6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.1.4. Tình hình biến động đội ngũ cán bộ lãnh đạo của tỉnh Quảng Bình
a. Về số lượng
Tính đến tháng 12/2016, tổng số cán bộ, công chức trong các cơ quan chính quyền cấp tỉnh 1.244 ngƣời. Trong đó: Cán bộ lãnh đạo giữ chức vụ từ
phó sở, ngành trở lên có 108 ngƣời (thƣờng trực HĐNND, UBND: 8; cấp trƣởng: 27; cấp phó 81); trƣởng, phó phòng thuộc sở, ngành có 562 ngƣời (Phụ lục 2.5). Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh có 54 đồng chí, trong đó có 24 cán bộ lãnh đạo của 24/27 cơ quan chính quyền cấp tỉnh, chiếm 44,4 %…
Bảng 2.1. Số lượng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 (ĐVT: Người) Chỉ tiêu Tổng số đơn vị Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Thƣờng trực HĐND 1 3 3 3 3 3
Chủ tịch và phó chủ tịch UBND tỉnh 1 3 4 5 4 5 Cấp trƣởng sở, ban, ngành 27 25 26 26 26 27 Cấp phó sở, ban ngành 27 65 67 70 75 81 Cấp trƣởng, phó phòng của sở và tƣơng đƣơng 27 520 527 539 554 562 Tổng cộng 616 627 643 662 678
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Quảng Bình, 2012 - 2016)
Bảng 2.2 cho thấy, số lƣợng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh của Quảng Bình đƣợc tăng lên qua các năm với tốc độ tăng hợp lý. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh nếu so sánh năm 2012 với năm 2016, tỷ lệ tăng 9,1%; cho thấy, đội ngũ cán bộ cấp tỉnh ổn định, ít biến động, chƣa có sự thay đổi trong phát triển đội ngũ, chƣa đáp ứng về số lƣợng theo yêu cầu thực tế của địa phƣơng.
b. Về cơ cấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh hiện nay
Bảng 2.2. Cơ cấu cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh của Quảng Bình hiện nay
(ĐVT: Người) Chỉ tiêu Tổng số Độ tuổi Giới tính Trình độ CM Trình độ LLCT 30- 40 41- 50 51- 59 Nữ Tỷ lệ (%) Đại học Sau ĐH CN, CC Trung cấp Thƣờng trực HĐND 3 0 1 2 1 33,3 3 3 3 0 Chủ tịch và phó chủ tịch UBND 5 0 1 4 0 0 5 5 5 0 Cấp trƣởng sở, ban, ngành 27 1 10 16 1 3,7 27 19 27 0
Cấp phó sở, ngành 81 2 35 44 12 14,8 81 43 81 0 Cấp trƣởng, phó phòng và tƣơng đƣơng 562 199 291 72 58 10,3 562 211 215 312 Tộng cộng 678 202 338 138 72 10,6 678 281 331 312
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ Quảng Bình, 2016)
- Về giới tính:
Bảng 2.3 cho thấy, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh là nữ hiện nay rất thấp (chiếm 10,6%, quy định không dƣới 15/%). Đây cũng là một trong những lý do khiến cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh không dồi dào, nguồn lao động nữ có năng lực, có trình độ ở địa phƣơng chƣa đƣợc chú ý khai thác sử dụng.
- Về độ tuổi:
Cơ cấu cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh theo độ tuổi qua Bảng 2.3 cho thấy: Số cán bộ dƣới 40 tuổi chiếm tỉ lệ thấp (29,7%); đặc biệt là cán bộ lãnh đạo giữ chức vụ từ phó sở, ngành trở lên chỉ có 2,5 % trên tổng số 116 ngƣời, độ tuổi từ 51 - 59 chiếm 57%. Nhƣ vậy, đội ngũ cán bộ này tƣơng đối già.
c. Về chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
- Về trình độ:
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Qua Bảng 2.3 cho thấy: Trình độ chuyên môn của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đạt tỷ lệ 100% tốt nghiệp đại học, trong đó có 41,44% sau đại học.
+ Trình độ lý luận chính trị:
Trình độ lý luận chính trị của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đạt tỷ lệ 100% (cử nhân, cao cấp) theo yêu cầu đối với cán bộ giữ chức vụ từ phó sở, ngành trở lên. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đã đƣợc quan tâm về đào tạo lý luận chính trị, thuận lợi trong việc nhận thức về chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.
