NỘI DUNG QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 27)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2. NỘI DUNG QLNN ĐỐI VỚI VỐN ĐẦU TƢ XDCB TỪ NGUỒN

NGÂN SÁCH

Quản lý VĐTTNS có nhiều nội dung, nhưng ở cấp huyện thì công tác này có một số nội dung chính sau:

1.2.1. Lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách

a. Khái niệm và nội dung kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

Kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách là một tập hợp các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư từ NSNN; cân đối nguồn vốn đầu tư, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện. [28]

Theo thời hạn kế hoạch thì kế hoạch VĐTTNS có 2 loại:

- Kế hoạch VĐTTNS trung hạn được lập trong thời hạn 05 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH 05 năm.

- Kế hoạch VĐTTNS hằng năm để triển khai thực hiện kế hoạch VĐTTNS trung hạn, phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH hằng năm và cân đối vốn đầu tư từ NS hằng năm. [28]

Nội dung kế hoạch VĐTTNS trung hạn gồm: (1) Tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch VĐTTNS giai đoạn trước; (2) Mục tiêu phát triển KT-XH; mục tiêu, định hướng đầu tư trong trung hạn; (3) Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn; dự kiến tổng mức đầu tư để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, ngành, lĩnh vực trong trung hạn, bao gồm vốn chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn trả các khoản ứng trước, hoàn trả các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư; (4) Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ kế hoạch VĐTTNS trung hạn; (5) Sắp xếp thứ tự ưu tiên, lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án trong trung hạn phù hợp với khả năng cân đối vốn và khả năng huy động các nguồn vốn khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng kế hoạch phát triển KT- XH 05 năm; (6) Giải pháp thực hiện và dự kiến kết quả đạt được. [28]

Nội dung kế hoạch VĐTTNS hằng năm gồm: (1) Tình hình thực hiện kế hoạch VĐTTNS năm trước; (2) Định hướng đầu tư trong năm kế hoạch; (3) Khả năng huy động và cân đối các nguồn vốn thực hiện trong năm kế hoạch; (4) Lựa chọn danh mục dự án và mức vốn bố trí cụ thể cho từng dự án phù hợp với danh mục dự án thuộc kế hoạch VĐTTNS trung hạn và khả năng cân đối nguồn vốn kế hoạch hằng năm; (5) Giải pháp điều hành, tổ chức thực hiện và dự kiến kết quả đạt được. [28]

b. Nguyên tắc lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

- Phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược phát triển KT-XH, kế hoạch phát triển KT-XH 05 năm và hằng năm của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt.

- Phù hợp với khả năng cân đối VĐTTNS và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; bảo đảm cân đối vĩ mô, ưu tiên an toàn nợ công.

- Việc phân bổ VĐTTNS phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ.

- Bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng.

- Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý VĐTTNS, tạo quyền chủ động cho ngành và địa phương theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Kế hoạch VĐTTNS hằng năm phải phù hợp với kế hoạch VĐTTNS trung hạn đã được phê duyệt. [28]

c. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

Đối với kế hoạch VĐTTNS trung hạn

- Cơ quan chuyên môn quản lý vốn cấp huyện lập kế hoạch VĐTTNS trung hạn giai đoạn sau. UBND cấp huyện tổ chức thẩm định và hoàn chỉnh dự kiến lần thứ nhất kế hoạch VĐTTNS trung hạn giai đoạn sau, trình HĐND hoặc Thường trực HĐND cùng cấp cho ý kiến trước ngày 15 tháng 9 năm thứ tư của kế hoạch trung hạn giai đoạn trước.

- Căn cứ ý kiến của HĐND hoặc Thường trực HĐND cùng cấp, trước ngày 15 tháng 10 năm thứ tư của kế hoạch trung hạn giai đoạn trước, UBND cấp huyện hoàn chỉnh và gửi UBND cấp tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư kế hoạch VĐTTNS trung hạn do cấp mình quản lý.

- Căn cứ ý kiến thẩm định của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch VĐTTNS trung hạn giai đoạn sau, trình cấp có thẩm quyền cho ý kiến, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo thời gian quy định.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan. Sau đó, UBND cấp huyện hoàn chỉnh dự kiến lần thứ hai kế hoạch VĐTTNS trung hạn của cấp mình, báo cáo HĐND hoặc Thường trực HĐND cùng cấp cho ý kiến, gửi UBND cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trước ngày 31 tháng 5 năm thứ năm của kế hoạch trung hạn giai đoạn trước;

- Trước ngày 10 tháng 11 năm thứ năm của kế hoạch trung hạn giai đoạn trước, UBND cấp huyện trình HĐND cùng cấp kế hoạch VĐTTNS trung hạn.

