2025
3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kết luận
Sự phát triển của dự án đầu tƣ công và hoạt động quản lý dự án đầu tƣ công đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của địa phƣơng, là tiền đề cơ bản để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Từ kết quả nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nƣớc đối với dự án đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” đƣa ra những kết luận sau:
-Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công
tác quản lý nhà nƣớc đối với dự án đầu tƣ công.
-Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án đầu tƣ công và các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình thực hiện quản lý dự án đầu tƣ công tại tỉnh Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quản lý dự án đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Việc tăng cƣờng quản lý dự án đầu tƣ công góp phần đáp ứng kịp thời nguồn vốn đầu tƣ XDCB cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, văn hóa, xóa đói giảm nghèo, giải quyết lƣợng lớn lao động tại chỗ, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho ngƣời dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công nhất định cũng đã phát sinh nhiều bất cập trong quá trình quản lý. Tính sẵn sàng của vốn dự án đầu tƣ công không đƣợc đảm bảo, đầu tƣ dàn trải, chƣa tập trung và kịp thời phân bổ nguồn vốn; quy trình thủ tục giải ngân vốn qua nhiều khâu, bộ máy cồng kềnh; trang thiết bị và năng lực quản lý của cơ quan chức năng vẫn chƣa đảm bảo làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả dự án đầu tƣ công. Các cơ chế chính sách chƣa đồng bộ làm ảnh hƣởng không nhỏ đến vấn đề quản lý dự án đầu tƣ công trên địa bàn.
-Thứ ba, trên cơ sở về lý luận và thực trạng đang diễn ra, luận văn đề xuất giải pháp 6 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với dự án đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới về quy hoạch dự án đầu tƣ công; công tác tổ chức thực hiện; quản lý chất lƣợng dự án, thanh quyết toán vốn đầu tƣ; công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm và nhóm giải pháp khác liên quan đến quản lý dự án đầu tƣ công.
3.3.2. Kiến nghị
a. Đối với UBND tỉnh Quảng Trị
-Cần tập trung các nguồn vốn cho các dự án, nhất là các dự án trọng điểm. Tránh tình trạng đầu tƣ dàn trải, dừng đầu tƣ cho các dự án chƣa mang hiệu quả, chỉ tập trung vào một số dự án cấp thiết, đáp ứng nhu cầu hiện tại của địa phƣơng.
-Cần có nhiều chính sách thông thoáng để thu hút các nguồn vốn đầu tƣ
xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh.
-Thực hiện tốt công tác đấu thầu, tránh tình trạng móc ngoặc dẫn đến ép
giá chủ đầu tƣ hoặc những quan hệ, hiện tƣợng lót tay khiến nhà thầu có năng lực kém vẫn trúng thầu.
-Thực hiện một cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ rộng mở hơn, tạo
môi trƣờng hấp dẫn thu hút các nhà đầu tƣ cả trong nƣớc và nƣớc ngoài.
b. Sở Kế hoạch và Đầu tư
-Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan tham mƣu UBND tỉnh
sớm ban hành các quy định phân công, phân cấp và ủy quyền liên quan đến dự án đầu tƣ công.
-Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tập huấn cho các chủ đầu tƣ, các đơn vị thi công các vấn đề mới của pháp luật liên quan đến dự án đầu tƣ công.
-Tập trung tăng cƣờng công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ các dự án trọng điểm, các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, các dự án phát triển đô thị và các dự án thực hiện chậm tiến độ.
-Thƣờng xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đầu tƣ công của các
chủ đầu tƣ theo bản cam kết tiến độ của các chủ đầu tƣ để giải quyết các vƣớng mắc, hƣớng dẫn các chủ đầu tƣ đẩy nhanh tiến độ, báo cáo UBND tỉnh theo quý, năm.
-Thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động phổ biến các quy định pháp luật
về quản lý chất lƣợng công trình, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
c. Đối với chủ đầu tư
-Nâng cao năng lực bộ máy quản lý dự án
Nâng cao năng lực quản lý dự án, tăng cƣờng sự hiểu biết về pháp luật
có liên quan đến dự án đầu tƣ công cho lực lƣợng cán bộ, viên chức tham gia quản lý dự án;
Tập trung công tác đào tạo và đào tạo lại lực lƣợng quản lý dự án đầu
tƣ công đáp ứng các điều kiện theo quy định;
Chuyên môn hóa lực lƣợng cán bộ, viên chức; phân công trách nhiệm
và quyền hạn cụ thể cho từng thành viên của Ban Quản lý dự án.
-Công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ
Tổ chức và phân công cụ thể cho các Ban quản lý dự án trực thuộc
công tác lập và thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tƣ theo quy định gửi về cơ quan chủ quản và Sở Kế hoạch và Đầu tƣ định kỳ; Chủ đầu tƣ nào chậm trễ trong việc tuân thủ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tƣ, ngoài các hình thức xử lý theo quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ sẽ đề nghị UBND tỉnh và UBND các cấp có hình thức kỷ luật đối với lãnh đạo chủ đầu tƣ thích hợp hoặc sẽ
không giao làm chủ đầu tƣ các dự án tiếp theo thuộc thẩm quyền của cấp quyết định đầu tƣ.
