7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.6. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu
đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách
Hình 2.8. Quy trình thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng VĐTTNS của thị xã Điện Bàn
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn cơ bản đã phát huy hiệu quả, quy trình thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Giai đoạn 2012 - 2016, cơ quan thanh tra và các đoàn thanh tra của Thị xã đã kiểm tra 84/407 dự án do Thị xã làm chủ đầu tư (chiếm 20,64% số dự án đã hoàn thành). Việc kiểm tra được thực hiện ở nhiều giai đoạn trong quá trình đầu tư dự án, có lúc kiểm tra khi dự án chuẩn bị đầu tư, có lúc kiểm tra khi dự án đang triển khai thi công, nhưng hầu hết là kiểm tra khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
Một số vi phạm điển hình là: Thi công khác so với thiết kế được duyệt nhưng vẫn được nghiệm thu và thanh quyết toán; Hồ sơ thiết kế sơ sài, sai kích thước, tính sai; Đổi nguyên vật liệu trong quá trình thi công; Hồ sơ hoàn công không đúng thực tế; ... Sau khi thực hiện các đợt thanh tra, cơ quan thanh tra hoặc đoàn thanh tra thường xuyên theo dõi và đôn đốc các đơn vị thực hiện các kết luận thanh tra, nhờ vậy các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra được thực hiện nghiêm túc. Thông qua thanh tra, kiểm tra, Điện Bàn đã phát hiện và thu hồi số tiền sai phạm trong quá trình sử dụng VĐTTNS là 1.014 triệu đồng, góp phần hạn chế thất thoát lãng phí trong đầu tư. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra đã giúp các đơn vị biết được những hạn chế, yếu kém trong chuyên môn; từ đó kịp thời điều chỉnh những sai sót trong quá trình quản lý VĐTTNS.
Bảng 2.21. Tình hình thanh tra, kiểm tra
quá trình sử dụng VĐTTNS của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 - 2016
Năm
Số dự án hoàn thành
(Dự án)
Số dự án được thanh tra, kiểm tra
Số tiền sai phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra (Triệu đồng) Số tiền kiến nghị thu hồi (Triệu đồng) Số lượng (Dự án) So với số dự án hoàn thành (%) 2012 89 18 20,22 247 247 2013 97 15 15,46 184 184 2014 116 26 22,41 285 285 2015 67 14 20,90 162 162 2016 38 11 28,95 136 136 Tổng 407 84 20,64 1.014 1.014
Một yếu tố quan trọng làm nên sự chuyển biến tích cực trong công tác thanh tra, kiểm tra tại Điện Bàn là năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác thanh tra ngày càng nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ được giao. Ngoài thời gian tham gia các đoàn thanh tra, các cán bộ thanh tra thường xuyên được theo học các lớp đào tạo, bồi dường kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng chuyên ngành phù hợp với các nội dung, lĩnh vực thanh tra.
Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng VĐTTNS tại Điện Bàn vẫn còn một số hạn chế:
- Do thiếu điều kiện về nhân lực và các thiết bị phục vụ thanh tra nên chủ yếu chỉ thanh tra trên hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến các dự án mà chưa đi sâu vào kiểm tra thực tế thi công và chưa đánh giá chủ trương, hiệu quả đầu tư một cách toàn diện nên kết quả chỉ đạt ở mức độ nhất định.
- Các kết luận, kiến nghị của thanh tra được thực hiện nghiêm túc nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào xử lý các vấn đề tài chính, chứ chưa quan tâm xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm nên hiệu lực còn hạn chế. Vì vậy, nhiều sai phạm trong quá trình đầu tư dẫn đến thất thoát vốn đầu tư được chỉ ra sau các cuộc thanh tra, kiểm tra nhưng vẫn tiếp tục lặp đi lặp lại.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành còn thiếu chặt chẽ nên có hiện tượng trùng lặp, chồng chéo, hoạt động thanh kiểm tra hiệu quả chưa cao.