- Trước ngày 25 tháng 12 năm thứ năm của kế hoạch trung hạn giai đoạn trước, HĐND cấp huyện quyết định kế hoạch VĐTTNS trung hạn của cấp mình.

- Trước ngày 31 tháng 12 năm thứ năm của kế hoạch trung hạn giai đoạn trước, UBND cấp huyện giao kế hoạch VĐTTNS trung hạn cho các đơn vị thực hiện. [11], [28]

Đối với kế hoạch VĐTTNS hằng năm

- Cơ quan chuyên môn quản lý vốn cấp huyện lập kế hoạch VĐTTNS năm sau. UBND cấp huyện tổ chức thẩm định và hoàn chỉnh dự kiến lần thứ nhất kế hoạch VĐTTNS năm sau, trình HĐND hoặc Thường trực HĐND cùng cấp cho ý kiến.

- Căn cứ ý kiến của HĐND hoặc Thường trực HĐND cùng cấp, UBND cấp huyện hoàn thiện dự kiến lần thứ nhất kế hoạch VĐTTNS năm sau do cấp mình quản lý; gửi UBND cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.

- Căn cứ ý kiến thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND cấp huyện hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch VĐTTNS năm sau, trình cấp có thẩm quyền cho ý kiến, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư theo thời gian quy định.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan. Sau đó, UBND cấp huyện hoàn chỉnh dự kiến lần thứ hai kế hoạch VĐTTNS năm sau của cấp mình, báo cáo HĐND hoặc Thường trực HĐND cùng cấp cho ý kiến và gửi UBND cấp tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo thời gian quy định.

- Trước ngày 20 tháng 11 hằng năm, UBND cấp huyện trình HĐND cùng cấp kế hoạch VĐTTNS năm sau.

- Trước ngày 20 tháng 12 hằng năm, HĐND cấp huyện quyết định kế hoạch VĐTTNS năm sau của cấp mình.

- Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao kế hoạch VĐTTNS năm sau cho các đơn vị thực hiện. [11], [28]

d. Tiêu chí đánh giá công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

- Tỷ lệ |tổng mức đầu tư điều chỉnh - tổng mức đầu tư ban đầu|/ tổng mức đầu tư ban đầu (không tính những dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư do nguyên nhân khách quan như: thiên tai, thay đổi chế độ chính sách, ...). Tỷ lệ này thấp chứng tỏ việc xây dựng kế hoạch VĐTTNS của địa phương tốt, sát đúng với tình hình thực tế.

- Phân bổ vốn trong kế hoạch VĐTTNS đáp ứng được phân kỳ đầu tư theo phê duyệt dự án ban đầu, không gây nợ đọng XDCB. Nếu tiêu chí này

đảm bảo có nghĩa công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch VĐTTNS đang được thực hiện tốt.

1.2.2. Lập, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình

a. Khái niệm và nội dung dự toán xây dựng công trình

Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. [9]

Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. [9]

Dự toán xây dựng công trình được phê duyệt là cơ sở xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu và đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng trong trường hợp chỉ định thầu, nếu có. [9]

b. Nguyên tắc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình

- Dự toán xây dựng công trình được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình và định mức xây dựng, giá xây dựng của công trình.

- Dự toán xây dựng phải được tính đúng, tính đủ cho từng dự án, công trình, phù hợp với yêu cầu thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện xây dựng, mặt bằng giá thị trường tại thời điểm xác định dự toán và khu vực xây dựng công trình.

- Quản lý dự toán xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu đầu tư, hiệu quả dự án đã được phê duyệt, phù hợp với trình tự đầu tư xây dựng và nguồn vốn sử dụng. [9]

c. Quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình

- Chủ đầu tư lập dự toán xây dựng công trình theo đúng các nội dung quy định, nếu chủ đầu tư không đủ năng lực thì thuê đơn vị tư vấn lập, sau đó trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

- Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định dự toán đồng thời với việc thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Cơ quan chuyên môn về xây dựng cấp huyện là Phòng quản lý đô thị, Phòng Kinh tế. Thời gian thẩm định không quá 20 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nội dung thẩm định dự toán xây dựng công trình gồm:

+ Kiểm tra sự phù hợp khối lượng công tác xây dựng, chủng loại và số lượng thiết bị trong dự toán so với khối lượng, chủng loại và số lượng thiết bị tính toán từ thiết kế xây dựng, công nghệ.

+ Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng định mức dự toán, giá xây dựng của công trình và quy định khác có liên quan trong việc xác định các khoản mục chi phí của dự toán xây dựng công trình.

+ Xác định giá trị dự toán xây dựng công trình sau thẩm định và kiến nghị giá trị dự toán xây dựng để cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Đánh giá mức độ tăng, giảm của các khoản mục chi phí, phân tích nguyên nhân tăng, giảm so với giá trị dự toán xây dựng công trình đề nghị thẩm định.

- Sau khi dự toán được thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự toán xây dựng công trình. [9], [10], [32]

d. Tiêu chí đánh giá công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình

Dự toán được lập, thẩm định và phê duyệt phù hợp với thiết kế và tổng mức đầu tư được duyệt. Nếu tiêu chí này đảm bảo có nghĩa công tác lập, thẩm

định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình tại địa phương đang được thực hiện tốt.

1.2.3. Đấu thầu

a. Khái niệm đấu thầu

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. [30]

Đấu thầu là một nội dung rất quan trọng trong quản lý VĐTTNS. Nếu công tác đấu thầu được thực hiện tốt, đảm bảo công bằng, minh bạch thì sẽ lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng và tiến độ quy định, đồng thời có giá dự thầu thấp nhất, qua đó tiết kiệm nguồn vốn đầu tư dự án.

Theo quy định Luật Đấu thầu năm 2013 có 6 hình thức và 4 phương thức lựa chọn nhà thầu gồm:

- Các hình thức đấu thầu: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện.

- Các phương thức đấu thầu: Một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ, hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ.

b. Nguyên tắc đấu thầu

- Nguyên tắc hiệu quả về tài chính và hiệu quả về thời gian được coi là

mục tiêu hàng đầu khi thực hiện đấu thầu.

- Nguyên tắc cạnh tranh là đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, khách quan giữa các nhà thầu trong hoạt động đấu thầu.

- Nguyên tắc công bằng là đảm bảo đối xử như nhau đối với các nhà thầu

tham gia dự thầu.

- Nguyên tắc minh bạch đảm bảo các hoạt động trong quá trình đấu thầu

quan quản lý. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất nhưng khó thực hiện và khó kiểm tra nhất.

c. Quy trình đấu thầu

Trình tự tổ chức đấu thầu nói chung theo các bước như sau:

STT Nội dung Đơn vị thực hiện

1 Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, gồm có: 1.1 Lựa chọn danh sách ngắn (nếu

cần thiết) Bên mời thầu

1.2 Lập hồ sơ mời thầu Bên mời thầu hoặc thuê đơn vị tư vấn 1.3 Thẩm định hồ sơ mời thầu Cơ quan chuyên môn thuộc CĐT 1.4 Phê duyệt hồ sơ mời thầu Chủ đầu tư

2 Tổ chức lựa chọn nhà thầu, gồm có:

2.1 Mời thầu Bên mời thầu

2.2 Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu Bên mời thầu

2.3 Mở thầu Bên mời thầu, các nhà thầu và các bên liên quan

3 Đánh giá hồ sơ dự thầu Bên mời thầu, tổ chuyên gia 4 Thương thảo hợp đồng Bên mời thầu

5 Thẩm định kết quả lựa chọn

nhà thầu Cơ quan chuyên môn thuộc CĐT

6 Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà

thầu Chủ đầu tư

7 Hoàn thiện, ký kết hợp đồng Bên mời thầu

d. Tiêu chí đánh giá công tác đấu thầu

- Quy trình đấu thầu đảm bảo theo các bước Luật định.

- Tỷ lệ giảm thầu càng cao thể hiện công tác đấu thầu càng công khai, minh bạch và hiệu quả.

1.2.4. Kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách

a. Khái niệm kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

Thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách là Nhà nước cấp vốn cho chủ đầu tư để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồng hoặc thanh toán cho các công việc của dự án thực hiện không thông qua hợp đồng. [18]

Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách là việc kiểm tra, xem xét các căn cứ, điều kiện cần và đủ theo quy định của Nhà nước để xuất quỹ NSNN chi trả theo yêu cầu của chủ đầu tư các khoản kinh phí thực hiện dự án, đồng thời phát hiện và ngăn chặn các khoản chi trái với quy định hiện hành. [39]

b. Nguyên tắc kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách

- Tất cả các khoản VĐTTNS phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. Các khoản thanh toán phải có trong dự toán NSNN được giao; đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách tại thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)