7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.5. Thực trạng công tác quyết toán dự án hoàn thành
Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư tại thị xã Điện Bàn đang từng bước nâng cao và đi vào nề nếp. Quy trình quyết toán dự án hoàn thành tuân theo quy định tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP, Thông tư số 09/2016/TT-BTC, cụ thể:
Hình 2.7. Quy trình quyết toán dự án hoàn thành của thị xã Điện Bàn
Từ năm 2012 đến năm 2016, Phòng Tài chính - Kế hoạch đã thẩm tra, trình phê duyệt quyết toán 386 dự án hoàn thành với tổng giá trị quyết toán là 1.234.302 triệu đồng. Quá trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đã cắt giảm những giá trị không đúng của chủ đầu tư và đơn vị thi công như: Tính sai định mức, đơn giá, tính sai thuế giá trị gia tăng, thanh toán vượt khối lượng hoàn thành nghiệm thu, giá trị quyết toán vượt quá dự toán được phê duyệt, sai số học, ... qua đó góp phần giảm trừ thanh toán và tiết kiệm cho NSNN là 16.838 triệu đồng (chiếm 1,35% giá trị đề nghị quyết toán).
Bảng 2.19. Tình hình thẩm tra, phê duyệt
quyết toán dự án hoàn thành của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016
Năm Số dự án thẩm tra, phê duyệt quyết toán (Dự án) Giá trị đề nghị quyết toán (Triệu đồng) Giá trị quyết toán được phê duyệt (Triệu đồng)
Phần chênh lệch giữa giá trị đề nghị quyết toán và giá trị quyết toán được phê duyệt
Giá trị (Triệu đồng) So với giá trị đề nghị quyết toán (%) (1) (2) (3) (4) (5) = (3) - (4) (6) = (5)/(3) 2012 82 252.482 249.154 3.328 1,32 2013 86 318.945 314.927 4.018 1,26 2014 102 327.398 322.729 4.669 1,43 2015 74 205.493 202.643 2.850 1,39 2016 42 146.822 144.849 1.973 1,34 Tổng 386 1.251.140 1.234.302 16.838 1,35
(Nguồn: Báo cáo của Phòng Tài chính - Kế hoạch thị xã Điện Bàn)
Tuy nhiên vẫn tồn tại một số bất cập trong công tác quyết toán dự án hoàn thành: Hiện tại, Phòng Tài chính - Kế hoạch chỉ có 04 cán bộ làm công tác thẩm tra quyết toán, trong khi số lượng hồ sơ quyết toán cần thẩm tra phê duyệt rất nhiều. Giai đoạn 2012 - 2016 có 386 dự án do Thị xã làm chủ đầu tư và 219 dự án do cấp xã làm chủ đầu tư được thẩm tra quyết toán. Vậy, mỗi cán bộ phải thẩm tra bình quân 30 dự án/năm và thời gian thẩm tra mỗi dự án dưới 8 ngày, trong khi các cán bộ này vẫn phải thực hiện rất nhiều công việc chuyên môn khác. Với thời gian ít như thế, chắc chắn không thể thẩm tra hết các hồ sơ như: văn bản pháp lý, hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành, hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công, hồ sơ đấu thầu, dự toán thiết kế và các hồ sơ chứng từ thanh toán. Bên cạnh đó, trên địa
bàn Thị xã vẫn chưa có các tổ chức kiểm toán độc lập và tổ chức tư vấn thẩm tra quyết toán, nên công tác quyết toán vốn đầu tư thực sự là một gánh nặng cho phòng Tài chính - Kế hoạch. Vì vậy, tình trạng thẩm tra không kịp tiến độ và chất lượng thẩm tra chưa thực sự đảm bảo đôi khi không thể tránh khỏi.
Để đánh giá rõ hơn thực trạng công tác quyết toán dự án hoàn thành tại Điện Bàn, tác giả thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi thể hiện ở Phụ lục 02 và trình bày kết quả ở Bảng 2.20.
