Nguyên tắc quản lý dự án đầu tƣ công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 25)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.3. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tƣ công

-Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn trong

dự án đầu tƣ công.

-Phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội 05 năm của đất nƣớc, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển ngành.

-Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nƣớc,

tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn dự án đầu tƣ công.

-Quản lý việc sử dụng vốn dự án đầu tƣ công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tƣ tập trung, đồng bộ, chất lƣợng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.

-Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của dự án đầu tƣ công.

-Khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tƣ hoặc đầu tƣ theo hình

thức đối tác công tƣ.

1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG

1.2.1. Hoạch định dự án đầu tƣ công

-Hoạch định dự án đầu tƣ công là một quá trình ấn định những mục tiêu

trong công tác quản lý dự án đầu tƣ công của cơ quan quản lý Nhà nƣớc và xác định biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó.

-Định hƣớng chiến lƣợc đầu tƣ là xuất phát điểm của quy trình quản lý

đầu tƣ công, đƣợc thể hiện qua chiến lƣợc, kế hoạch tổng thể. Định hƣớng này giúp cho hoạt động đầu tƣ công của chính phủ phản ảnh đƣợc các ƣu tiên của quốc gia, đồng thời cũng giúp cho việc xây dựng chƣơng trình và ra quyết định đầu tƣ của các bộ, ngành và của các cấp chính quyền địa phƣơng.

-Quản lý công tác quy hoạch đƣợc coi là nội dung đầu tiên trong quản lý dự án đầu tƣ công. Quản lý quy hoạch có vai trò rất quan trọng trong sử dụng nguồn lực có giới hạn của ngân sách cũng nhƣ tài nguyên hiện có của tỉnh trong khi có quá nhiều nhu cầu dịch vụ công phải thỏa mãn cho xã hội.

-Quản lý quy hoạch là tiền đề cho việc triển khai các dự án đầu tƣ công

thông qua việc xác định các mục tiêu, thời điểm đầu tƣ và dự tính nguồn lực cần thiết để việc xây dựng dự án đƣợc tiến hành một cách đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

-Hoạch định dự án đầu tƣ công phải đảm bảo các tiêu chí sau:

 Bảo đảm hoạch định và phát triển trên toàn bộ không gian hƣớng

đến mục tiêu phát triển bền vững, không vì phát triển một vùng nhất định mà làm ảnh hƣởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của các vùng khác.

 Đảm bảo thực hiện đúng với quy định của pháp luật; Quy trình, nội

dung hoạch định dự án tuân thủ Luật Quy hoạch và các luật khác liên quan.

 Mục tiêu của quy hoạch, các văn bản ban hành quy hoạch cần phải rõ

ràng, cụ thể, có tính khả thi.

 Sự cân bằng giữa các yếu tố kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo

vệ môi trƣờng; Hoạch định dự án đầu tƣ công phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch các ngành, khu vực.

 Bảo đảm sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống giữa các ngành, các vùng trong cả nƣớc, giữa các địa phƣơng trong vùng và khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có; Có sự thống nhất trong phân bố phát triển không gian với kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai và bảo vệ môi trƣờng, dịch vụ hệ sinh thái.

 Các loại quy hoạch phải thống nhất, liên kết với nhau, không có quy

 Cán bộ, công chức thực hiện công tác hoạch định phải có năng lực, chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, đặc biệt là nắm rõ tình hình phát triển, nguồn lực sẵn có, tiềm tàng của địa phƣơng để có cách thức tiến hành hợp lí nhất.

1.2.2. Tổ chức thực hiện dự án đầu tƣ công

a. Thẩm định và phê duyệt dự án

-Dự án đầu tƣ công cần đƣợc phân tích chi phí và lợi ích một cách chi

tiết, thẩm định tính khả thi của dự án về mặt tài chính, kinh tế và xã hội. Bên cạnh đó là phân tích những rủi ro tiềm tàng, tính bền vững, tác động với môi trƣờng mà dự án đem lại.

-Nội dung thẩm định Dự án đầu tƣ đƣợc quy định cụ thể tại Nghị định

59/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng, Nghị định 42/2017/NĐ-CP quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.

