện có.
- Dự báo nhu cầu cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh cho từng thời kỳ căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý. Việc dự báo nhu cầu cán bộ không đơn thuần chỉ là số lƣợng, mà quan trọng hơn là cơ cấu các loại cán bộ và nhất là yêu cầu về trình độ, năng lực, phẩm chất…
- Xác định nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh. Đối tƣợng của nguồn bổ sung đƣợc xác định theo phƣơng châm “động” và “mở” không chỉ khép kín trong từng ngành, đơn vị, bao gồm: cán bộ nữ, trẻ; cán bộ khoa học, có triển vọng; sinh viên ở các trƣờng đại học tốt nghiệp xuất sắc...
- Quy trình xây dựng quy hoạch, gồm khâu chuẩn bị xây dựng quy hoạch và thực hiện các bƣớc quy hoạch (giới thiệu nguồn, lấy ý kiến của tập thể cơ quan công tác, cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch). Quy trình phải đạt đƣợc cơ cấu hợp lý nhƣ bố trí kết hợp giữa ba độ tuổi, thực hiện trẻ hóa, độ tuổi trung bình khóa sau thấp hơn khóa trƣớc; có tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ khoa học thích hợp.
- Thực hiện và quản lý quy hoạch. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cần xây dựng các kế hoạch sau đây:
+ Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ, nhất là các đối tƣợng còn chƣa đủ các tiêu chuẩn cần thiết để giữ các chức danh đƣợc quy hoạch.
+ Kế hoạch luân chuyển để đào tạo, rèn luyện cán bộ nguồn quy hoạch (theo Quy định số 98-QĐ/TW ngày 07/10/2017 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ).
+ Kế hoạch sắp xếp, bố trí cán bộ nguồn quy hoạch vào các vị trí phù hợp, để họ đƣợc rèn luyện, thử thách, tạo uy tín và vị thế cần thiết, chuẩn bị cho việc giới thiệu bầu cử, bố nhiệm vào các chức danh quy hoạch.
c. Chỉ tiêu đánh giá công tác quy hoạch
- Đảm bảo các tỷ lệ quy hoạch so với yêu cầu. Theo quy định hiện nay, chỉ đƣa vào danh sách những trƣờng hợp quy hoạch chức vụ cao hơn, mỗi chức danh quy hoạch tối thiểu 2 ngƣời và tối đa 4 ngƣời, một ngƣời không quy hoạch quá 3 vị trí; bảo đảm tỷ lệ không dƣới 15 % cán bộ nữ, cán bộ trẻ.
- Mức độ đáp ứng yêu cầu của ngƣời đƣợc quy hoạch. Cán bộ quy hoạch phải đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn cho các chức danh quy hoạch để sẵn sàng bố trí vào các vị trí, chức vụ cao hơn.