Bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tại tỉnh quảng bình (Trang 34 - 37)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNHĐẠO CẤP TỈNH

1.2.4. Bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh

a. Nội dung công tác bổ nhiệm cán bộ

Bổ nhiệm cán bộ chính là quyết định trao cho một cán bộ cụ thể thẩm quyền và trách nhiệm của một chức vụ lãnh đạo trong đơn vị. Việc bổ nhiệm phải tuân thủ Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử đƣợc quy định tại Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 04/7/2007 của Bộ Chính trị. Căn cứ Quy chế này, các tỉnh ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử của địa phƣơng mình. Trong bổ nhiệm cán bộ, các tỉnh cần tuân thủ nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ, trách nhiệm và thẩm quyển bổ nhiệm cán bộ của cấp tỉnh, thời hạn giữ chức vụ và điều kiện bổ nhiệm cán bộ, quy trình bổ nhiệm cán bộ đã đƣợc Bộ Chính trị quy định. Việc cất nhắc, bổ nhiệm phải đúng lúc, đúng ngƣời, đúng việc.

* Quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh:

Khi có nhu cầu bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, ban cán sự đảng, đảng toàn, lãnh đạo các sở, ban, ngành và cơ quan trực thuộc tỉnh (tập thể lãnh đạo) thực hiện các bƣớc sau:

Bước 1: Trình cấp có thẩm quyền (bằng văn bản) về chủ trƣơng, số lƣợng và dự kiến phân công công tác đối với cán bộ đƣợc đề nghị bổ nhiệm.

Bước 2: Đề xuất nhân sự cụ thể sau khi đƣợc cấp trên đồng ý về chủ trƣơng nhƣ sau:

- Trên cơ sở nguồn cán bộ trong quy hoạch và nhận xét, đánh giá cán bộ, tham khảo ý kiến của cán bộ, công chức trong cơ quan, ngƣời đứng đầu, các thành viên lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cơ quan tham mƣu, đề xuất phƣơng án nhân sự.

- Tập thể lãnh đạo thảo luận, lựa chọn nhân sự và thông qua nhận xét, đánh giá để lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt, hoặc cán bộ trong cơ quan, đơn vị. Nhu cầu bổ nhiệm một ngƣời có thể lựa chọn một ngƣời hoặc nhiều ngƣời.

- Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự:

Thành phần tham gia lấy ý kiến:

+ Ở các doanh nghiệp nhà nƣớc, gồm: Các đồng chí trong Ban chấp hành đảng bộ, chi bộ; chủ tịch hội đồng quản trị; giám đốc, phó giám đốc và kế toán trƣởng doanh nghiệp; đại diện lãnh đạo; công đoàn, đoàn thanh niên; trƣởng, phó phòng ban và tƣơng đƣơng và trƣởng các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp.

+ Ở các chi cục, trƣờng cao đẳng, trƣờng trung cấp chuyên nghiệp và các đơn vị thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và tƣơng đƣơng, gồm: Các đồng chí trong ban chấp hành đảng bộ hoặc chi bộ; lãnh đạo cơ quan; đại diện lãnh đạo: Công đoàn, đoàn thanh niên; trƣởng, phó phòng ban và tƣơng đƣơng và thủ trƣởng các đơn vị trực thuộc.

Đối với cơ quan, đơn vị không có tổ chức các phòng, ban, đơn vị (bộ phận) trực thuộc thì tổ chức lấy ý kiến của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong cơ quan, đơn vị.

Trình tự lấy ý kiến:

+ Thông báo danh sách cán bộ do tập thể lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ƣu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.

+ Giới thiệu bổ sung (ngoài danh sách nhân sự đã giới thiệu). + Ghi phiếu lấy ý kiến theo mẫu quy định (không phải ký tên).

Kết quả phiếu tín nhiệm có giá trị tham khảo quan trọng, là một trong những căn cứ để xem xét, nhƣng không phải là căn cứ duy nhất và chủ yếu để quyết định. Đại diện Sở Nội vụ tham gia Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm và thu phiếu, thông báo kết quả phiếu tín nhiệm cán bộ cho cơ quan, đơn vị.

- Ngƣời đứng đầu cùng với tập thể lãnh đạo: + Phân tích kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến.

+ Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).

+ Lấy ý kiến (bằng văn bản) của ban thƣờng vụ đảng ủy hoặc đảng ủy cơ quan (nơi không có ban thƣờng vụ) hoặc chi ủy (nơi không có đảng ủy) về nhận đƣợc đề nghị bổ nhiệm.

+ Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự đƣợc đề nghị bổ nhiệm phải đƣợc đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành.

+ Trƣờng hợp ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị và tập thể lãnh đạo có ý kiến khác nhau thì cần báo cáo đầy đủ lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

+ Trƣờng hợp tập thể lãnh đạo giới thiệu 2 ngƣời có số phiếu ngang nhau thì chọn nhân sự do ngƣời đứng đầu giới thiệu để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

b. Chỉ tiêu đánh giá công tác bổ nhiệm cán bộ

Số lƣợng, tỷ lệ cán bộ đƣợc bổ nhiệm đúng quy hoạch, tiêu chuẩn. Căn cứ để đánh giá là so sánh số lƣợng đƣơc bổ nhiệm với số lƣợng quy định cho

mỗi tổ chức cấp tỉnh, với quy hoạch; cán bộ đƣợc bổ nhiệm đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tại tỉnh quảng bình (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)