6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, tọa độ địa lý vào khoảng 160
56' - 18005' vĩ độ Bắc, 1050
37' - 107010' độ kinh Đông, có diện tích đất tự nhiên 8.065,3 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài 136,495 km; phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với chiều dài 78,8 km; phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 116,04 km; phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào với chiều dài 201,87 km. Là nơi giao thoa các điều kiện tự nhiên, KT - XH giữa hai miền Bắc - Nam và là cửa ngõ kinh tế quan trọng có hành trình ngắn nhất nối với vùng Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển.
- Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của Quảng Bình là 800.003 ha, trong đó:
+ Đất nông nghiệp : 721.849 ha, chiếm 90,23%
+ Đất phi nông nghiệp : 54.224 ha, chiếm 6,78%
+ Đất chƣa sử dụng : 23.930 ha, chiếm 2,99%
- Tài nguyên rừng và đất rừng
Theo số liệu thống kê năm 2015 thì toàn tỉnh có trên 563.437 ha rừng; trong đó: rừng tự nhiên 481.101 ha và rừng trồng 82.335,9 ha.
- Tài nguyên biển
Quảng Bình có đƣờng bờ biển dài 116,04 km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ với vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2. Dọc theo bờ biển có 5 cửa sông chính: Roòn, Gianh , Dinh, Lý Hoà, Nhật Lệ tạo ra nguồn cung cấp phù du sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Ngoài khơi có 5 đảo nhỏ tạo những vịnh có vị trí đẹp và thuận tiện cho các hoạt động kinh tế biển nhƣ Hòn La. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, vùng biển có một số ngƣ trƣờng có nhiều loại hải sản quý hiếm nhƣ tôm hùm, mực, hải sâm ... cho phép Quảng Bình phát huy thế mạnh của biển để phát triển kinh tế tổng hợp biển. Ngoài ra, vùng ven biển Quảng Bình có tiềm năng rất lớn về cát thạch anh, nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh cao cấp xuất khẩu.
- Tài nguyên du lịch
Dãi đất Quảng Bình nhƣ một bức tranh hoành tráng, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, thắng cảnh nổi tiếng nhƣ: đèo Ngang, đèo Lý Hoà, biển Nhật Lệ, cổng Trời… Đặc biệt, có Di sản thiên nhiên thế giới Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, là động lực phát triển mạnh các loại hình du lịch, với hệ thống địa tầng, địa mạo đƣợc hình thành trên 400 triệu năm, chứa đựng trong lòng trên 300 hang động lớn nhỏ có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài và sâu nhất; cửa hang cao và rộng
nhất; có những bờ cát dài và rộng nhất và có những thạch nhũ đẹp nhất. Phong Nha - Kẻ Bàng còn là vùng rừng nhiệt đới có hệ động thực vật đa dạng và quí hiếm, có những khu rừng nhiệt đới có độ che phủ trên 93%, có trên 75 nghìn ha rừng nguyên sinh ẩn chứa nhiều tiềm năng của tự nhiên.
2.1.2. Đặc điểm xã hội
- Dân số
Dân số trung bình năm 2017 toàn tỉnh là 882.352 ngƣời, tăng 0,52% so với năm 2016 (877.499 ngƣời ), trong đó: khu vực thành thị là 173.901 ngƣời, chiếm 19,71%; nông thôn 708.451 ngƣời, chiếm 80,29%; nữ chiếm 49,05%. Tỷ lệ tăng trung bình thời kỳ 2012 - 2016 là 0,53,8%. Đại bộ phận dân cƣ là ngƣời Kinh (trên 98,5%) và 15 tộc ngƣời thiểu số sống chủ yếu ở 2 huyện miền núi Tuyên Hoá, Minh Hoá và phía Tây các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ. Mật độ dân số năm 2017 là 110 ngƣời/km2
(Phụ lục 2.1). - Lao động
Tính đến tháng 12/2016, lực lƣợng lao động trong độ tuổi ƣớc tính trên 530.064 ngƣời, trong đó có 521.208 ngƣời lao động trong các ngành kinh tế (Phụ lục 2.2). .