+ Quản lý nhà nƣớc, bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức quốc phòng, an ninh: Tính đến năm 2016, có 652 lƣợt cán bộ đƣợc cấp chứng chỉ; trong đó: 12 chuyên viên cao cấp, 240 chuyên viên chính, 180 chuyên viên, 220 đƣợc cập nhật kiến thức quốc phòng, an ninh đối tƣợng 2 trở lên.
- Về năng lực, phẩm chất
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của tỉnh hầu hết có bản lĩnh chính trị vững vàng, đề cao trách nhiệm và nghiêm chỉnh thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; có phẩm chất, đạo đức cách mạng, sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân và phong trào quần chúng. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, vận động quần chúng và các kỹ năng hoạt động khác có tiến bộ đáng kể.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ BỘ QUẢN LÃNH ĐẠO CẤP TỈNH TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
2.2.1. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ và các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đã quán triệt và cụ thể hóa tinh thần các nghị quyết của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cán bộ nói chung và công tác quy hoạch nói riêng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở từng đơn vị, cơ quan và địa phƣơng; phát huy đƣợc dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm và thẩm quyền của tập thể. Đã kịp thời chỉ đạo rà soát, bổ sung và xây dựng quy hoạch theo các quy định của Trung ƣơng, đảm bảo tính nghiêm túc, đúng quy trình, tiến độ. Việc quy hoạch luôn tuân thủ quy định chỉ đƣa vào danh sách những trƣờng hợp quy hoạch chức vụ cao hơn, mỗi chức danh quy hoạch tối thiểu 2 ngƣời và tối đa 4 ngƣời, một ngƣời không quy hoạch quá 3 vị trí; bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ.
Quy hoạch vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh 106 đồng chí, gấp 2,2 lần so với khóa XIV (tăng 0,95%); trong đó, có 32 cán bộ khối chính quyền cấp tỉnh (chiếm 30,19%), cán bộ nữ có 18 đồng chí (chiếm 16,98%), độ tuổi dƣới 35 tuổi có 03 đồng chí (chiếm 2,83%), trên 50 tuổi có 38 đồng chí (chiếm 35,85%); trình độ chuyên môn đại học và sau đại học có 106 đồng chí (sau đại học có 35 đồng chí, chiếm 33,02%); trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân có 103 đồng chí, chiếm 97,17%.
Đối với quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh, số lƣợng quy hoạch có 339 đồng chí (giảm 16,22%); trong đó, có 140 cán bộ khối chính quyền cấp tỉnh (41,2%), cán bộ nữ có 43 đồng chí (chiếm 12,68%); độ tuổi dƣới 35 tuổi có 14 đồng chí (chiếm 4,13%); trên 50 tuổi có 112 đồng chí (chiếm 33,04%); trình độ chuyên môn đại học và sau đại học có 339 đồng chí (sau đại học có 91 đồng chí, chiếm 26,84%); trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân có 266 đồng chí (chiếm 66,67%).
- Về quy hoạch nhiệm kỳ 2020 - 2025:
Số lƣợng quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh có 106 đồng chí, gấp 2,1 lần so với số lƣợng đƣơng nhiệm, trong đó: Nữ có 16 đồng chí, chiếm 15,1%.; về độ tuổi: Trên 50 tuổi có 07 đồng chí, chiếm 6,6%; từ 41 đến 50 tuổi có 74 đồng chí, chiếm 69,8%; từ 40 tuổi trở xuống có 25 đồng chí, chiếm 23,6%; trình độ chuyên môn: Đại học và sau đại học có 106 đồng chí, chiếm 100% (sau đại học có 70 đồng chí, chiếm 66,1%); trình độ lý luận chính trị: Cao cấp và Cử nhân có 103 đồng chí, chiếm 97,2%. Khối chính quyền cấp tỉnh có 32 cán bộ đƣợc quy hoạch (chiếm 30,19%)
Quy hoạch cán bộ lãnh đạo ở các sở, ban, ngành thuộc khố chính quyền cấp tỉnh có 276cán bộ (tăng 19,7%); trong đó, cán bộ nữ có 32 cán bộ (chiếm 11,6%); độ tuổi dƣới 40 tuổi có 38 cán bộ (chiếm 13,7%); trên 50 tuổi có 106 cán bộ (chiếm 38,4%); trình độ chuyên môn đại học và sau đại học có 276 cán
bộ (thạc sĩ 150, chiếm 54,3%; tiến sĩ 06, chiếm 2,1%); trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân có 233 cán bộ, chiếm 84,4% .
