6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ BỘ
2.2.6. Đánhgiá cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
* Quy trình đánh giá cán bộ:
Công tác đánh giá cán bộ đã đƣợc các cấp ủy đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị cấp tỉnh tiến hành thƣờng xuyên hàng năm, đánh giá trƣớc khi hết nhiệm kỳ, trƣớc khi bổ nhiệm, luân chuyển, khen thƣởng và kỷ luật. Khi xem xét, đánh giá cán bộ, đều căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, hiệu quả công việc
thực tế, điều kiện công tác và mức độ tín nhiệm của cán bộ công chức trong cơ quan và phiếu nhận xét của chi ủy nơi cán bộ cƣ trú, gắn với thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo tính toàn diện, lịch sử, cụ thể, phát triển và công khai. Việc đánh giá cán bộ đƣợc thực theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Việc đánh giá đƣợc thực hiện theo quy trình:
Bản thân cán bộ tự đánh giá, phân loại; tập thể đơn vị nơi công tác và ý kiến của thủ trực tiếp quản lý đánhgiá, phân loại cán bộ; đánh giá, nhận xét từng cán bộ, đề nghị cấp có thẩm quyền xếp loại đối với cán bộ; thủ trƣởng cơ quan xếp loại công chức thuộc thẩm quyền quản lý (từ cấp trƣởng trở xuống) của các phòng, ban trực thuộc. Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đánh giá, nhận xét đối với cán bộ là thủ trƣởng, phó thủ trƣởng các cơ quan theo phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
Ngoài ra, đối với cán bộ là đảng viên, phải thực hiện đánh giá, phân loại chất lƣợng đảng viên theo quy định do tổ chức đảng thực hiện theo quy trình tƣơng tự.
* Về kết quả đánh giá, phân loại cán bộ:
Hàng năm, 100 % cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đều đƣợc đánh giá phân loại; kết quả đánh giá, phân loại hàng năm phản ánh kết quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao của cán bộ trong năm công tác.
Cán bộ đƣợc đánh giá, phân loại theo 4 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ.
Năm 2016, có 678/678 cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đƣợc đánh giá phân loại. Tỷ lệ cán bô hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc nhiệm vụ đạt 8,83%; hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt 89,2 %; vẫn có cán bộ phân loại ở mức hoàn thành nhiệm là
0,73 % (5 cán bộ có khuyết điểm) và không hoàn thành nhiệm vụ 1,17 % (có 7 cán bộ vi phạm kỷ luật).
Bảng 2.8. Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh giai đoạn 2012 - 2016 (ĐVT: Người) TT Năm Tổng số cán bộ Tiêu chí đánh giá Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành nhiệm vụ SL % SL % SL % SL % 1 2012 616 50 8,11 565 91,7 0 0 1 0,3 2 2013 627 48 7,65 576 91,8 3 0,47 0 0 3 2014 643 51 7,93 690 91,75 2 0,31 0 0 4 2015 662 58 8,76 600 90,6 1 0,15 3 0,45 5 2016 678 60 8,85 605 89,2 5 0,73 8 1,17
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Quảng Bình, 2012 - 2016)
Nhìn chung, việc tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh ở Quảng Bình trong những năm qua đƣợc tiến hành nghiêm túc, đúng quy trình, cơ bản bảo đảm đƣợc yêu cầu dân chủ, khách quan, góp phần nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán lãnh đạo cấp tỉnh trƣớc yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.
Tuy nhiên, qua khảo sát ý kiến của cán bộ tại các cơ quan chính quyền cấp tỉnh về công tác đánh giá cán bộ hiện nay, cho thấy còn những bất cập. Có 6,4% ý kiến cho rằng công tác đánh giá cán bộ hiện nay (nội dung, quy trình và kết quả) rất phù hợp, 37,5% ý kiến đánh giá phù hợp, 43,7% cho rằng việc đánh giá là bình thƣờng và 12,3% đánh giá chƣa phù hợp.
