7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.3. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Điện Bàn đến
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Theo quy hoạch, để thực hiện thành công các định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025 tầm nhìn năm 2030 thì thị xã Điện Bàn cần tập trung vào các trọng điểm đột phá sau:
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại; coi trọng kiến trúc cảnh quan thiên nhiên trong phương án quy hoạch khu trung tâm Thị xã, một số trung tâm văn hóa - kinh tế - kỹ thuật, các khu đô thị mới, các khu dân cư tập trung đi kèm các cơng trình văn hóa, phúc lợi cơng cộng.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, cải cách hành chính nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả điều hành quản lý nhà nước của chính quyền đơ thị, cải thiện môi trường đầu tư, tạo tiền đề cho công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư.
- Tạo bước phát triển đột phá về dịch vụ, nhất là du lịch. Chủ động xúc tiến, kêu gọi đầu tư khai thác tiềm năng của Thị xã, không bị động trông chờ.
- Khai thác hiệu quả đầu tư của khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp gắn với đơ thị hóa, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, chú trọng tới tăng trưởng kinh tế ổn định dựa trên chiến lược cơng nghiệp hóa phù hợp. [44]
3.1.4. Quan điểm hồn thiện cơng tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách tại thị xã Điện Bàn
Thứ nhất, để nâng cao hiệu quả sử dụng VĐTTNS cần kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội. Bời vì, mục tiêu đầu tư của tư nhân là lợi nhuận về kinh tế, còn mục tiêu đầu tư của Nhà nước khơng phải dừng lại ở lợi ích kinh tế thuần tuý mà gắn liền với hiệu quả xã hội.
Thứ hai, điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn theo hướng giảm dần tỷ trọng vốn NSNN bằng cách tăng cường các biện pháp huy động vốn từ các thành phần kinh tế khác vào những dự án kết cấu hạ tầng tại địa phương. Nguồn vốn ngân sách chỉ mang tính chất “châm ngòi” để thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách.
Thứ ba, quản lý VĐTTNS phải phù hợp với các mục tiêu phát triển tại chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đáp ứng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH.
Thứ tư, công khai, minh bạch trong quản lý vốn đầu tư, thường xuyên đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chặt chẽ theo quy định, chống thất thốt, lãng phí, tiêu cực trong quản lý vốn đầu tư.
Thứ năm, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong quản lý VĐTTNS theo hướng đơn giản, rõ ràng, giảm bớt các khâu trung gian.
Thứ sáu, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chun mơn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ; đồng thời cải thiện bộ máy quản lý VĐTTNS để bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể quản lý, vận hành vốn.