-Mục tiêu của thẩm định dự án đầu tƣ xác định giá trị thực của dự án trên cơ sở so sánh với tiêu chuẩn chấp nhận dự án hoặc với các dự án thay thế khác. Giá trị thực của dự án đầu tƣ đƣợc thể hiện ở các mặt sau: sự phù hợp giữa mục tiêu của dự án với các mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế văn hoá xã hội của quốc gia của tỉnh và của chủ đầu tƣ đã xác định.

-Vai trò thẩm định dự án đầu tƣ đối với nhà đầu tƣ: thấy đƣợc nội dung

của dự án đƣợc lập có đầy đủ hay còn thiếu hoặc sai sót ở những nội dung nào, từ đó có căn cứ để chỉnh sửa nội dung một cách hợp lý; xác định đƣợc tính khả thi về mặt tài chính, qua đó biết đƣợc khả năng sinh lợi cao hay thấp; biết đƣợc những rủi ro có thể xảy ra trong tƣơng lai, từ đó nhà đầu tƣ chủ động có đƣợc những giải pháp nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế rủi ro một cách thiết thực và hiệu quả nhất.

-Việc quản lý lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tƣ gồm các nội dung nhƣ sau:

 Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tƣ xây dựng.

 Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tƣ xây dựng.

 Tiến hành thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở.

 Phê duyệt dự án, quyết định đầu tƣ xây dựng dự án đầu tƣ công.

- Hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tƣ xây dựng công trình bao gồm: Tờ trình thẩm định dự án, dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở. Nội dung thẩm định Dự án đầu tƣ xây dựng công trình, đƣợc quy định tại Điều 11, 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.

-Phê duyệt thiết kế kỹ thuật là xem xét tính hợp lý của hồ sơ thiết kế công trình về kết cấu và các khía cạnh khác liên quan đến công trình. Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình; sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đƣợc áp dụng; đánh giá mức độ an toàn công trình; sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; sự tuân thủ các quy định về môi trƣờng, phòng cháy, chữa cháy. Phê duyệt tổng dự toán là xem xét giá trị tổng dự toán có phù hợp với khối lƣợng so với hồ sơ thiết kế và việc áp dụng đơn giá xây dựng cơ bản có phù hợp với chế độ quản lý đầu tƣ và xây dựng hay không.

-Trong trƣờng hợp có nguy cơ xung đột lợi ích nghiêm trọng thì nên sử

dụng tƣ vấn độc lập để kiểm tra tính chân thực và khách quan của hoạt động thẩm định dự án.

-Dự án đầu tƣ công đƣợc lựa chọn phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí:

 Dự án đƣợc thực hiện phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển

ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng; quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

 Dự án phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phƣơng.

 Dự án phải làm rõ đƣợc sự cần thiết để đầu tƣ, có mục tiêu, phạm vi,

quy mô rõ ràng.

 Các dự án có đủ thủ tục đầu tƣ theo quy định; có trong danh mục và

trong phạm vi tổng mức vốn kế hoạch đầu tƣ công trung hạn đƣợc giao.

b. Lập và phân bổ nguồn lực dự án

-Bất kỳ dự án đầu tƣ công nào đều là một bộ phận của kế hoạch đầu tƣ

công tổng thể, vì vậy việc lập và phân bổ nguồn lực dự án phải đƣợc cân nhắc phù hợp với kế hoạch đặt ra (hàng năm, trung hạn, và dài hạn) để đảm bảo dự án phù hợp với ƣu tiên và khả thi về mặt tài khóa.

-Việc bố trí vốn đầu tƣ các dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc phải

đƣợc lập theo kế hoạch đầu tƣ phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đƣợc phân khai ra kế hoạch đầu tƣ từng năm. Các dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc phải đƣợc tổng hợp, phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm theo đúng Luật Ngân sách nhà nƣớc, quy định của Chính phủ và hƣớng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính.

-Trong từng ngành, lĩnh vực, việc bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ƣu tiên nhƣ sau: Dự án đã hoàn thành và bàn giao đƣa vào sử dụng nhƣng chƣa bố trí đủ vốn, dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch, vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ nƣớc ngoài, vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tƣ; Dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ đƣợc phê duyệt; Dự án khởi công mới.

-Để đảm bảo tính công bằng và tăng cƣờng hiệu lực giám sát sau này,

-Dự án đầu tƣ công có hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào việc lựa chọn dự án tốt mà còn phụ thuộc vào chất lƣợng của hoạt động quản lý và bảo trì tài sản. Ngân sách chi thƣờng xuyên vì vậy phải đƣợc điều chỉnh thích hợp để phản ánh những khoản chi mới phát sinh này.