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát ý kiến về công tác đánh giá cán bộ (ĐVT: Tỷ lệ %) TT Nội dung TS ý kiến Tiêu chí đánh giá Rất phù hợp Phù hợp Bình thường Chưa phù hợp SL % SL % SL % SL % 1 Nội dung đánh giá cán bộ 150 8 5,3 52 34,6 73 48,6, 17 11,3 2 Trình tự, thủ tục đánh giá cán bộ 150 12 8 65 43,3 68 45,3 5 3,4 3 Thực chất kết quả đánh giá 150 9 6 52 34,6 56 37,3 33 22 Tỷ lệ bình quân 150 6,4 37,5 43,7 12,3
(Nguồn: Phiếu khảo sát ý kiến của cán bộ, 2017)
2.2.7. Thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
Thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng về công tác cán bộ, nhất là Chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo tinh thần Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa VIII), tỉnh Quảng Bình đã ban hành một số chính sách cán bộ. Những chính sách này đƣợc áp dụng cho tất cả cán bộ, công chức cơ quan Đảng, đoàn thể và chính quyền, trong đó có cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh.
a. Chính sách trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Để hỗ trợ cán bộ đi đào tạo, bồi dƣỡng, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy định nhƣ: Thông báo số 28-
TB/TU ngày 20/02/2001 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy về việc trợ cấp cho cán bộ đi học; Quyết định số 983/QĐ-UBND ngày 04/5/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định chế độ trợ cấp cho cán bộ, học viên đi học tại Trƣờng Chính trị tỉnh; Quyết định số 244/2002/QĐ-UBND ngày 04/2/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định chính sách trợ cấp cán bộ của tỉnh theo học các lớp đào tạo sau đại học trong và ngoài nƣớc. Thực hiện Hƣớng dẫn số 38-HD/BTCTW ngày 30/3/2005 của Ban Tổ chức Trung ƣơng về hƣớng dẫn thực hiện trợ cấp đối với học viên đi học tại các trƣờng chính trị, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi chính sách trợ cấp đối với cán bộ đƣợc cử đi đào tạo lý luận chính trị. Đến nay, 100% cán bộ đƣợc cử đi đào tạo đã đƣợc hƣởng các khoản trợ cấp, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho đội ngũ cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dƣỡng tại các học viện, trƣờng chính trị theo quy định.
Cán bộ đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia và các học viện trực thuộc đƣợc trợ cấp một phần kinh phí ngoài tiền lƣơng hoặc sinh hoạt phí, cụ thể: Đối với các lớp dài hạn trên 03 tháng đƣợc trợ cấp 290.000 đồng/tháng đối với nam và 340.000 đồng/tháng đối với nữ; các lớp ngắn hạn từ 03 tháng trở xuống đƣợc thanh toán tiền lƣu trú trong thời gian học tập tại trƣờng nhƣ đi công tác. Cán bộ đi học tại Trƣờng Chính trị tỉnh (kể cả ngắn hạn và dài hạn) ngoài tiền lƣơng hoặc sinh hoạt phí đang hƣởng, đƣợc hƣởng thêm trợ cấp là 250.000 đồng/tháng đối với nữ; cán bộ trong biên chế đƣợc trợ cấp mỗi ngƣời 45.000 đồng/tháng.
Đối với các lớp đào tạo sau đại học: Đào tạo học vị thạc sĩ và tƣơng đƣơng, đƣợc hỗ trợ 8.000.000 đồng/ngƣời/khóa học đối với nam và 9.000.000 đồng/ngƣời/khóa học đối với nữ; đào tạo học vị tiến sĩ và tƣơng đƣơng, đƣợc
hỗ trợ 12.000.000 đồng/ngƣời/khóa học đối với nam và 14.000.000 đồng/ngƣời/khóa học đối với nữ.
Về hỗ trợ đào tạo ở nƣớc ngoài, 150.000.000 đồng/ngƣời/khóa học đối với đào tạo thạc sĩ; 300.000.000 đồng/ngƣời/khóa học đối với đào tạo tiến sĩ; đào tạo trong nƣớc, 30.000.000 đồng/ngƣời/khóa học đối với đào tạo thạc sĩ; 100.000.000 đồng/ngƣời/khóa học đối với đào tạo tiến sĩ và các chế độ đãi ngộ khác.
b. Chính sách trong luân chuyển cán bộ
Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý, Chƣơng trình hành động của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 3 (khóa VIII) về Chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy đã ban hành Quy định số 05-QĐ/TU ngày 05/3/2003, quy định tạm thời một số chính sách đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý luân chuyển và cán bộ, công chức tăng cƣờng công tác.