- Nhìn chung công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện VĐTTNS của Thị xã chưa toàn diện và đầy đủ, chủ yếu tập trung vào giai đoạn thực hiện đầu tư, quyết toán vốn đầu tư, chưa chú trọng vào giai đoạn quyết định đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư.
Để đánh giá rõ hơn thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng VĐTTNS tại Điện Bàn, tác giả thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi thể hiện ở Phụ lục 02 và trình bày kết quả ở Bảng 2.22.
Bảng 2.22. Thống kê mô tả các khảo sát về công tác
thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng VĐTTNS tại thị xã Điện Bàn
Biến điều tra Cỡ mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tổng Giá trị trung bình Giá trị trung vị Giá trị xuất hiện nhiều nhất Độ lệch chuẩn F1 150 2 5 559 3,73 4 4 1,023 F2 150 1 5 529 3,53 4 3 0,995 F3 150 1 4 334 2,23 2 2 0,853 F4 150 1 5 502 3,35 3 3 0,905 F5 150 1 4 363 2,42 2 2 0,788 F6 150 1 5 408 2,72 3 3 0,860 F7 150 1 5 514 3,43 3 4 0,893
(Nguồn: Tính toán của tác giả sử dụng phần mềm SPSS)
Qua Bảng 2.22 ta thấy các biến F1 (Quy trình thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật), F2 (Công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần hạn chế thất thoát lãng phí trong đầu tư), F7 (Các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra được thực hiện nghiêm túc) và F4 (Năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác thanh tra đảm bảo) được đánh giá với số điểm trung bình khá cao, lần lượt là 3,73; 3,53; 3,43 và 3,35 điểm. Kết quả khảo sát này hoàn toàn phù hợp với thực tế và trùng khớp với đánh giá của tác giả đã nêu ở trên.
Tuy nhiên bên cạnh đó thì các đối tượng được khảo sát cho rằng số lần thanh tra, kiểm tra trong một năm là quá nhiều, gây khó khăn cho cơ sở, có những đơn vị một năm có 6 - 8 đoàn đến làm việc gồm thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành, kiểm toán, thanh tra thuế, … Vì vậy biến F3 (Số lần thanh tra, kiểm tra trong một năm là hợp lý) chỉ được đánh giá 2,23 điểm.
Ngoài ra, qua khảo sát thực tế cho thấy đạo đức, thái độ của cán bộ làm công tác thanh tra không được đánh giá cao, biến F5 chỉ được đánh giá 2,42 điểm. Tức là trong kiểm tra, thanh tra quá trình sử dụng VĐTTNS, cán bộ thực thi còn thái độ cố gắng tìm ra những vấn đề sai của đơn vị thi công và chủ đầu tư để thỏa thuận những lợi ích kinh tế cho mình, nếu thỏa thuận được thì những việc khuất tất được bỏ qua. Chính vì vậy mới có hiện tượng đoàn kiểm tra sau phát hiện những vấn đề lớn tồn tại mà đoàn kiểm tra trước không phát hiện được, nguyên nhân chính là cán bộ thực thi lợi dụng vị trí công tác để đặc quyền, đặc lợi, cố tình làm sai chế độ.
Kể từ khi Luật Đầu tư công ra đời đã có những quy định về công tác giám sát, đánh giá đầu tư đầy đủ, cụ thể và bám sát vào thực tiễn hơn. Do đó công tác giám sát, đánh giá đầu tư được tăng cường ở tất cả các cấp từ Thị xã xuống đến xã phường; hoạt động giám sát và đánh giá đầu tư đi vào nề nếp và được quan tâm hơn trước đây. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy trong thời gian qua công tác giám sát, đánh giá đầu tư tại Điện Bàn vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả (Biến F6 - Công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã thực sự phát huy hiệu quả - được đánh giá với số điểm tương đối thấp là 2,72 điểm). Các đơn vị chủ đầu tư, các cơ quan quản lý chỉ thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư một cách hình thức, chỉ báo cáo theo yêu cầu chứ chưa có sự chủ động.