Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định đối với cán bộ lãnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tại tỉnh quảng bình (Trang 37 - 38)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNHĐẠO CẤP TỈNH

1.2.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định đối với cán bộ lãnh

lãnh đạo cấp tỉnh

a. Nội dung, yêu cầu công tác kiểm tra, giám sát

Kiểm tra, giám sát là tai mắt của quản lý. Thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát nhằm thiết lập trật tự, kỷ cƣơng trong hoạt động của cán bộ, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tƣợng vi phạm pháp luật và cơ chế chính sách, phòng ngừa và ngăn chặn sự suy thoái về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Về thực hiện chế độ kiểm tra, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VIII) đã chỉ rõ: “Kịp thời nêu gƣơng cán bộ tốt, giúp đỡ cán bộ gặp khó khăn, ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc, cơ hội, thoái hóa, biến chất. Kịp thời kiểm tra, kết luận các vụ việc có liên quan đến cán bộ để đánh giá chính xác cán bộ. Phát hiện và uốn nắn những sơ hở, thiếu sót trong công tác cán bộ” [11, tr.15].

Về chế độ giám sát, trong đó nhấn mạnh việc nhân dân tham gia xây dựng và giám sát cán bộ, Nghị quyết cũng nêu rõ: Nhân dân giám sát các công việc và phẩm chất của cán bộ, trƣớc hết là những cán bộ có quan hệ trực tiếp với mình; biểu dƣơng cán bộ tốt, phát hiện, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, quan liêu, tham nhũng… Bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại của nhân dân đối với cán bộ theo pháp luật. Có chế độ định kỳ cán bộ tự phê bình, lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của dân, sửa chữa những khuyết điểm mà dân nêu ra.

Cấp uỷ, tổ chức đảng và thủ trƣởng cơ quan phải tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ cán; thông qua kiểm tra chỉ ra những ƣu điểm, đồng thời phát hiện, chấn chỉnh những khuyết điểm, hạn chế đối với

cán bộ. Trong công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, phải chú ý đến tính toàn diện, tính kịp thời cả về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức và về kết quả hoạt động chuyên môn. Kết hợp chế độ kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên, đều đặn với việc kiểm tra, giám sát định kỳ và việc kiểm tra đột suất. Đặc biệt là phải kiểm tra một cách nghiêm túc, triệt để, cơ chế kiểm tra hai chiều, từ trên xuống và từ dƣới lên đối với cán bộ.

Kiểm tra, giám sát đối với cán bộ về các tiêu chuẩn gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn, ý thức trách nhiệm trong công tác và thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, mối liên hệ với quần chúng trong cơ quan và nơi cƣ trú. Sau khi kiểm tra đúng cán bộ, cấp uỷ có thẩm quyền phải có chính sách khen thƣởng và kỷ luật đối với cán bộ đó.

b. Chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm tra, giám sát

- Số lƣợng, tỷ lệ cán bộ đƣợc kiểm tra, giám sát - Số các vụ việc đƣợc xử lý/ số các vụ việc phát hiện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tại tỉnh quảng bình (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)