Theo đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý khi luân chuyển, điều động và cán bộ, công chức tăng cƣờng về làm cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, thị và cơ sở xã, phƣờng, thị trấn đƣợc hƣởng nguyên lƣơng, phụ cấp; đƣợc hƣởng hệ số phụ cấp khu vực nơi đến công tác (nếu có), nếu ở đơn vị cũ có phụ cấp khu vực cao hơn thì đƣợc hƣởng phụ cấp theo đơn vị cũ. Đƣợc bố trí chỗ ở và sinh hoạt tại nhà công vụ trong thời gian công tác tại đơn vị mới. Ngoài chính sách chung, cán bộ luân chuyển, tăng cƣởng còn đƣợc hƣởng khoản trợ cấp ban đầu và trợ cấp sinh hoạt phí hằng tháng.
Ngoài chính sách chung, cán bộ luân chuyển, tăng cƣởng còn đƣợc hƣởng khoản trợ cấp ban đầu và trợ cấp sinh hoạt phí hành tháng, cụ thể:
- Đối với cán bộ luân chuyển, tăng cƣờng từ các cơ quan cấp tỉnh về các cơ quan cấp huyện và luân chuyển ngang giữa các huyện, thành phố đƣợc trợ
cấp sinh hoạt phí hằng tháng bằng 01 tháng lƣơng tối thiểu và trợ cấp lần đầu 5 triệu đồng/ngƣời đối với huyện đồng bằng; 1,5 tháng lƣơng tối thiểu và trợ cấp lần đầu 7 triệu đồng/ngƣời đối với huyện miền núi.
- Đối với cán bộ cơ quan cấp tỉnh, cơ quan cấp huyện, thành phố luân chuyển tăng cƣờng về xã, thị trấn trong tỉnh đƣợc trợ cấp ban đầu 7.000.000 đồng/ngƣời đối với đồng bằng; 10.000.000 đồng/ngƣời đối với miền núi; 12.000.000 đồng/ngƣời đối với miền núi rẻo cao và đƣợc trợ cấp sinh hoạt phí tháng bằng 01 tháng lƣơng tối thiểu đối với đồng bằng; 1,5 tháng lƣơng tối thiểu đối với miền núi; 02 tháng lƣơng tối thiểu đối với miều núi, rẻo cao.
c. Chính sách thu hút cán bộ
Thực hiện Nghị quyết số 4a-NQ/TU ngày 11/12/1997 của Tỉnh uỷ về Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 3 (khoá VIII) về Chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Quy định số 04-QĐ/TU ngày 27/02/2003 về chính sách thu hút đối với cán bộ, công chức và sinh viên về công tác tại tỉnh Quảng Bình. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND về việc thông qua Chính sách thu hút, đào tạo nhân tài tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015. Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 10/11/2011 về việc ban hành chính sách thu hút, đào tạo nhân tài tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015.
Ngày 18/10/2011, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND về việc thông qua Chính sách thu hút, đào tạo nhân tài tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015. Trên cơ sở đó, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 10/11/2011 về việc ban hành chính sách thu hút, đào tạo nhân tài tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2015. Theo chính sách này, thu hút bằng hình thức mời gọi trực tiếp đƣợc hỗ
trợ một lần 100.000.000 đồng/ngƣời đối với chức danh giáo sƣ, 70.000.000 đồng/ngƣời đối với chức danh phó giáo sƣ, 50.000.000 đồng/ngƣời đối với tiến sĩ và 20.000.000 đồng/ngƣời đối với huấn luyện viên thể thao giỏi, nghệ sĩ ƣu tú. Đối với thu hút bằng hình thức tiếp nhận, đƣợc hỗ trợ một lần 70.000.000 đồng/ngƣời đối với chức danh giáo sƣ, 50.000.000 đồng/ngƣời đối với chức danh phó giáo sƣ, 30.000.000 đồng/ngƣời đối với tiến sĩ, 20.000.000 đồng/ngƣời đối với bác sĩ nội trú, 10.000.000 đồng/ngƣời đối với trình độ đại học và các chế độ đãi ngộ khác.
