6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNHĐẠO CẤP TỈNH
1.2.3. Tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
a. Nội dung công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ
Tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh là một nội dung quan trọng trong công tác cán bộ. Việc bố trí đúng cán bộ để tạo điều kiện bổ sung những mặt mạnh, khắc phục những mặt hạn chế của mỗi cá nhân và cả tập thể, từ đó tạo điều kiện nâng cao trình độ của từng ngƣời. Khi bố trí cán bộ, phải làm cho họ có nhận thức đầy đủ chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và các mối quan hệ công tác của mình, có định hƣớng công tác lâu dài để có điều kiện nâng cao năng lực và tích lũy kinh nghiệm quản lý. Sau khi bố trí cán bộ phải thƣờng xuyên theo dõi và kịp thời phát hiện những chỗ mạnh, chỗ yếu, bố trí không phù hợp để kịp thời uốn nắn, sắp xếp lại.
Việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, cần thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Đối với cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, bên cạnh việc bám sát các quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng và chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong công tác cán bộ, còn cần phải kết hợp với đòi hỏi về yêu cầu trong việc sử dụng cán bộ nhằm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc ở địa phƣơng.
- Tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ phải bảo đảm tiêu chuẩn, phù hợp với sở trƣờng. Điều đó có nghĩa là, phải xem xét cả hai yếu tố: khách quan (tiêu chuẩn cán bộ) lẫn chủ quan (phẩm chất năng lực, nguyện vọng, cá tính của cán bộ).
- Trọng dụng ngƣời tài, không phân biệt đối xử đối với ngƣời có tài dù họ ở trong hay ngoài Đảng. Tất cả những ngƣời có tài, có đức, có tinh thần trách nhiệm, ý thức tập thể cao, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân đều phải đƣợc trọng dụng và sử dụng phù hợp.
- Chú ý kết hợp hài hòa giữa đóng góp của cán bộ với chế độ chính sách tiền lƣơng và các đãi ngộ khác. Thực hiện chế độ thƣởng, phạt rõ ràng, công bằng, kịp thời, phải căn cứ vào chất lƣợng, hiệu quả công tác của cán bộ.
* Tuyển chọn cán bộ
Tuyển chọn cán bộ là việc lựa chọn những con ngƣời cụ thể để bố trí vào làm việc trong bộ máy của hệ thống chính trị cấp tỉnh. Tuyển chọn cán bộ là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý và nâng cao chất lƣợng cán bộ. Tuyển chọn đƣợc cán bộ đạt tiêu chuẩn sẽ là cơ sở để xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh có chất lƣợng, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.
- Căn cứ tuyển chọn: Việc lập kế hoạch tuyển chọn cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và số lƣợng, chất lƣợng cán bộ hiện có của đơn vị. Tránh tình trạng tuyển chọn ồ ạt, không sát nhu cầu, thiếu ở vị trí này thừa ở vị trí khác.
- Tiêu chuẩn tuyển chọn: Khi tuyển chọn cán bộ cần căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh của cán bộ ở vị trí cần tuyển chọn, phải đảm bảo tuyển chọn đƣợc những cán bộ có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ, năng lực chuyên môn cũng nhƣ sức khỏe để đảm đƣơng nhiệm vụ.
- Phƣơng thức tuyển chọn: Việc tuyển chọn cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh sẽ có kết quả tốt khi thực hiện thông qua thi tuyển cạnh tranh.
- Nguồn tuyển chọn: Cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh có thể đƣợc tuyển chọn từ các nguồn nhƣ: cán bộ trong quy hoạch; tiếp nhận cán bộ từ các cơ quan đơn vị khác hoặc từ cấp cơ sở; thông qua thu hút, thi tuyển công chức vào vị trí lãnh đạo.
* Bố trí, sử dụng cán bộ
Bố trí, sử dụng cán bộ là sắp xếp từng cán bộ vào vị trí thích hợp và tạo điều kiện cho họ phát huy tốt nhất khả năng của mình.
Bố trí, sử dụng cán bộ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Bởi vì, mỗi cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực nhất định, đƣợc đào tạo những ngành nghề khác nhau, do đó việc bố trí sử dụng cán bộ phải phù hợp với từng ngƣời cụ thể. Đồng thời, sử dụng cán bộ hợp lý đòi hỏi ngƣời làm công tác cán bộ không những phải nắm vững năng lực, thái độ của từng cán bộ, mà còn phải am hiểu hệ thống các vị trí việc làm trong cơ quan để cân nhắc, lựa chọn, bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở trƣờng của cán bộ và cung cấp các điều kiện, phƣơng tiện cũng nhƣ tạo môi trƣờng khích lệ họ làm việc tích cực. Bố trí, sử dụng cán bộ luôn phải đi đôi với hỗ trợ họ hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, giúp họ không ngừng tiến bộ.
Luân chuyển cán bộ là định kỳ đổi vị trí làm việc của một cán bộ cụ thể để giúp họ nắm bắt toàn diện các kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức phục vụ cho công việc trong tƣơng lai. Luân chuyển cán bộ cũng là một biện pháp hữu hiệu trong công tác đào tạo, sử dụng cán bộ nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ. Việc luân chuyển cán lãnh đạo cấp tỉnh cần đƣợc thực hiện nghiêm túc theo Quy định số 98-QĐ/TW ngày 07/10/2017 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ. Cụ thể, trong nhiệm kỳ của mình cần luân chuyển các đồng chí giám đốc, phó giám đốc sở và tƣơng đƣơng về làm bí thƣ, phó bí thƣ, chủ tịch các quận, huyện và ngƣợc lại. Trong nội bộ đơn vị, cần thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo giữa các phòng, ban của đơn vị. Trong luân chuyển cán bộ, cần quan tâm đến cán bộ lãnh đạo có triển vọng, cán bộ trẻ, những cán bộ giữ chức danh lãnh đạo tại các sở chuyên ngành nhƣng chƣa qua công tác ở cơ sở [11]. Đồng thời thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định tại Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính
phủ về quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.
b. Chỉ tiêu đánh giá công tác bố trí, sử dụng cán bộ
- Số lƣợng, tỷ lệ cán bộ đƣợc tuyển chọn, bố trí, sử dụng đúng quy hoạch, tiêu chuẩn. Căn cứ để đánh giá là so sánh số lƣợng thực hiện với số lƣợng biên chế quy định cho mỗi tổ chức cấp tỉnh; mức độ đáp ứng ứng tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm.
- Ttỷ lệ ý kiến đánh giá của cán bộ về sự phù hợp trong bố trí, sử dụng cán bộ.