-Nguyên tắc của việc phân bổ vốn ngân sách cho dự án đầu tƣ công:

 Đúng với chỉ tiêu đƣợc giao về tổng mức đầu tƣ, cơ cấu vốn trong và

ngoài nƣớc.

 Bố trí tập trung vốn cho các dự án theo chỉ đạo của Trung ƣơng về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN; bố trí đủ vốn để thanh toán cho các dự án đã đƣợc phê duyệt quyết toán, công trình hoàn thành đƣa vào khai thác sử dụng còn thiếu vốn.

 Các dự án đảm bảo theo tiến độ và việc bố trí vốn cho dự án mới phải

bảo đảm tổng số vốn bố trí cho từng dự án (gồm vốn ngân sách trung ƣơng, vốn ngân sách địa phƣơng và các nguồn vốn hợp pháp khác) tối thiểu bằng 15% đối với dự án nhóm A, 20% đối với dự án nhóm B, 35% đối với dự án nhóm C so với tổng vốn đầu tƣ đƣợc duyệt, dự án nhóm B phải hoàn thành trong 5 năm, dự án nhóm C phải hoàn thành trong 3 năm.

c. Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu

-Việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu (hoặc hồ sơ yêu cầu), đánh giá hồ sơ dự thầu (hoặc hồ sơ đề xuất) và kết quả đấu thầu (hoặc kết quả chỉ định thầu) tuân thủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhƣ: Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc hội, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, …và các mẫu hƣớng dẫn do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ ban hành.

-Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đƣợc quy định tại điều 33

 Kế hoạch lựa chọn nhà thầu đƣợc lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trƣờng hợp chƣa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trƣớc;

 Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lƣợng gói thầu và nội

dung của từng gói thầu;

 Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ

theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.

-Quy trình lựa chọn nhà thầu công khai, công bằng và hiệu quả đƣợc xây dựng và công bố theo quy định Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 của Quốc hội. Bên cạnh đó, cần lƣờng trƣớc những cơ chế để ngăn chặn (hoặc ít nhất là giảm thiểu) nguy cơ tăng chi phí trong tƣơng lai.

-Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý lựa chọn nhà thầu:

 Công tác quản lý lựa chọn nhà thầu đối với dự án đầu tƣ công phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định khác liên quan.

 Đảm bảo hoạt động lựa chọn nhà thầu diễn ra một cách công bằng,

minh bạch, khách quan đối với các đối tƣợng tham gia. Đảm bảo quyền và lợi ích của các đối tƣợng liên quan và lợi ích chung của dự án.

 Có sự hợp lí khi quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu, hợp lí về nội

dung, cách thức xử lý, đánh giá, giám sát trong quá trình tổ chức hoạt động đấu thầu.

 Các bên liên quan phải cung cấp đầy đủ hồ sơ dự thầu, các thông tin,

dữ liệu cụ thể. Chỉ tiến hành lựa chọn nhà thầu khi đã đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu.

 Cán bộ thực hiện quản lý lựa chọn nhà thầu cần có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có ý thức đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm cá nhân.

1.2.3. Quản lý chất lƣợng dự án đầu tƣ công

-Quản lý chất lƣợng dự án đầu tƣ công theo điều 31 Nghị định số

59/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng bao gồm: Quản lý chất lƣợng xây dựng công trình; Quản lý tiến độ xây dựng thi công xây dựng công trình; Quản lý khối lƣợng thi công xây dựng công trình; Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; Quản lý hợp đồng xây dựng; Quản lý an toàn lao động, môi trƣờng xây dựng.

-Quản lý chất lƣợng thi công xây dựng công trình: Chủ đầu tƣ xây dựng

công trình phải tổ chức giám sát thi công xây dựng để kiểm tra sự phù hợp về điều kiện năng lực của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng mà nhà thầu đã cam kết và ký kết với chủ đầu tƣ; Kiểm tra và giám sát chất lƣợng vật tƣ, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp theo yêu cầu của thiết kế; Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình theo các điều kiện nhà thầu thi công xây dựng cam kết trong hợp đồng xây dựng.

-Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình: Công trình xây dựng trƣớc khi triển khai phải có tiến độ thi công xây dựng. Tiến độ thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập phải phù hợp với tiến độ tổng thể của dự án đƣợc chủ đầu tƣ chấp thuận. Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh quảng trị (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)