CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tại tỉnh quảng bình (Trang 40 - 43)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘ

1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Công tác quản lý cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh chịu ảnh hƣởng rất lớn của tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tác động đến yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh. Đối với địa phƣơng có trình độ phát triển kinh tế cao, xã hội phát triển đa dạng thì đòi hỏi năng lực lãnh đạo, điều hành của đội ngũ cán bộ sẽ

nặng nề hơn cả về quy mô và chất lƣợng. Khi đó, đặt ra cho công tác quản lý cán bộ phải tuyển chọn, thu hút, đào tạo đƣợc đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh không những đủ về số lƣợng, mà còn phải đa dạng về cơ cấu ngành nghề và phải có năng lực, phẩm chất tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội; đồng tời công tác bố trí sử dụng cán bộ cũng phải hợp lý theo quy mô phát triển... Ngƣợc lại, ở các địa phƣơng kém phát triển thì yều cầu thực hiện nhiệm vụ khá đơn thuần, số lƣợng công việc cũng đơn giản, do đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh vừa thu gọn về số lƣợng, vừa không đòi hỏi cao nhƣ các địa phƣơng phát triển.

Mặt khác, kinh tế kém phát triển, chính trị không ổn định sẽ không có điều kiện để quan tâm, chăm lo đến đời sống, vật chất, tinh thần của đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh nói riêng; không có điều kiện để đầu tƣ trang thiết bị hiện đại dẫn đến chất lƣợng, hiệu quả, hiệu lực lãnh đạo, điều hành công việc không cao. Ngƣợc lại, nếu môi trƣờng kinh tế - xã hội ổn định, phát triển thì công tác quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh sẽ đƣợc quan tâm đầu tƣ. Xã hội càng phát triển ý thức kỷ luật của con ngƣời nói chung, của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng càng đƣợc nâng cao; ý thức trách nhiệm với công vịêc cũng đƣợc nâng lên; con ngƣời có điều kiện để học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đƣợc làm việc trong môi trƣờng tốt, có nhiều trang thiết bị hiện đại góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công việc.

1.3.2. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác cán bộ cấp tỉnh cán bộ cấp tỉnh

Công tác quản lý đội ngũ cán bộ là một nội dung rộng, bao gồm nhiều khâu, liên quan trực tiếp đến nhiều vấn đối với cán bộ. Đội ngũ làm công tác quản lý cán bộ là ngƣời trực tiếp tham mƣu cho các cấp ủy, tổ chức đảng về xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, do đó năng lực, trình

độ của đội ngũ này ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng, hiệu quả của công tác quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh.

Thực tế cho thấy, nơi nào có cán bộ làm công tác cán bộ và quản lý cán bộ giỏi thì nơi đó bộ máy cơ quan của hệ thống chính trị ở đó hoạt động thông suốt, hiệu quả do bố trí, luân chuyển, điều động... đúng ngƣời, đúng việc. Các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, chính trị đều đạt và vƣợt chỉ tiêu bởi cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, công chức đều phát huy tốt năng lực, sở trƣờng của mình trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Ngƣợc lại, nơi nào cán bộ làm công tác cán bộ yếu thì hệ thống chính trị ở nơi đó cũng yếu theo do không thể thực hiện tốt nhiệm vụ tham mƣu của mình về công tác quản lý cán bộ lãnh đọ cấp tỉnh.

1.3.3. Chính sách đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh

Chính sách cán bộ là hệ thống các quan điểm, chủ trƣơng, giải pháp của Đảng và Nhà nƣớc ta đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Chế độ, chính sách cán bộ có ảnh hƣởng đến công tác quả lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh. Cụ thể, Chính phủ quy định những nguyên tắc chung nhất về chế độ lƣơng, thƣởng áp dụng cho tất cả các tỉnh. Chính phủ cũng quy định biên chế, cơ cấu cán bộ của các cơ quan cấp tỉnh. Ngoài ra, các định mức chi ngân sách Nhà nƣớc cũng nhƣ nhiều chế độ khác có ảnh hƣởng đến cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đều phải tuân thủ các quy định khung của Chính phủ…

Có thể thấy, chế độ, chính sách đối với cán bộ của Đảng và Nhà nƣớc nói chung có ảnh hƣởng quyết định đối với việc đảm bảo và nâng cao chất lƣợng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh cấp tỉnh. Chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc hoạch định đúng đắn, cập nhật, phù hợp với những biến chuyển của đất nƣớc sẽ trở thành động lực thúc đẩy cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tự giác, chủ đông sáng tạo, tích cực tích cực, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành công việc của mình. Ngƣợc lại, nếu chế độ, chính sách của Đảng và

Nhà nƣớc còn nhiều khiếm khuyết, lạc hậu, xa rời cuộc sống sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến thái độ, tinh thần, khả năng sẵn sàng làm việc của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh. Ngoài ra, chính sách đãi ngộ chung của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc thiết kế một cách khoa học, khách quan, công bằng sẽ tạo điều kiện cho ngƣời tài có cơ hội phát triển, cơ hội đống góp cho sự nghiệp chung.

1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP TỈNH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tại tỉnh quảng bình (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)