-Công tác triển khai thực hiện dự án
Các chủ đầu tƣ lập bản cam kết tiến độ thực hiện dự án trong năm theo tháng (kể cả công tác đền bù, giải phóng mặt bằng) với cấp quyết định đầu tƣ để làm cơ sở giám sát, đánh giá đầu tƣ; căn cứ vào bản cam kết tiến độ này, UBND tỉnh sẽ xem xét tiến hành xét khen thƣởng, thi đua đồng thời để theo dõi, đôn đốc.
Tăng cƣờng công tác quản lý chất lƣợng công trình, công tác đấu thầu.
Chỉ đƣợc ký kết hợp đồng thi công khi cơ bản hoàn thành công tác
đền bù, giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của gói thầu, tránh tình trạng đã ký hợp đồng thực hiện công trình nhƣng phải kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng do chậm trễ trong việc đền bù, GPMB làm tăng chi phí của công trình.
Tăng cƣờng công tác quản lý quy hoạch trên địa bàn; tổ chức kiểm tra,
thanh tra về chất lƣợng lập quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng, thanh tra quy hoạch đô thị chất lƣợng xây dựng công trình.
Tập trung kiểm tra năng lực của các tổ chức, cá nhân tƣ vấn; tổ chức
xây dựng công trình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
[1] Nguyễn Hoàng Anh (2008), Hiệu quả quản lý đầu tư công tại thành phố
Hồ Chí Minh: Vấn đề và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Vũ Thành Tự Anh (2012), Quản lý và phân cấp quản lý đầu tƣ công thực
trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, Chương trình giảng dạy
kinh tế Fulbright.
[3] Thái Bá Cẩn (2009), Giáo trình Phân tích và quản lý dự án đầu tư, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[4] Cục Thống Kê tỉnh Quảng Trị (2012, 2013, 2014, 2015, 2016), Niên giám
Thống kê qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, Quảng Trị.
[5] Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản
lý dự án đầu tƣ xây dựng.
[6] Chính phủ (2015), Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 về Giám
sát và đánh giá đầu tƣ.
[7] Chính phủ (2017), Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 về
sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng.
[8] Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm
2015 về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng.
[9] Chính phủ (2015), Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 quy định
chi tiết về hợp đồng xây dựng.
[10] Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới với sự hỗ trợ của Nhóm các
nhà tài trợ cùng mục đích (2005), Việt Nam – Quản lý chi tiêu công
[11] Nguyễn Mạnh Hải (2015), Quản lý đầu tư công tại tỉnh Hòa Bình, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
[12] Nguyễn Thụy Hải (2014), Quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước tại tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
[13] Dƣơng Thị Bình Minh (2005), Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp, NXB Tài chính, TP. Hồ Chí Minh.
[14] Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phƣơng (2007), Giáo trình kinh tế đầu
tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[15] Nguyễn Bạch Nguyệt (2012), Giáo trình lập dự án đầu tư, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[16] Từ Quang Phƣơng (2005), Giáo trình Quản lý Dự án đầu tư, NXB Lao
động - Xã hội, Hà Nội.
[17] Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13.
[18] Quốc hội (2014), Luật Đầu tƣ công số 49/2014/QH13.
[19] Quốc hội (2014), Luật Đầu tƣ số 67/2014/QH13.
[20] Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Quảng Trị (2015), Báo cáo Kế hoạch đầu tư
công trung hạn 5 năm 2016 - 2020, Quảng Trị.
[21] Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Quảng Trị (2015), Báo cáo thực hiện vốn đầu tư
phát triển qua các năm 2011 - 2015, Quảng Trị.
[22] Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Quảng Trị (2016), Báo cáo Xây dựng cơ ản
năm 2016 và Kế hoạch năm 2017, Quảng Trị.
[23] Sở Tài chính Quảng Trị (2016), Báo cáo thực hiện phê duyệt quyết toán
đầu tư xây dựng công trình hoàn thành đối với các dự án đã nộp hồ sơ quyết toán tại sở Tài chính Quảng Trị từ năm 2011-2015, Quảng Trị.
[24] Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bƣu (2005), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
[25] Đỗ Thiên Anh Tuấn (2015 - 2016), Đầu tƣ công và quản lý đầu tƣ công ở
Việt Nam,Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
[26] Nguyễn Quang Thái, Vũ Tuấn Anh (2011), Đầu tư công: Thực trạng và
tái cấu trúc, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
[27] Nguyễn Đức Thành, Đinh Tuấn Minh (2011), Đổi mới thể chế, cơ chế và
những giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công, Bài thảo luận chính sách CS-07, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[28] Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị (2012 - 2016), Báo cáo tình hình kinh tế
- xã hội tỉnh Quảng Trị qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016,
Quảng Trị.
II. Tiếng Anh
[29] Anand Rajaram, Lê Minh Tuấn, Nataliya Biletska và Jim Brumby
(2010), A diagnostic framework for assessing public investment
management, The World Bank Africa Region, Public Sector Reform and Capacity Building Unit & Poverty Reduction and Economic Management Network, Public Sector Unit.