Bảng 2.20. Thống kê mô tả các khảo sát về công tác
quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn ngân sách tại Điện Bàn
Biến điều tra Cỡ mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tổng Giá trị trung bình Giá trị trung vị Giá trị xuất hiện nhiều nhất Độ lệch chuẩn E1 150 2 5 543 3,62 4 4 0,924 E2 150 2 5 587 3,91 4 4 0,989 E3 150 1 4 384 2,56 3 2 0,839 E4 150 1 5 443 2,95 3 3 0,900 E5 150 1 5 414 2,76 3 3 0,925 E6 150 2 5 482 3,21 3 3 0,864 E7 150 1 5 496 3,31 3 3 0,976 E8 150 1 5 468 3,12 3 3 0,996
(Nguồn: Tính toán của tác giả sử dụng phần mềm SPSS)
Số liệu Bảng 2.20 cho thấy trong 150 mẫu nghiên cứu thu thập được, hầu hết các biến số được đánh giá trải đều từ 1 đến 5 điểm. Các biến quan sát có giá trị trung bình từ 2,56 đến 3,91 điểm, cao nhất là biến E2 (Quy trình quyết toán dự án hoàn thành đúng với quy định) 3,91 điểm, tiếp theo là biến E1 (Hệ
thống pháp luật về quyết toán dự án hoàn thành đã hoàn thiện) 3,62 điểm. Biến có giá trị trung bình thấp nhất là E3 (Thời gian quyết toán vốn đầu tư đảm bảo đúng hạn) 2,56 điểm, biến E5 (Chủ đầu tư chấp hành thời hạn quyết toán theo quy định) 2,76 điểm và biến E4 (Giá trị vốn đầu tư được quyết toán phù hợp với khối lượng thực tế thi công) 2,95 điểm. Các biến còn lại E8 (Đạo đức, thái độ của cán bộ, công chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán tốt), E6 (Công tác quyết toán dự án hoàn thành đã góp phần hạn chế thất thoát lãng phí trong đầu tư) và E7 (Năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán đảm bảo) có giá trị trung bình tương đối cao, lần lượt là 3,12; 3,21; 3,31.
Biến được đánh giá cao nhất là E2 (Quy trình quyết toán dự án hoàn thành đúng với quy định) với 3,91 điểm là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn tại địa phương. Bởi vì công tác quyết toán dự án hoàn thành nằm trong bộ thủ tục hành chính công của thị xã Điện Bàn nên được kiểm soát rất chặt chẽ về quy trình thực hiện.
Biến được đánh giá cao thứ hai là E1 (Hệ thống pháp luật về quyết toán dự án hoàn thành đã hoàn thiện) với 3,62 điểm. Bộ Tài chính nhiều lần ban hành văn bản hướng dẫn việc quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước, và văn bản đang có hiệu lực là Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 đã hướng dẫn rất rõ ràng công tác quyết toán dự án hoàn thành. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản hướng dẫn và phân cấp quyết toán dự án hoàn thành trên địa bàn tỉnh, gần đây nhất là Quyết định số 4679/QĐ-UBND ngày 11/12/2016 ban hành một số chủ trương, biện pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Nhờ vậy công tác quyết toán tại Thị xã không còn lúng túng như trước đây mà dần đi vào nề nếp.
Ngoài ra, năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức thẩm tra, phê duyệt quyết toán cũng được các đối tượng điều tra đánh giá cao. Tại thị xã Điện Bàn có 04 cán bộ làm công tác thẩm tra quyết toán với 02 trình độ đại học chính quy chuyên ngành xây dựng cầu đường và 02 trình độ đại học chính quy chuyên ngành xây dựng dân dụng. Cũng như cán bộ làm công tác thẩm định dự toán, cán bộ thẩm tra quyết toán được đào tạo, bồi dưỡng thêm về chuyên môn, nghiệp vụ hằng năm.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, ta thấy biến E3 (Thời gian quyết toán vốn đầu tư đảm bảo đúng hạn) bị những người được khảo sát đánh giá với số điểm tương đối thấp là 2,56 điểm. Đánh giá này hoàn toàn trùng khớp với nhận định của tác giả đã đề cập ở bên trên. Mặc dù năng lực của cán bộ thẩm tra quyết toán đảm bảo nhưng số lượng cán bộ quá ít mà lượng hồ sơ hằng năm lại quá nhiều nên đôi khi thời gian quyết toán bị kéo dài.
Biến bị đánh giá thấp thứ hai là E5 (Chủ đầu tư chấp hành thời hạn quyết toán theo quy định) với 2,76 điểm. Một số chủ đầu tư chưa nhận thức đúng, đầy đủ về vai trò của công tác quyết toán vốn đầu tư nên còn trì trệ và lúng túng trong công tác lập báo cáo quyết toán, hoặc coi nhẹ việc quyết toán công trình nên chưa thi công xong công trình này đã chuẩn bị làm hồ sơ để đầu tư công trình khác.
Việc thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành chủ yếu được thực hiện trên cơ sở hồ sơ pháp lý chứ chưa dựa trên cơ sở thực tế nên không tránh khỏi tình trạng chủ đầu tư hợp lý hoá hồ sơ nghiệm thu, hoàn công, khai khống khối lượng để thanh toán vốn đầu tư XDCB. Vì vậy biến E4 (Giá trị vốn đầu tư được quyết toán phù hợp với khối lượng thực tế thi công) cũng bị đánh giá không cao, với số điểm 2,95.