Cơ cấu sử dụng theo hƣớng thu hút nhiều lao động vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và giảm dần trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Giáo dục - đào tạo, y tế
Năm học 2017 - 2018, toàn tỉnh có 590 trƣờng. Trong đó: có 182 trƣờng mầm non; 209 trƣờng tiểu học; 166 trƣờng cấp trung học cơ sở; 33 trƣờng trung học phổ thông. Tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên là 19.435 ngƣời; quy mô học sinh đầu năm học có 219.791 học sinh. Đến nay, có 159/159 xã phƣờng, thị trấn đạt chuẩn mức độ 2 ở cấp tiểu học, mức độ 1 ở cấp trung học cơ sở. Kết thúc năm học 2016 - 2017, toàn tỉnh đã có 325/590 trƣờng đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ đạt 55,2%)...
Hiện toàn tỉnh hiện có 159/159 xã/phƣờng/thị trấn có trạm y tế; 100% trạm y tế xã, phƣờng có bác sỹ làm việc; 100% thôn bản có nhân viên y tế hoạt động đƣợc trả phụ cấp ổn định; 100% trạm y tế đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân dƣợc quan tâm; đến hết năm 2017, số giƣờng bệnh bình quân trên 1 vạn dân đạt 36,4 giƣờng; đã có 131/159 (đạt tỷ lệ 82,4%) trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế...
- Xoá đói, giảm nghèo
Công tác an sinh xã hội và xoá đói giảm nghèo luôn nhận đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ của các cấp, các ngành, huy động đƣợc nhiều lực lƣợng xã hội tham gia đạt đƣợc kết quả tích cực. Thu nhập bình quân năm 2017 là 2.489.000 đồng/ngƣời/tháng, tăng 7,39% so với năm 2016; tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 là 9,7%, giảm 2,3% so với năm 2016.
2.1.3. Đặc điểm về kinh tế
Thời kỳ 2012 - 2016, kinh tế phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng; chất lƣợng, hiệu quả từng bƣớc đƣợc nâng lên. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng bình quân 5 năm giai đoạn 2012 - 2016 đạt 6,5%; trong đó: nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng bình quân 4,2%, công nghiệp xây dựng 9,4%, dịch vụ 6,7% ; năm 2012 tăng 8,6% và năm 2016 tăng 4,5%. Năm 2016, GRDP tăng 4,5% so với năm 2015. Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,1%, đóng góp 0,4 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6%, đóng góp 2,3 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 4,4%, đóng góp 2,3 điểm phần trăm vào mức tăng trƣởng chung. Năm 2017, tăng 6,62% so với 2016 (Phụ lục 2.3 kèm theo).
Ngân sách tỉnh Quảng Bình dần cơ cấu theo hƣớng tích cực. Trong giai đoạn 2012 - 2016, tỉnh Quảng Bình thu ngân sách tăng bình quân hàng năm khoảng 27%, tăng từ 4.163.152 triệu đồng năm 2012 lên 5.370.596 triệu đồng
năm 2016. Bên cạnh đó, tổng chi ngân sách ngân sách lại tăng rất lớn; trong năm 2012 tổng chi ngân sách là 9.342.540 triệu đồng, đến năm 2016 là 20.933.571 triệu đồng, tăng 11.590.853 triệu đồng (chi tiết tại Phụ lục 2.4).
Từ những đặc điểm về kinh tế - xã hội nêu trên ta thấy, tỉnh Quảng Bình có những điều kiện thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Đầu tƣ phát triển đã có nhiều cố gắng, cơ sở kinh tế xã hội đƣợc cải thiện đáng kể; kinh tế nhiều thành phần đang từng bƣớc phát triển; giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, có nhiều tiến bộ; đời sống văn hoá, tinh thần đƣợc nâng lên; xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả khá. Đây là điều kiện thuận lợi, ảnh hƣởng tác động tích cực đến công tác quản lý đội ngũ cán bộ nói chung và quản lý đội ngũ cán bộ lãnh cấp tỉnh nói riêng của tỉnh.