Bảng 2.3. Kết quả quy hoạch cán bộ lãnh đạo từ cấp phó sở, ngành trở lên của tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2015 - 2020 và nhiệm kỳ 2020 - 2025
(ĐVT: Người)
Giai đoạn Tổng số
Độ tuổi Cơ cấu giới tính Trình độ CM Trình độ LLCT 30-41 40-50 51-55 Nữ Tỷ lệ (%) Th.s TS CN, CC Trung cấp Nhiệm kỳ 2015 - 2020 140 12 62 63 10 7,1 50 4 120 20 Nhiệm kỳ 2020 - 2025 276 38 132 106 32 11,6 150 9 233 37
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Quảng Bình, 10/2017)
Nhƣ vậy, kết quả quy hoạch qua Bảng 2.4 cho thấy, chất lƣợng quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đƣợc nâng lên cả về số lƣợng, chất lƣợng và các tỉ lệ cơ cấu. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo nhiệm kỳ 2020 - 2025 tăng so với nhiệm kỳ 2015 - 2020 về số lƣợng là 97,14%, tỉ lệ nữ tăng 4, 5%, tỉ lệ cán bộ trẻ dƣới 40 tuổi tăng 5,2%.
Tuy nhiên, so với số lƣợng cụ thể trong mỗi kỳ quy hoạch thì các tỉ lệ về cơ cấu nữ, cán bộ trẻ vẫn chƣa đạt so với yêu cầu (theo quy định, tỉ lệ cơ cấu cán bộ trẻ, cán bộ nữ không dƣới 15%, đảm bảo đồng đều giữu 3 độ tuổi). Thực hiện quy hoạch còn nhiều hạn chế trong việc lập kế hoạch, phát hiện giới thiệu nguồn còn khép kín, chƣa mở rộng nguồn bên ngoài nhiều...
Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của 150 cán bộ tại 10 cơ quan chính quyền cấp tỉnh cho thấy, ở tất cả các khâu trong công tác quy hoạch cán bộ vẫn còn nhiều bất cập, từ việc lập kế hoạch đến thực hiện các bƣớc trong quy trình thực hiện cho đến rà soát, bổ sung quy hoạch hàng năm. Cụ thể: công tác lập kế hoạch và thực hiện quy hoạch, số lƣợng phiếu đánh giá ở mức độ trung
bình chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm tỷ lệ từ 42 đến 46,6%), tiếp đến là mức đánh khá (chiếm tỷ lệ từ 28 đến 31,4%), tiếp đến là đánh giá ở mức độ tốt (17,4 đến 21,4%), số phiếu đánh giá ở mức độ yếu là ít nhất.
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát ý kiến về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh.
TT Nội dung đánh giá TS phiếu Tiêu chí Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Công tác lập kế hoạch, hƣớng dẫn thực hiện quy trình quy hoạch 150 31 20,6 44 29,3 70 46,0 2 6,0 2 Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch tại đơn vị
150 32 21,4 47 31,4 63 42,0 8 5,3
3 Công tác rà soát
quy hoạch 150 26 17,4 42 28,0 70 46,6 12 8,0
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu kháo sát, 2017)
2.2.2. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
Trong những năm qua, Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ và các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đã quán triệt và cụ thể hóa tinh thần các nghị quyết của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Hằng năm, tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ để nâng cao trình độ các mặt cho đội ngũ cán bộ trong toàn tỉnh. Việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ đƣợc triển khai dựa trên các chƣơng trình, kế hoạch, trong đó chú trọng hơn đến việc đào tạo bồi dƣỡng
cán bộ lãnh đạo, quản lý đƣơng chức và đội ngũ cán bộ quy hoạch dự nguồn lãnh đạo, cán bộ nữ, cán bộ trẻ.
- Về thực hiện nội dung công tác đào tạo, bồi dƣỡng:
Trên cơ sở quy định chung của Trung ƣơng, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phƣơng, tỉnh Quảng Bình đã xây dựng quy hoach, kế hoạch đào tạo hàng năm, từng giai đoạn cụ thể; đồng thời, chỉ đạo thực hiện quy trình đào tạo một có bài bản, phù hợp. Quy trình đào tạo đƣợc khái quát theo sơ đồ sau:
Biểu đồ 2.1. Sơ đồ quy trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ
- Về kết quả đào tạo, bồi dƣỡng:
Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2016, thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh, tỉnh Quảng Bình đã cử đi đào tạo, bồi dƣỡng 386 lƣợt cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh và 547 lƣợt cán bộ quy hoạch dự nguồn lãnh đạo, gồm:
+ Đào tạo sau đại học: 05 tiến sĩ, 140 thạc sĩ.
+ Bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức quốc phòng, an ninh đối tƣợng 2 trở lên: 130 án bộ.
+ Lý luận chính trị: 315 cao cấp.
+ Quản lý nhà nƣớc: 343; trong đó: 05 chuyên viên cao cấp, 140 chuyên viên chính, 180 chuyên viên.
Đánh giá đào tạo, bồi dƣỡng
Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng
Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng
Lập kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng
Bảng 2.5. Số lượng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh được đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2012 - 2016 (ĐVT: Người) Đối tƣợng Tổng số lƣợt cán bộ Chuyên môn Cao cấp LLCT Bồi dƣỡng Tiến sĩ Thạc sĩ Quản lý nhà nƣớc QP,AN (ĐT 2) Cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh 386 3 35 60 158 130 Cán bộ quy hoạch chức danh lãnh đạo 547 2 105 255 185 Tổng cộng 933 5 140 315 343 130
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ Quảng Bình, 2012 - 2016)
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng nhận thức chính trị vững vàng hơn, am hiểu rộng và sâu hơn, kỹ năng lãnh đạo, quản lý đƣợc nâng lên rõ rệt, phát huy đƣợc vai trò, trách nhiệm cá nhân trong công tác lãnh đạo, điều hành địa phƣơng, cơ quan, đơn vị. Đối với bộ phận cán bộ, công chức trong quy hoạch đƣợc cử đi đào tạo sau khi đƣợc đề bạt, bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan cấp tỉnh đều phát huy tốt chức trách của mình trên cƣơng vị mới.
Tuy nhiên, qua việc khảo sát ý kiến đánh giá của 150 cán bộ đã tham gia các khóa học cho thấy: Có 56,98% ý kiến cho rằng nội dung khóa học có gắn với công việc đang đảm nhận, 43,02% có một phần và không có ý kiến đánh giá nội dung của khóa học không gắn với công việc. Mức độ ảnh hƣởng của khóa học đối với công việc đang đảm nhận có 15,08% ý kiến cho là rất tốt, 40,22% tốt, 44,69% bình thƣờng và 0,56% mức độ ảnh hƣởng của khóa học là chƣa tốt.
Một số chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng còn trùng lặp về nội dung, chƣa đƣợc cập nhật, bổ sung thƣờng xuyên những kiến thức mới, chƣa thật sự gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo, quản lý. Một bộ phận đội ngũ giảng viên làm công tác đào tạo, bồi dƣỡng còn yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về năng lực và phƣơng pháp giảng dạy. Cán bộ, công chức tham gia bồi dƣỡng ngắn ngày chủ yếu là do yêu cầu đủ các chứng chỉ để thi nâng ngạch, chuyển ngạch mà chƣa thật sự xuất phát từ nhu cầu nâng cao năng lực làm việc theo chức danh, vị trí việc làm đang hoặc sẽ đảm nhiệm.
2.2.3. Tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
* Công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ:
Trong thời gian qua, việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đảm bảo đúng quy trình, quy định, hƣớng dẫn của Trung ƣơng, trong đó đã coi trọng việc mở rộng dân chủ; đối tƣợng tham gia rộng, đảm bảo là những ngƣời biết việc, hiểu cán bộ, tránh tình trạng bè phái, cục bộ, định kiến, hẹp hòi, thiếu tính xây dựng. Cán bộ đƣợc tuyển chọn, bố trí sử dụng đều đảm bảo tiêu chuẩn, gắn với quy hoạch đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; hầu hết đã phát huy tốt vai trò và trách nhiệm trên cƣơng vị đƣợc giao; đã kiên quyết thay thế những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, vi pham pháp luật, suy thoái đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa ứng xử, ý thức trách nhiệm và sự tận tụy đối với nhân dân, công việc.
Công tác tuyển chọn, lựa chọn cán bộ đƣợc thực hiện theo kế hoạch, quy hoạch đã duyệt và đột xuất khi có yêu cầu kiện toàn cán bộ của các cơ quan đơn vị cấp tỉnh. Ngoài việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh từ nguồn tại chỗ trong nội bộ, đã chú trọng mở rộng từ nguồn cán bộ ở cấp huyện, từ các ngành khác, qua thực hiện thu hút nhân tài, thi tuyển cán bộ lãnh đạo.
Từ năm 2012 đến 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tuyển chọn đƣợc 167 cán bộ về công tác; trong đó: nguồn tuyển chọn qua 2 đợt thi tuyển công chức
(năm 2013 và 2016) là 85 ngƣời; nguồn tiếp nhận không qua thi tuyển là 92