Từ khi có Quy định số 04-QĐ/TU của Tỉnh ủy và Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 10/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh, đến nay, đã thu hút đƣợc 1 phó giáo sƣ - tiến sĩ (bổ nhiệm giữ chức danh Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học của tỉnh) về công tác ở tỉnh; 24 thạc sĩ và 42 sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi và xuất sắc các trƣờng công lập để bố trí vào các cơ quan, đơn vị.
Tuy nhiên, các chính sách chƣa thực sự tạo động lực cho cán bộ. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ là chính sách có tính chất thiết thực nhất và phổ biến nhất, tuy nhiên, tỉnh chƣa có quy định riêng đối với cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh; cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng đều đƣợc áp dụng nhƣ các đối tƣợng cán bộ, công chức không giữ chức danh. Chính sách thu hút cán bộ còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc đề ra chính sách thu hút nguồn nhân lực là giải pháp đúng đắn có tính đột phá, tuy nhiên hiệu quả đạt thấp, bởi trên thực tế, những trƣờng hợp có trình độ cao đƣợc thu hút theo hình thức tiếp nhận chủ yếu là vì lòng yêu quê hƣơng, ý thức cống hiến cho quê hƣơng, chƣa có nhiều cán bộ về công tác tại tỉnh theo chính sách thu hút.
Kết quả khảo sát ý kiến của 150 cán bộ về công tác chính sách cán bộ hiện nay cho thấy, có 52% ý kiến nhận xét việc thực hiện chính cán bộ hiện
nay là bình thƣờng, trong khi đó có 32,5% không hài lòng; cá biệt chỉ có 3% rất không hài lòng; chỉ có 12,5% hài lòng với việc áp dụng các chính sách của tỉnh hiện nay đối với bản thân. Qua đó cho thấy, công tác chính sách đối với cán bộ của tỉnh hiện nay còn bất cập, chƣa đáp ứng với kết quả, công sức và kỳ vọng của cán bộ. Có 77,5% ý kiến cho rằng đây lànguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp đến năng lực của đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hiện nay và 61,5% ý kiến cho rằng mức thu nhập là yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực của công chức.
(Nguồn: Phiếu khảo sát ý kiến của cán bộ tỉnh Quảng Bình, 2017)
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ đánh giá về chính sách cán bộ
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Những thành công 2.3.1. Những thành công
- Công tác xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh ở Quảng Bình có bƣớc chuyển quan trọng. Từng bƣớc xây dựng và hoàn thiện cơ chế phát hiện cán bộ có năng lực để xây dựng nguồn cán bộ cho quy hoạch cán bộ lãnh đạo; thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo đƣợc mở rộng dân chủ, khách quan hơn, gắn công tác quy hoạch với đào tạo, sử dụng cán bộ.
- Công tác tuyển chọn cán bộ đƣợc thực hiện đúng quy định, đảm bảo lựa chọn đƣợc những ngƣời có trình độ, chuyên môn, đáp ứng đƣợc yêu cầu
của vị trí công việc đã đề ra. Việc đề bạt, giới thiệu cán bộ ứng cử để bầu cử, bổ nhiệm giữ các chức danh lãnh đạo đƣợc thực hiện chặt chẽ theo quy trình về công tác cán bộ; phân công, điều động, luân chuyển cán bộ đƣợc thực hiện công khai, dân chủ, bảo đảm bố trí sử dụng đúng cán bộ ở vị trí khác nhau.
- Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao mặt bằng trình độ của đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Hàng năm Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh mở nhiều lớp đào tạo, bồi dƣỡng góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cán bộ. Công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo từng bƣớc gắn với quy hoạch và vị trí việc làm.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
- Công tác đánh giá cán bộ còn là khâu yếu, chậm đƣợc khắc phục, có mặt còn chủ quan, lúng túng, bị động. Tình trạng đánh giá cán bộ không theo