2.1.4. Tình hình biến động đội ngũ cán bộ lãnh đạo của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 Bình giai đoạn 2012 - 2016
a. Về số lượng
Tính đến tháng 12/2016, tổng số cán bộ, công chức trong các cơ quan chính quyền cấp tỉnh 1.244 ngƣời. Trong đó: Cán bộ lãnh đạo giữ chức vụ từ
phó sở, ngành trở lên có 108 ngƣời (thƣờng trực HĐNND, UBND: 8; cấp trƣởng: 27; cấp phó 81); trƣởng, phó phòng thuộc sở, ngành có 562 ngƣời (Phụ lục 2.5). Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh có 54 đồng chí, trong đó có 24 cán bộ lãnh đạo của 24/27 cơ quan chính quyền cấp tỉnh, chiếm 44,4 %…
Bảng 2.1. Số lượng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 (ĐVT: Người) Chỉ tiêu Tổng số đơn vị Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Thƣờng trực HĐND 1 3 3 3 3 3
Chủ tịch và phó chủ tịch UBND tỉnh 1 3 4 5 4 5 Cấp trƣởng sở, ban, ngành 27 25 26 26 26 27 Cấp phó sở, ban ngành 27 65 67 70 75 81 Cấp trƣởng, phó phòng của sở và tƣơng đƣơng 27 520 527 539 554 562 Tổng cộng 616 627 643 662 678
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Quảng Bình, 2012 - 2016)
Bảng 2.2 cho thấy, số lƣợng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh của Quảng Bình đƣợc tăng lên qua các năm với tốc độ tăng hợp lý. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh nếu so sánh năm 2012 với năm 2016, tỷ lệ tăng 9,1%; cho thấy, đội ngũ cán bộ cấp tỉnh ổn định, ít biến động, chƣa có sự thay đổi trong phát triển đội ngũ, chƣa đáp ứng về số lƣợng theo yêu cầu thực tế của địa phƣơng.
b. Về cơ cấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh hiện nay
Bảng 2.2. Cơ cấu cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh của Quảng Bình hiện nay
(ĐVT: Người) Chỉ tiêu Tổng số Độ tuổi Giới tính Trình độ CM Trình độ LLCT 30- 40 41- 50 51- 59 Nữ Tỷ lệ (%) Đại học Sau ĐH CN, CC Trung cấp Thƣờng trực HĐND 3 0 1 2 1 33,3 3 3 3 0 Chủ tịch và phó chủ tịch UBND 5 0 1 4 0 0 5 5 5 0 Cấp trƣởng sở, ban, ngành 27 1 10 16 1 3,7 27 19 27 0
Cấp phó sở, ngành 81 2 35 44 12 14,8 81 43 81 0 Cấp trƣởng, phó phòng và tƣơng đƣơng 562 199 291 72 58 10,3 562 211 215 312 Tộng cộng 678 202 338 138 72 10,6 678 281 331 312
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ Quảng Bình, 2016)
- Về giới tính:
Bảng 2.3 cho thấy, tỷ lệ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh là nữ hiện nay rất thấp (chiếm 10,6%, quy định không dƣới 15/%). Đây cũng là một trong những lý do khiến cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh không dồi dào, nguồn lao động nữ có năng lực, có trình độ ở địa phƣơng chƣa đƣợc chú ý khai thác sử dụng.
- Về độ tuổi:
Cơ cấu cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh theo độ tuổi qua Bảng 2.3 cho thấy: Số cán bộ dƣới 40 tuổi chiếm tỉ lệ thấp (29,7%); đặc biệt là cán bộ lãnh đạo giữ chức vụ từ phó sở, ngành trở lên chỉ có 2,5 % trên tổng số 116 ngƣời, độ tuổi từ 51 - 59 chiếm 57%. Nhƣ vậy, đội ngũ cán bộ này tƣơng đối già.
c. Về chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
- Về trình độ:
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Qua Bảng 2.3 cho thấy: Trình độ chuyên môn của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đạt tỷ lệ 100% tốt nghiệp đại học, trong đó có 41,44% sau đại học.
+ Trình độ lý luận chính trị:
Trình độ lý luận chính trị của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đạt tỷ lệ 100% (cử nhân, cao cấp) theo yêu cầu đối với cán bộ giữ chức vụ từ phó sở, ngành trở lên. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đã đƣợc quan tâm về đào tạo lý luận chính trị, thuận lợi trong việc nhận thức về chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.
+ Quản lý nhà nƣớc, bồi dƣỡng, cập nhật kiến thức quốc phòng, an ninh: Tính đến năm 2016, có 652 lƣợt cán bộ đƣợc cấp chứng chỉ; trong đó: 12 chuyên viên cao cấp, 240 chuyên viên chính, 180 chuyên viên, 220 đƣợc cập nhật kiến thức quốc phòng, an ninh đối tƣợng 2 trở lên.
- Về năng lực, phẩm chất
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của tỉnh hầu hết có bản lĩnh chính trị vững vàng, đề cao trách nhiệm và nghiêm chỉnh thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; có phẩm chất, đạo đức cách mạng, sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân và phong trào quần chúng. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, vận động quần chúng và các kỹ năng hoạt động khác có tiến bộ đáng kể.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ BỘ QUẢN LÃNH ĐẠO CẤP TỈNH TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
2.2.1. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
Ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ và các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đã quán triệt và cụ thể hóa tinh thần các nghị quyết của Đảng để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cán bộ nói chung và công tác quy hoạch nói riêng phù hợp với điều kiện thực tiễn ở từng đơn vị, cơ quan và địa phƣơng; phát huy đƣợc dân chủ, trí tuệ, trách nhiệm và thẩm quyền của tập thể. Đã kịp thời chỉ đạo rà soát, bổ sung và xây dựng quy hoạch theo các quy định của Trung ƣơng, đảm bảo tính nghiêm túc, đúng quy trình, tiến độ. Việc quy hoạch luôn tuân thủ quy định chỉ đƣa vào danh sách những trƣờng hợp quy hoạch chức vụ cao hơn, mỗi chức danh quy hoạch tối thiểu 2 ngƣời và tối đa 4 ngƣời, một ngƣời không quy hoạch quá 3 vị trí; bảo đảm tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ.
Quy hoạch vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh 106 đồng chí, gấp 2,2 lần so với khóa XIV (tăng 0,95%); trong đó, có 32 cán bộ khối chính quyền cấp tỉnh (chiếm 30,19%), cán bộ nữ có 18 đồng chí (chiếm 16,98%), độ tuổi dƣới 35 tuổi có 03 đồng chí (chiếm 2,83%), trên 50 tuổi có 38 đồng chí (chiếm 35,85%); trình độ chuyên môn đại học và sau đại học có 106 đồng chí (sau đại học có 35 đồng chí, chiếm 33,02%); trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân có 103 đồng chí, chiếm 97,17%.
Đối với quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh, số lƣợng quy hoạch có 339 đồng chí (giảm 16,22%); trong đó, có 140 cán bộ khối chính quyền cấp tỉnh (41,2%), cán bộ nữ có 43 đồng chí (chiếm 12,68%); độ tuổi dƣới 35 tuổi có 14 đồng chí (chiếm 4,13%); trên 50 tuổi có 112 đồng chí (chiếm 33,04%); trình độ chuyên môn đại học và sau đại học có 339 đồng chí (sau đại học có 91 đồng chí, chiếm 26,84%); trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân có 266 đồng chí (chiếm 66,67%).
- Về quy hoạch nhiệm kỳ 2020 - 2025:
Số lƣợng quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh có 106 đồng chí, gấp 2,1 lần so với số lƣợng đƣơng nhiệm, trong đó: Nữ có 16 đồng chí, chiếm 15,1%.; về độ tuổi: Trên 50 tuổi có 07 đồng chí, chiếm 6,6%; từ 41 đến 50 tuổi có 74 đồng chí, chiếm 69,8%; từ 40 tuổi trở xuống có 25 đồng chí, chiếm 23,6%; trình độ chuyên môn: Đại học và sau đại học có 106 đồng chí, chiếm 100% (sau đại học có 70 đồng chí, chiếm 66,1%); trình độ lý luận chính trị: Cao cấp và Cử nhân có 103 đồng chí, chiếm 97,2%. Khối chính quyền cấp tỉnh có 32 cán bộ đƣợc quy hoạch (chiếm 30,19%)
Quy hoạch cán bộ lãnh đạo ở các sở, ban, ngành thuộc khố chính quyền cấp tỉnh có 276cán bộ (tăng 19,7%); trong đó, cán bộ nữ có 32 cán bộ (chiếm 11,6%); độ tuổi dƣới 40 tuổi có 38 cán bộ (chiếm 13,7%); trên 50 tuổi có 106 cán bộ (chiếm 38,4%); trình độ chuyên môn đại học và sau đại học có 276 cán
bộ (thạc sĩ 150, chiếm 54,3%; tiến sĩ 06, chiếm 2,1%); trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân có 233 cán bộ, chiếm 84,4% .
Bảng 2.3. Kết quả quy hoạch cán bộ lãnh đạo từ cấp phó sở, ngành trở lên của tỉnh Quảng Bình nhiệm kỳ 2015 - 2020 và nhiệm kỳ 2020 - 2025
(ĐVT: Người)
Giai đoạn Tổng số
Độ tuổi Cơ cấu giới tính Trình độ CM Trình độ LLCT 30-41 40-50 51-55 Nữ Tỷ lệ (%) Th.s TS CN, CC Trung cấp Nhiệm kỳ 2015 - 2020 140 12 62 63 10 7,1 50 4 120 20 Nhiệm kỳ 2020 - 2025 276 38 132 106 32 11,6 150 9 233 37